Logo

Soạn tác phẩm Lính đảo hát tình ca trên đảo SGK Ngữ Văn 10 - Cánh Diều đầy đủ

Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo SGK Ngữ Văn 10 - Cánh Diều đầy đủ, chi tiết. Bao gồm: Trả lời các câu hỏi, giải bài tập trang 73, 74, 75 sách giáo khoa Ngữ Văn 10 CD.
5.0
1 lượt đánh giá

Cùng chúng tôi tìm hiểu bài thơ: Lính đảo hát tình ca trên đảo của Trần Đăng Khoa trong chương trình Ngữ Văn 10 (Cánh Diều) Tập 2 tại bài viết dưới đây:

Đọc hiểu bài Lính đảo hát tình ca trên đảo SGK Ngữ Văn 10 Cánh Diều

* Nội dung chính: 

- Văn bản “Lính đảo hát tình ca trên đảo” nói về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Tuy cuộc sống của họ còn thiếu thốn nhưng tâm hồn của họ thì vô cùng lạc quan, yêu đời. Chỉ có tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước thì luôn chan chứa trong tim.

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Khổ 1, 2: Chú ý từ ngữ nhân vật trữ tình tự xưng và sự đặc biệt của sân khấu do lính đảo tự tạo.

Trả lời:

- Cách xưng hô thân mật: gọi em – xưng anh

- Khổ đầu trong bài thơ được Trần Đăng Khoa miêu tả sự khắc nghiệt về thời tiết nơi quần đảo Trường Sa nhiều nắng gió. Sân khấu dựng lên vô cùng đặt biệt:

+  Giữa trời biển bao la, đá san hô kê thành sân khấu

+ Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà 

→ Sự thiếu thốn, khó khăn đặc biệt về vật chất nơi đây. 

Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Khổ 3, 4: Chú ý chi tiết người lính đảo tự họa về ngoại hình của họ.

Trả lời:

- Họ gọi đùa nhau mấy chàng đầu trọc, lính trọc đầu, lính già lính trẻ đều trọc tếu giống những sư cụ là bà con xa với bụt ốc

→ Chính cuộc sống gian nan, cùng với ngoại hình ấn tượng với đầu trọc lốc không tóc của những người lính đảo, càng làm nổi bật sự khó khăn, thiếu thốn về vật chất nơi đây, điều kiện sống nguy hiểm.

Câu 3 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Bản tình ca của lính đảo có gì đặc biệt? 

Trả lời:

- Cái giọng tình ca ở đây cũng thật kỳ lạ, cứ “ngang tàng như gió biển” nhưng lời lẽ tình tứ không chê vào đâu được, bồi hồi bỏng cháy “toàn nhớ với thương thôi”. Có lẽ chính những năm tháng sống cùng đồng đội nơi biển cả bạc trùng, nơi đảo nổi, đảo chìm của Tổ quốc giúp Trần Đăng Khoa có được chất liệu hiện thực chân thật và sâu sắc đến thế. Đọc thơ, người đọc không chỉ hiểu thêm về cuộc sống người lính Trường Sa mà còn để trái tim mình cảm thông và rưng rưng xúc động.

Câu 4 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý đến phép điệp trong các khổ thơ 8, 9.

Trả lời:

- Điệp ngữ: “Nào hát lên cho…”

→ Nhấn mạnh vào tiếng hát của những người lính. Họ hát tình ca trên đảo với biết bao tâm trạng và cảm xúc trào dâng

Câu 5 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Kết thúc bài thơ có điều gì bất ngờ? 

Trả lời:

- Đến cuối bài, giọng điệu và hình ảnh thơ vẫn sống động, hóm hỉnh và tếu táo mang đậm phong cách thơ Trần Đăng Khoa. Hình ảnh “toàn những đá trọc đầu” khi thủy triều vừa rút như một kết thúc bất ngờ và ám ảnh. Đó là cả một sự quan sát, một phút xuất thần để có những câu thơ hay: “Điệu tình ca cứ ngân lên chót vót/ Bỗng bàng hoàng nhìn lại phía sau/ Ngoài mép biển, người đâu lên đông thế/ Ồ, hóa ra toàn những đá trọc đầu…”.

* Trả lời câu hỏi cuối bài: 

Câu 1 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhân vật trữ tình trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo là ai? Có thể chia bài thơ làm mấy phần? Hãy đặt tên cho mỗi phần đó.

Trả lời:

- Nhân vật trữ tính: Những người lính đảo

- Bố cục bài thơ: 

+ Phần 1: Từ đầu đến “đều trọc tếu như nhau’: Sân khấu của những người lính đảo

+ Phần 2: Tiếp theo đến “chưa biết gửi cho ai”: Hình ảnh người lính đảo qua những lời hát.

+ Phần 3: Còn lại: Tâm hồn của người lính đảo gửi gắm qua câu hát.

