Nội dung hướng dẫn giải Bài: Mùa xuân nho nhỏ - Viếng lăng Bác được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa môn Ngữ văn 9 chương trình mới (VNEN). Là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Văn lớp 9.
Đọc một số câu thơ/ lời bài hát viết về mùa xuân mà em yêu thích. Lí giải vì sao em yêu thích các câu thơ/ lời bài hát đó.
Bài làm:
Một trong những câu hát về mùa xuân mà em yêu thích là bài “Mùa xuân đầu tiên” của cố nhạc sĩ Văn Cao:
“… Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường, mùa vui nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy, đang đến đầu tiên
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
Một trưa nắng vui cho bao tâm hồn…”
Ca khúc này có một hoàn cảnh ra đời khá đặc biệt và đầy ý nghĩa. Đây là bài hát mà nhạc sĩ sáng tác để mừng mùa xuân đầu tiên mà đất nước ta được thống nhất, mừng mùa xuân quý giá đến trên một đất nước hòa bình. Với giai điệu da diết, sâu lắng cùng những ca từ đẹp đẽ và ý nghĩa, mỗi khi ca khúc vang lên lại làm thức dậy trong mỗi chúng ta nỗi niềm bâng khuâng, xao xuyến, rạo rực trước không khí của mùa xuân về. Những câu hát đã vẽ lên một khung cảnh mùa xuân trên quê hương thật bình dị nhưng cũng thật đẹp với những hình ảnh quen thuộc: đàn én bay liêng, khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông…Những hình ảnh ấy tuy rất giản dị nhưng đó là màu xuân mà đất nước ta đã phải trải qua biết bao thăng trầm mới có được. Bởi vậy, nó càng trở nên đáng quý và đẹp đẽ.
1. Đọc văn bản Mùa xuân nho nhỏ.
2. Tìm hiểu văn bản
a) Đọc nhiều lần bài thơ và tìm hiểu mạch cảm xúc trong bài (gợi ý: từ cảm xúc về thiên nhiên, đất nước dẫn đến suy nghĩ, ước nguyện của tác giả).
Bài làm:
Mạch cảm xúc trong bài thơ:
Mạch cảm xúc được khơi nguồn, nảy nở từ vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên, từ đó mở rộng ra với mùa xuân đất nước, cách mạng rồi lắng đọng dần vào sự suy tư và ước nguyện. Nhà thơ muốn hòa nhập vào bản hòa ca vĩ đại của cuộc đời bằng "nốt trầm xao xuyến" của riêng mình - một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn. Bài thơ khép với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
b) Xác định bố cục của bài thơ; nêu nội dung chính của từng đoạn.
Bài làm:
Bố cục của bài thơ gồm 4 phần:
c) Đọc lại khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi:
(1) Những chi tiết (hình ảnh, màu sắc, âm thanh) nào gợi lên bức tranh mùa xuân của thiên nhiên, đất nước? Em hiểu như thế nào về hình ảnh “Từng giọt long lanh rơi…” trong khổ thơ đầu?
Bài làm:
6 câu thơ đầu đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tuyệt đẹp với những hình ảnh, màu sắc, âm thanh hài hòa, sống động và tràn đầy sức sống:
Hình ảnh “Từng giọt long lanh rơi” là một sự liên tưởng rất đặc sắc của tác giả và có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau:
(2) Hình ảnh con người hiện lên trong dáng vẻ như thế nào? Em có nhận xét gì về hình ảnh con người trong bức tranh mùa xuân ấy?
Bài làm:
Trong bài thơ, hình ảnh con người hiện lên trong dáng vẻ của “người cầm súng” và “người ra đồng”, đại diện cho hai nhiệm vụ cơ bản của đất nước đó là chiến đấu và sản xuất, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
Hình ảnh con người trong bức tranh xuân ấy luôn được gắn liền với “lộc” non mùa xuân. “Lộc” không chỉ là hình ảnh tả thực mà con mang ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng.
(3) Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất nước như thế nào?
