Logo

Soạn Văn 10 bài Yêu và đồng cảm Kết nối tri thức ngắn nhất

Hướng dẫn soạn bài Yêu và đồng cảm lớp 10 Kết nối tri thức (KNTT) ngắn nhất. Giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi, bài tập phần đọc hiểu trong sách giáo khoa.
3.0
4 lượt đánh giá

Nội dung tài liệu bao gồm lời giải ngắn gọn, đầy đủ các câu hỏi, bài tập trong phần: Trước khi đọc, đọc văn bản, sau khi đọc, kết nối đọc - viết trang 77, 78, 79, 80, 81 SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức. Chi tiết mời các em học sinh và thầy cô tham khảo dưới đây.

Soạn bài Yêu và đồng cảm lớp 10 KNTT - Trước khi đọc

Câu 1 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

 Sự đồng cảm là thái độ tôn trọng, thấu hiểu, yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ giữa người với người trong cuộc sống

Câu 2 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

Khi tiếp xúc với một tác phẩm nghệ thuật, tôi thường cảm thấy ngưỡng mộ và băn khoăn, thắc mắc với những giá trị mà tác phẩm nghệ thuật đó mang lại.

Soạn Văn lớp 10 bài Yêu và đồng cảm KNTT - Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Tác giả mở đầu bài viết bằng một câu chuyện, điều đó gây được ấn tượng gì với bạn?

- Cách mở đầu bài viết bằng một câu chuyện gây ra sự tò mò trong lòng bạn đọc, bạn đọc sẽ muốn khám phá câu chuyện mở đầu sẽ gợi dẫn ra điều gì ở phía sau.

2. Tác giả phục chú bé vì sự chăm chỉ hay vì điều gì khác?

- Tác giả phục chú bé vì tấm lòng đồng cảm phong phú của chú

3. Góc nhìn riêng về sự vật được thể hiện thế nào ở những người có nghề nghiệp khác nhau?

- Trước một gốc cây, nhà khoa học thấy được tính chất và trạng thái của nó, bác làm vườn thấy sức sống của nó, chú thợ mộc thấy chất liệu của nó, anh hoạ sĩ thấy dáng vẻ của nó. Ba người kia đều có mục đích, đều nghĩ tới quan hệ nhân quả của cái cây, còn anh hoạ sĩ lại chỉ thưởng thức dáng vẻ của cái cây hiện tại, không còn mục đích nào khác

4. Phải chăng sự đồng cảm là một phẩm chất không thể thiếu ở người nghệ sĩ?

- Đồng cảm là phẩm chất không thể thiếu ở người nghệ sĩ. Vì một người hoạ sĩ nếu không có tấm lòng đồng cảm mà chỉ chăm chăm vào kĩ thuật vẽ thì chắc chắn không thể trở thành hoạ sĩ thực thụ. Nhờ có tấm lòng đồng cảm nên hoạ sĩ cũng có được sức mạnh tinh thần phong phú mà dư dật

5. Trong sáng tạo nghệ thuật, sự đồng cảm được biểu hiện như thế nào? 

- Trong sáng tạo nghệ thuật, sự đồng cảm không chỉ dành cho đồng loại mà còn trải khắp sinh vật và phi sinh vật ở mọi nơi; chó ngựa cỏ hoa trong thế giới của Mĩ đều là vật sống có linh hồn, biết cười biết khóc. Người nghệ sĩ phải biết mở lòng ra để đồng cảm nhiều hơn với vạn vật, đích thân trải nghiệm sức sống của vạn vật, tấm lòng phải chiếu sáng cùng vạn vật thì vạn vật đều thu cả vào tâm trí người nghệ sĩ

6. Người sáng tạo nghệ thuật học được ở trẻ em những điều gì?

- Trẻ em hơn người lớn ở điểm chúng rất giàu lòng đồng cảm. Chúng không chỉ đồng cảm với con người mà bằng một cách hệt sức tự nhiên, còn đồng cảm với hết thảy sự vật như chó mèo, hoa cỏ, chim cá, bướm sâu,.... Tấm lòng chúng chân thành mà tự nhiên hơn nghệ sĩ nhiều. Chúng thường để ý đến những việc mà người lớn không chú tâm đến, phát hiện ra những điểm mà người lớn không phát hiện được.

