Mời các em học sinh cùng phụ huynh tham khảo ngay nội dung soạn bài Mùa nước nổi chương trình Tiếng Việt lớp 2 được trình bày đầy đủ, dễ hiểu dưới đây.
Bài đọc
Mùa nước nổi
Mùa này, người làng tôi gọi là mùa nước nổi, không gọi là mùa nước lũ vì nước lên hiền hoà. Nước mỗi ngày một đâng lên. Mưa dầm đề, mưa sướt mướt ngày này qua ngày khác.
Rồi đến rằm tháng bảy. “Rằm tháng bảy nước nhảy lên bờ”. Dòng sông Cửu Long đã no đầy, lại tràn qua bờ. Nước trong ao hồ, trong đồng ruộng của mùa mưa hòa lẫn với nước đòng sông Cửu Long.
Đồng ruộng, ườn tược và cây cỏ như biết giữ lại hạt phù sa ở quanh mình, nước lại trong dần. Ngồi trong nhà ta thấy cả những đản cá ròng ròng, từng đàn, từng đàn theo cá mẹ xuôi theo dòng nước, vào tận đồng sâu.
Theo NGUYỄN QUANG SÁNG
- Lũ: nước từ nguồn về, dâng cao nhanh và mạnh.
- Hiền hoà: (nước lên) từ từ, không dữ dội.
- Cửu Long: sông từ Trung Quốc, chảy qua Lào, Cam-pu-Chia vào miền Nam nước ta.
- Phù sa: đất, cát nhỏ, mịn cuốn trôi theo đòng sông hoặc lắng đọng lại ở bờ sông, bãi bồi.
Nội dung bài: Tái hiện lại mùa nước nổi xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long hàng năm. Qua bài văn thấy được tình yêu của tác giả đối với vùng đất này.
Câu 1 (trang 20 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Em hiểu thế nào là mùa nước nổi ?
Em hãy đọc đoạn sau: Từ đầu... ngày này qua ngày khác.
Trả lời:
Mùa nước nổi là mùa nước lên hiền hòa, nước mỗi ngày một dâng lên. Mưa dầm dề, mưa sướt mướt từ ngày này qua ngày khác.
Câu 2 (trang 20 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Bài văn tả mùa nước nổi ở vùng nào ?
Em hãy đọc đoạn sau: Rồi đến rằm tháng bảy...dòng sông Cửu Long.
Trả lời:
Bài văn tả mùa nước nổi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (miền Nam nước ta).
Câu 3 (trang 20 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Tìm một vài hình ảnh về mùa nước nổi được tả trong bài.
Trả lời:
Nước lên hiền hòa, mưa dầm dề, mưa sướt mướt, sông Cửu Long no nước, phù sa đọng lại trên vườn, từng đàn cá mẹ xuôi theo dòng vào tận đồng sâu.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Tập đọc: Mùa nước nổi lớp 2 (chi tiết nhất) file PDF hoàn toàn miễn phí.