Bài làm:
Trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất nước, tâm hồn tác giả như cũng đang reo vui, náo nức theo. Trong lòng nhà thơ như rạo rực một niềm ngất ngây say mê. Ông mở cả lòng mình để đón chào và hòa nhập vào mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước. Ông “hối hả” và “xôn xao” theo tinh thần lao động khẩn trương của con người. Và ông cũng hết sức tự hào, tin tưởng vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam dù phía trước còn nhiều khó khăn, thách thức.
d) Đọc kĩ hai khổ 4, 5 và cho biết:
(1) Đoạn thơ đã sử dụng điệp từ, điệp ngữ nào? Nêu tác dụng của điệp từ, điệp ngữ trong đoạn thơ.
(2) Em hiểu như thế nào về những hình ảnh con chim hót, cành hoa, một nốt trầm xao xuyến?
Bài làm:
(1) Trong đoạn thơ, điệp ngữ “ta làm” được lặp đi lặp lại để thể hiện một ước nguyện chân thành, tha thiết, một sự hóa thân kỳ diệu.
(2) Con chim hót, cành hoa, một nốt trầm xao xuyến đều là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống. Nhà thơ muốn làm con chim, mang tiếng hát cho đời, muốn làm một cành hoa, tô điểm cho mùa xuân thêm rực rỡ, muốn làm một nốt trầm trong bản nhạc hòa ca xao xuyến lòng người. Hình ảnh “một nốt trầm xao xuyến” càng làm tăng thêm sức gợi cảm cho lời thơ Không ồn ào, cao điệu, nhà thơ chỉ muốn làm “một nốt trầm” nhưng phải là “một nốt trầm xao xuyến” để góp vào bản hoà ca chung. Nhà thơ mượn lại những hình ảnh ấy để nói lên ước nguyện của mình: mong muốn được sống có ích, được cống hiến cho cuộc đời là một lẽ tự nhiên dù cho sự cống hiến ấy là khiêm tốn.
(3) Đoạn thơ gợi cho em những cảm nghĩ gì về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người?
Bài làm:
Đoạn thơ gợi cho ta những suy nghĩ sâu sắc về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người ta biết sống đẹp, sống có ích cho cuộc đời chung, cho đất nước. Mỗi ngươi phải mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng, một phần tinh túy nhất của mình dù là nhỏ bé. Đó mới là ý nghĩa cao quý của đời người.
e) Vì sao nói bài thơ có nhiều nét đồng điệu, gần gũi với dân ca?
Bài làm:
Nét đồng điệu, gần gũi với dân ca của bài thơ được thể hiện ở:
g) Em hiểu như thế nào về nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ”? Hãy nêu chủ đề của bài thơ.
Bài làm:
Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Mùa xuân vốn là một khái niệm trừu tượng chỉ thời gian nhưng ở đây, mùa xuân lại có hình, có khối, mang một hình hài “nho nhỏ”, xinh xắn. “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo để nói về một khát vọng, một lẽ sống cao đẹp. Mỗi người hãy làm một mùa xuân, hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh tuý của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước.
Chủ đề của bài thơ: Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước; góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
3. Tìm hiểu nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích); cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
a) Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
Gấp lại truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, lòng ta cứ xao xuyến, vấn vương trước vẻ đẹp của những con người, trước những tình cảm chân tình, nồng hậu trong một cuộc sống đầy tin yêu. Viết về một mảng hiện thực trên miền đất Sa Pa trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, thiên truyện như muốn nói với ta rằng: Bên trong vẻ lặng lẽ của núi rừng, cuộc sống ở đây chứa bao vẻ đẹp đáng yêu, đang có không ít sự hi sinh thầm lặng. Dù được miêu tả nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp, nhân vật nào của “Lặng lẽ Sa Pa” cũng hiện lên với nét cao quý đáng khâm phục. Trong đó, anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu – nhân vật chính của tác phẩm - đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ.