Soạn bài Yêu và đồng cảm lớp 10 KNTT siêu ngắn - Sau khi đọc

Nội dung chính “Yêu và đồng cảm”: 

Văn bản “Yêu và đồng cảm” của Phong Tư Khải đã gợi lên những quan niệm về cái chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật đích thực. Đồng thời, tác giả khẳng định đồng cảm là phẩm chất không thể thiếu ở người nghệ sĩ và chứng minh bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật.  

Soạn bài Yêu và đồng cảm | Ngắn nhất Soạn văn 10 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

- Những đoạn văn nói về trẻ thơ, tuổi thơ: đoạn 1, 5, 6

- Những câu nói về trẻ thơ:

+ Trẻ em phần lớn rất giàu lòng đồng cảm

+ Chúng không chỉ đồng cảm với con người mà bằng một cách hệt sức tự nhiên, còn đồng cảm với hết thảy sự vật như chó mèo, hoa cỏ, chim cá, bướm sâu,.... Tấm lòng chúng chân thành mà tự nhiên hơn nghệ sĩ nhiều. Chúng thường để ý đến những việc mà người lớn không chú tâm đến, phát hiện ra những điểm mà người lớn không phát hiện được.

+ Bản chất của trẻ em là nghệ thuật

+ Tuổi thơ quả là thời hoàng kim trong đời người

- Tác giả nhắc nhiều đến trẻ em và tuổi thơ như vậy nhằm nhấn mạnh nghệ thuật qua cái nhìn của trẻ em là nghệ thuật chân thật, chân chính nhất và tuổi thơ là lúc chúng ta có thể dễ dàng cảm nhận tư vị của cái đẹp

Câu 2 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

- Tác giả không chỉ đề cập trong phạm vi hội hoạ mà nói tới danh xưng hoạ sĩ nhằm chỉ những người hoạt động nghệ thuật nói chung. 

- Một số câu thể chứng minh:

+ Đoạn 2: Bởi vậy thế giới mà nghệ sĩ thấy có thể coi là một thế giới đại đồng, bình đẳng. Tấm lòng của nghệ sĩ đối với mọi sự vật trên đời đều đồng cảm và nhiệt thành. 

+ Đoạn 3: Do đó, nghệ sĩ lớn ắt là những người có nhân cách vĩ đại

+ Đoạn 4: Đây là cảnh giới “ta và vật một thể”, vạn vật đều thu cả vào tâm trí của người nghệ sĩ. 

+ Đoạn 5: Chí có kẻ thông minh mới không khuất phục, dù bên ngoài chịu đủ thứ áp bức thì bên trong vẫn giữ được lòng đồng cảm đáng quý nó. Những người ấy chính là nghệ sĩ

Câu 3 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

- Nội dung của từng đoạn

+ Đoạn 1: Giới thiệu câu chuyện về chú bé với tấm lòng đồng cảm với vạn vật

+ Đoạn 2: Góc nhìn riêng về sự vật của người nghệ sĩ so với những nghề nghiệp khác