Câu 2 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Sân khấu, diễn viên và khán giả của buổi biểu diễn có gì đặc biệt? Đâu là lí do tạo ra sự đặc biệt này? Qua đó, em thấy hình tượng người lính đảo hiện lên như thế nào?

Trả lời:

- Sân khấu, diễn viên và khán giả của buổi biểu diễn vô cùng đặc biệt: 

+ Sân khấu biểu diễn sơ sài, đơn giản: Không gian biển cả, có đá san hô và vài tấm tôn.

+ Diễn viên, khán giả của màn biểu diễn là một – những người lính đảo. Họ tự tạo cho nhau việc làm, tạo niềm vui giải trí với nhau để vơi đi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương. 

- Lí do để tạo nên sự đặc biệt này đến từ khung cảnh biểu đảo, gió cát, sóng to dữ dội vài giờ xuất hiện nơi đây khiến người ta chỉ muốn chạy trốn. Nhưng những người lính đảo lại lạc quan đương đầu với nó, tự tạo niềm vui cho mình. 

- Qua đó, hình tượng người lính đảo hiện lên là những con người không đẹp về ngoại hình nhưng nội tâm của họ lại phong phú, tươi đẹp. Tâm hồn họ tràn đầy sự lạc quan, niềm vui, tinh thần bất khuất.

Câu 3 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Phân tích tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để thể hiện hình tượng người lính đảo trong sáu khổ thơ cuối.

Trả lời:

- Một số biện pháp nghệ thuật:

+ Điệp ngữ: “Nào hát lên cho…”

→ Nhấn mạnh vào tiếng hát của những người lính. Họ hát tình ca trên đảo với biết bao tâm trạng và cảm xúc trào dâng

+ Ẩn dụ: “những đá trọc đầu”

→ Hình ảnh “toàn những đá trọc đầu” khi thủy triều vừa rút như một kết thúc bất ngờ và ám ảnh. Thiếu thốn đủ thứ, trong đó có nước ngọt, vì vậy phần lớn họ phải cạo trọc đầu cho đỡ rít khi không có nước ngọt gội tóc, thành ra “lính trẻ lính già đều trọc tếu như nhau”

- So sánh: Giai điệu của người lính ngang tàn như gió biển/ Yêu em thủy chung hơn muối mặn

→ Thể hiện hình tượng người lính đảo: Họ là những con người lạc quan và đầy mơ mộng với cuộc sống.

Câu 4 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hãy chỉ ra mạch cảm hứng của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Nêu nhận xét của em về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ.

Trả lời:

- Bài thơ được viết theo mạch cảm hứng của một buổi trình diễn âm nhạc, từ khâu chuẩn bị cho đến lúc trình diễn và lời ca được cất lên cao trào.

- Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ gần gũi, giản dị, vô cùng dễ hiểu nhưng cũng không kém phần độc đáo.

- Bài thơ góp một giọng điệu rất riêng, vừa tươi vui, hóm hỉnh nhưng cũng cảm động, sâu lắng về cuộc sống của người lính nơi đảo xa. 

Câu 5 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Bài thơ viết về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Cuộc sống vật chất và tâm hồn của những người lính đảo trong bài thơ gợi cho em những suy nghĩ gì?

Trả lời:

- Lính đảo hát tình ca trên đảo của Trần Đăng Khoa là một bài thơ hay, để lại ấn tượng sâu sắc từ khi ra đời cho đến nay. Từ cấu tứ, hình ảnh, giọng điệu, tất cả đọc lên cứ vừa tếu táo, bông đùa nhưng lại cảm thương sâu sắc về cuộc đời người lính biển. Họ trở thành tượng đài bất khuất giữa trùng khơi, như một minh chứng cho lòng quả cảm, sự kiên cường của một dân tộc chưa bao giờ khuất phục, sẵn sàng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Tình ca và hùng ca, hóm hỉnh và lắng đọng, trần trụi và đầy suy tư… là những trạng thái cảm xúc hài hòa, gắn kết xuyên suốt bài thơ.

Câu 6 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo. Hãy chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ, ... của em khi đó bằng một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng).

Trả lời:

Cùng đi với đoàn công tác của tỉnh ra thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ huyện đảo Trường Sa mới đây là Đội văn nghệ xung kích của Đoàn Ca múa nhạc Hải Đăng và một số diễn viên của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Khánh Hòa. Gọi là Đội văn nghệ xung kích bởi lực lượng chính là những diễn viên trẻ, trong đó có người đã ra Trường Sa lần thứ 2, thứ 3... Cảm nhận được sự mong đợi, tin yêu của những người lính đảo, nên hễ có điều kiện, bên hành lang đảo chìm hay dưới tán lá tra, bàng vuông... các anh chị em đều hăng say đem lời ca tiếng hát phục vụ lính đảo.

CLICK NGAY nút TẢI VỀ dưới đây để tải bản Full của tài liệu: Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo SGK Ngữ Văn 10 - Cánh Diều đầy đủ

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status