Trước tiên, nhân vật anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. Trong lời giới thiệu với ông hoạ sĩ già và cô gái, bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”. Đã mấy năm nay, anh sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo. Công việc hàng ngày của anh là đo gió, đo nhiệt độ, đo mưa, đo nắng rồi ghi chép, rồi gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm. Nhiều mùa, nhiều đêm anh phải đối chọi với gió tuyết và lặng im. Vậy mà anh rất yêu công việc của mình. Chúng ta hãy nghe lời nói của anh thanh niên với ông hoạ sĩ: “[..] khi ta làm việc, ta với công việc là đôi sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Còn đây là tâm sự của anh với cô kĩ sư trẻ: “[…] lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà!”. Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần nhưng người thanh niên ấy vẫn ham mê công việc, vẫn biết sắp xếp, lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định. Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách. Thỉnh thoảng anh xuống đường tìm gặp bác lái xe cùng hành khách để trò chuyện cho nguôi nỗi nhớ nhà, vợi bớt cô đơn.
Sống trong hoàn cảnh như thế, sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn. Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “thèm người”, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt, ở sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu, lòng mến khách, nhiệt tình của anh đã gây được thiện cảm tự nhiên đối với người hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ. Niềm vui được đón khách dào dạt trong lòng anh, toát lên trên nét mặt, qua từng cử chỉ. Anh biếu bác lái xe củ tam thất để mang về cho vợ bác mới ốm dậy. Anh mừng quýnh đón quyển sách bác mua hộ. Anh hồ hởi đón mọi người lên thăm “nhà” mình và hồn nhiên kể về công việc, cuộc sống của mình, của bạn bè nơi Sa Pa lặng lẽ. Chúng ta khó có thể quên việc làm đầu tiên của anh thanh niên khi có khách lên thăm nơi ở của mình: hái một bó hoa rực rỡ sắc màu tặng người con gái chưa hề quen biết. “Anh con trai, rất tự nhiên, như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy”. Củ tam thất gửi vợ bác lái xe, làn trứng, bó hoa tiễn người hoạ sĩ già, cô gái trẻ tiếp tục cuộc hành trình, đó là những kỉ niệm của một tấm lòng sốt sắng, tận tình đáng quý.
Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước như thế nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao người khác. Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sĩ già phác thảo chân dung của mình vào cuốn sổ tay. Con người khiêm tốn ấy hào hứng giới thiệu cho hoạ sĩ những người đáng để vẽ hơn mình. Đó là ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa vượt qua bao khó khăn, vất vả để tạo ra những củ su hào to hơn, ngon hơn cho nhân dân toàn miền Bắc, là anh cán bộ khí tượng dưới trung tâm suốt mười một năm nay chuyên tâm nghiên cứu và thiết lập một bản đồ sét. Dù còn trẻ tuổi, anh thấm thía cái nghĩa, cái tình của mảnh đất Sa Pa mà mình được sinh ra, lớn lên, thấm thía sự hi sinh lặng thầm của những con người ngày đêm làm việc, lo nghĩ cho đất nước.
Bằng một cốt truyện khá nhẹ nhàng, những chi tiết chân thực, tinh tế, bằng ngôn ngữ đối thoại sinh động, Nguyễn Thành Long đã kể lại một cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị nới Sa Pa lặng lẽ. Chưa đầy ba mưoi phút tiếp xúc với anh thanh niên khiến người hoạ sĩ già thêm suy ngẫm về vẻ đẹp cuộc đời mà mình không bao giờ thể hiện hết được, khiến cô kĩ sư trẻ lòng bao cảm mến, bâng khuâng. Với truyện ngắn này, phải chăng nhà văn muốn khẳng định: Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu, hi sinh lớn lao và thầm lặng? Những con người cần mẫn, nhiệt thành như anh thanh niên ấy thật đáng trân trọng, thật đáng tin yêu.
(Quỳnh Tâm)
(1) Vấn đề nghị luận chính của văn bản là gì? (chọn một trong các ý sau)?
(2) Hãy đặt một nhan đề thích hợp cho văn bản.
(3) Tìm những câu nêu lên hoặc cô đúc luận điểm của văn bản.
(4) Để khẳng định các luận điểm, người viết đã lập luận (dẫn dắt, phân tích, chứng minh) như thế nào? Nhận xét về những luận cứ được người viết đưa ra để làm sáng tỏ cho từng luận điểm. (Gợi ý: Những luận cứ đó được lấy ở đâu, gồm những điều gì?)
(5) Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. Theo em, những nhận xét, đánh giá đó phải đảm bảo những yêu cầu như thế nào? Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong ngoặc đơn để thể hiện ý kiến của em.
Bài làm:
(1) Vấn đề nghị luận chính của văn bản là: Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.
(2) Nhan đề thích hợp cho văn bản: Con người của Sa Pa lặng lẽ hoặc Hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
(3) Những câu nêu lên luận điểm của văn bản:
(4) Để khẳng định các luận điểm, người viết đã lập luận (dẫn dắt, phân tích, chứng minh) một cách rõ ràng và đầy sức thuyết phục:
(5)
b) Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
(1) Đọc các đề bài sau và xác định vấn đề nghị luận trong mỗi đề:
Đề bài | Vấn đề nghị luận |
Đề 1: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. |
|
Đề 2: Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân. |
|
Đề 3: Suy nghĩ về thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du. |
|
Đề 4: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. |
|
Bài làm:
Đề bài | Vấn đề nghị luận |
Đề 1: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. | Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương. |
Đề 2: Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân. | Diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân |
Đề 3: Suy nghĩ về thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du. | Thân phận của Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều. |
Đề 4: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. | Đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. |
Đọc đề bài và thực hiện yêu cầu
Đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
Lập dàn bài: Hoàn thành dàn bài theo gợi ý dưới đây:
Mở bài | Giới thiệu truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai – nhân vật chính của tác phẩm, một trong những nhân vật thành công bậc nhất của văn học thời kỳ kháng chiến chống Pháp. | |
Thân bài (Triển khai các nhận định về tình yêu làng, yêu nước của ông Hai và nghệ thuật đặc sắc của nhà văn) | - Tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai là tình cảm nổi bật, xuyên suốt toàn truyện. | + Chi tiết đi tản cư nhớ làng. |
+ Theo dõi tin tức kháng chiến. | ||
+… | ||
| ||
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật. | + Chọn tình huống tin đồn thất thiệt để thể hiện tình yêu làng, yêu nước của nhân vật. | |
+ Các chi tiết miêu tả ngoại hình, nội tâm nhân vật. | ||
Kết bài | Khẳng định sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật và thành công của nhà văn khi xây dựng nhân vật ông Hai. |
Bài làm:
Mở bài | Giới thiệu truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai – nhân vật chính của tác phẩm, một trong những nhân vật thành công bậc nhất của văn học thời kỳ kháng chiến chống Pháp. | |
Thân bài (Triển khai các nhận định về tình yêu làng, yêu nước của ông Hai và nghệ thuật đặc sắc của nhà văn)
| - Tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai là tình cảm nổi bật, xuyên suốt toàn truyện. | + Chi tiết đi tản cư nhớ làng. |
+ Theo dõi tin tức kháng chiến. | ||
+ Hay “khoe” về làng chợ Dầu của mình | ||
+ Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng mình theo Tây | ||
+ Tâm trạng ông Hai khi tin đồn được cải chính. | ||
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật. | + Chọn tình huống tin đồn thất thiệt để thể hiện tình yêu làng, yêu nước của nhân vật. | |
+ Các chi tiết miêu tả ngoại hình, nội tâm nhân vật. | ||
+ Nghệ thuật kể chuyện: khắc hoạ nhân vật qua đối thoại, độc thoại… | ||
| ||
Kết bài | Khẳng định sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật và thành công của nhà văn khi xây dựng nhân vật ông Hai. |
(3) Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện. Em hãy viết tiếp các yêu cầu về bố cục của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích):
- Mở bài: Giới thiệu (…) và nêu ý kiến nhận xét sơ bộ của mình.
- Thân bài: Nêu các luận điểm chính (…); có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
- Kết bài: Nêu (…) về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
Bài làm:
- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (hoặc đoạn trích) và nêu ý kiến nhận xét sơ bộ của mình.
- Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (hoặc đoạn trích); có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
- Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
1. Luyện tập đọc hiểu văn bản
a) Đọc văn bản Viếng lăng Bác
b) Tìm hiểu văn bản
(1) Đọc nhiều lần bài thơ và nêu cảm xúc bao trùm của tác giả.
Bài làm:
Cảm xúc bao trùm của bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính cùng lòng biết ơn, tự hào pha lẫn nỗi xót xa, đau đớn khi nhà thơ từ miền Nam ra viếng Bác. Cảm xúc chủ đạo ấy chi phối giọng điệu của bài thơ. Đó là giọng thành kính, trang nghiêm cùng sự suy tư, trầm lắng.
(2) Hình ảnh hàng tre bên lăng Bác được miêu tả ở khổ thơ đầu như thế nào? Tác giả đã làm nổi bật những nét nào của cây tre? Hình ảnh hàng tre mang ý nghĩa ẩn dụ như thế nào?
Bài làm:
Trong khổ thơ đầu, tác giả miêu tả hình ảnh hàng tre bên lăng Bác “bát ngát” trong sương. Đây là một hình ảnh rất quen thuộc và bình dị của làng quê Việt Nam.
Tác giả đã làm nổi bật lên những đặc điểm của cây tre: màu xanh xanh, dù cho bão tố, “bão táp mưa sa” cũng không bị đổ ngã mà vẫn mãnh mẹ bám trụ và “thẳng hàng”.
Hình ảnh cây tre này mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc cho tâm hồn thanh cao, sức sống bền bỉ, đoàn kết và kiên cường, bất khuất của con người Việt Nam.
(3) Tình cảm của nhà thơ đối với Bác đã được thể hiện như thế nào trong các khổ thơ 2,3,4? Tìm và phân tích ý nghĩa của những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc trong những khổ thơ này.
Bài làm:
Trong bài thơ, tác giả Viễn Phương đã dùng nhiều hình ảnh ẩn dụ tượng trưng giàu sức biểu cảm và mang những ý nghĩa sâu xa để thể hiện tình cảm của nhà thơ đối với Bác.
Nhà thơ đã sử dụng một ẩn dụ nghệ thuật tuyệt đẹp để nói lên cảm nhận của mình khi đứng trước lăng Bác:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực. Đó là mặt trời của thiên nhiên, là nguồn sáng kì vĩ, vĩnh hằng, đem đến sự sống cho muôn loài trên trái đất. Còn “mặt trời trong lăng” là hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo ngầm chỉ Bác Hồ kính yêu. Bác Hồ cũng là nguồn ánh sáng, nguồn sức mạnh lớn lao và vĩ địa của dân tộc Việt Nam. Bác đã đem đến ánh sáng của Đảng, của cách mạng để soi đường dẫn lối cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do, thống nhất đất nước. Thông qua hình ảnh ẩn dụ đó, tác giả vừa ca ngợi sự vĩ đại, vừa thể hiện lòng kính yêu của nhân dân đối với Bác.
Hình ảnh dòng người vào thăm lăng Bác đã được nhà thơ miêu tả một cách độc đáo và để lại nhiều ấn tượng:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
Bằng sự quan sát trong thực tế, tác giả đã tạo ra một hình ảnh ẩn dụ đẹp và sáng tạo: “tràng hoa”. “Tràng hoa” ở đây vừa là những bông hoa thực được nhân dân dâng lên Bác, cũng vừa mang ý nghĩa chỉ những người đang xếp hàng vào lăng viếng Bác là những bông hoa đẹp đẽ, ngát hương. Cuộc đời mỗi người đã nở hoa dưới ánh sáng của Bác. Hình ảnh đẹp này đã thể hiện sâu sắc những tình cảm thành kính, thiêng liêng của nhân dân đối với Bác.
Ở khổ thơ thứ 3, dòng người đang yên lặng đi qua linh cữu Bác trong nỗi nhớ thương và xót xa vô hạn. Không khí tĩnh lặng, khung cảnh yên tĩnh nơi đây đã khiến cho ngay cả hình ảnh thơ cũng thay đổi:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn, cách sống cao đẹp, thanh cao, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người. Trăng với Bác đã từng vào thơ Bác trong nhà lao, trên chiến trận, giờ đây trăng cũng đến để giữ giấc ngủ ngàn thu cho Người.
Tâm trạng xúc động của nhà thơ tiếp tục được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Hình ảnh ẩn dụ ‘trời xanh” đã thể hiện sức sống trường tồn và vĩnh cửu của Bác đối với nhân dân Việt Nam. Bác ra đi nhưng đã hóa thân vào thiên nhiên của dân tộc. Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như bầu “trời xanh” vĩnh viễn ở trên cao. Người vẫn mãi sống, bất tử trong lòng mỗi người.
Bác Hồ được ví với mặt trời rực rỡ, với mặt trăng dịu mát, êm đềm và với cả trời xanh vĩnh cửu. Tất cả những hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ, sâu sắc và hết sức gợi cảm ấy đều thể hiện niềm xúc động cùng tấm lòng thành kính của tác giả cùng toàn thể nhân dân đối với Bác Hồ.
(4) Vì sao nói bài thơ có sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc và các yếu tố nghệ thuật (thể thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh)?
Bài làm:
Bài thơ có sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc và các yếu tố nghệ thuật vì:
Giọng điệu bài thơ rất phù hợp với tình cảm, cảm xúc mà tác giả thể hiện. Giọng điệu vừa trang nghiêm vừa trang nghiêm vừa sâu lắng, vừa đau xót vừa thiết tha, thể hiện một tâm trọng xúc động nghẹn ngào. Giọng điệu của bài thơ được tạo nên bởi nhiều yếu tố như thể thơ, ngôn ngữ, nhịp điệu, hình ảnh.
Thể thơ: bài thơ được làm bằng thể thơ 8 chữ, cách gieo vần linh hoạt, nhịp thơ chậm, thể hiện sự trang nghiêm thành kính. Khổ thơ cuối với phép tu từ điệp ngữ có nhịp điệu nhanh hơn thể hiện ước muốn thành kính, tha thiết của nhà thơ.
Về từ ngữ và hình ảnh, nhà thơ sử dụng từ ngữ xưng hô tôn kính (Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác), với các hình ảnh ẩn dụ vĩnh hằng kì vĩ lớn lao biểu hiện lòng tôn kính chân thành của mình (Mặt trời trong lăng rất đỏ, vầng trăng sáng dịu hiền, kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân, trời xanh...).
(5) Em có suy nghĩ gì khi biết rằng bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được nhà thơ Thanh Hải sáng tác không bao lâu trước khi ông qua đời? Theo em, nhà thơ muốn nói cùng người đọc điều gì khi một mùa xuân mới đang về và bản thân mình sắp giã từ cõi đời?
Bài làm:
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết không bao lâu trước khi nhà thơ Thanh Hải qua đời. Bài thơ thể hiện một nghị lực phi thường, một tinh thần lạc quan đáng khâm phục cùng niềm yêu mến cuộc sống tha thiết và mãnh liệt của nhà thơ. Bài thơ chính là tiếng lòng mà tác giả Thanh Hải gửi lại cho cuộc đời. Qua bài thơ, tác giả muốn nhắn nhủ với mọi người một lẽ sống, một nhân sinh quan cao đẹp: mỗi người hãy đem đến cho cuộc đời chung một nét riêng, một phần tinh túy nhất của mình dù là nhỏ bé. Đó mới là ý nghĩa cao quý của đời người.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ - Viếng lăng Bác Ngữ văn 9 VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.