+ Đoạn 3: Khẳng định đồng cảm là một phẩm chất quan trọng ở người nghệ sĩ

+ Đoạn 4: Biểu hiện của sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật

+ Đoạn 5: Bản chất của trẻ em là nghệ thuật

+ Đoạn 6: Ý nghĩa của việc đặt tình cảm vào tác phẩm nghệ thuật

- Nội dung giữa các phần có mối liên hệ gắn bó mật thiết với nhau. Đoạn 1 là tiền đề, khơi gợi vấn đề bàn luận. Đoạn 2 nêu lên vấn đề bàn luận là cách nhìn nhận về nghệ thuật. Đoạn 3 nêu vai trò của sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật và đoạn 4 đưa ra những biểu hiện của sự đồng cảm đó. Đoạn 5,6 chứng minh sự đồng cảm trong nghệ thuật được biểu hiện rõ nhất ở thế giới của trẻ em, tuổi thơ

Câu 4 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

- Lí lẽ: Nếu không có tấm lòng đồng cảm bao la như thế mà chăm chăm vào kĩ thuật vẽ thì chắc chắn không thể trở thành hoạ sĩ thực sự. Dù có vẽ được thì tối đa cũng chỉ là thợ vẽ mà thôi. 

- Dẫn chứng: Hoạ sĩ đưa tấm lòng mình về trạng thái hồn nhiên như trẻ nhỏ để miêu tả trẻ em, đồng thời cũng đặt lòng mình vào biểu cảm đau khổ của người ăn mày để khắc hoạ ăn mày.

- Lí lẽ: Nhờ có tấm lòng đồng cảm bao la như thế nên hoạ sĩ cũng đồng thời có được sức mạnh tinh thần phong phú mà dư dật.

- Dẫn chứng: Nếu nó không đủ khoáng đạt để đồng điệu với anh hùng thì không thể mô tả được anh hùng, nếu nó không đủ dịu dàng để hoà nhập cùng thiếu nữ thì không khắc hoạ được thiếu nữ

Câu 5 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

- Điểm tương đồng giữa trẻ em và người nghệ sĩ là giàu lòng đồng cảm. 

- Sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả được hình thành trên cơ sở tác giả phát hiện “bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật”. Trẻ em không chỉ đồng cảm với con người mà bằng một cách hết sức tự nhiên, còn đồng cảm với hết thành sự vật như chó mèo, hoa cỏ, chim cá, bướm sâu. Chúng hồn nhiên trò chuyện với chó mèo, hồn nhiên hồn nhiên cây cỏ, hồn nhiên chơi với búp bê, tấm lòng chung chân thành mà tự nhiên hơn nghệ sĩ nhiều.

Câu 6 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

- Nếu không có đoạn kể về chú bé giúp tác giả sắp xếp đồ đạc ở phần một, người đọc sẽ không thể kết nối được mối liên hệ giữa trẻ em và nghệ thuật được tác giả đặt ra trong văn bản. Câu chuyện chính là tiền đề để bạn đọc nhận ra trẻ em giàu lòng đồng cảm và bản chất của trẻ em là nghệ thuật. Vì vậy, nếu không có câu chuyện mở đầu, văn bản sẽ bị giảm đi sức hấp dẫn, thuyết phục

Câu 7 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

- Nhà thơ Xuân Diệu từng viết: “Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non”. Câu nói đã thể hiện quan niệm của nhà thơ trong sáng tạo nghệ thuật. “Đôi mắt xanh non” là cái nhìn chân thật, tươi trẻ, hồn nhiên và tràn đầy sức sống. Như vậy, qua lời nhận định, Xuân Diệu gửi gắm quan niệm: trong sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ phải luôn luôn sáng tạo, đổi mới, không lặp lại người khác và lặp lại chính mình, nhìn nghệ thuật bằng cái nhìn chân thật nhất.

Soạn bài Yêu và đồng cảm lớp 10 KNTT - Kết nối đọc - viết

Bài tập (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức): Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới. Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về chủ đề này.

Đoạn văn tham khảo:

Đồng cảm và chia sẻ có mối quan hệ như mối quan hệ nhân quả. Đồng cảm là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, là hiểu, cảm thông và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ, sự quan tâm của mình. Đồng cảm xuất phát từ con tim xui khiến, mách bảo chúng ta hành động, tạo nên sự sẻ chia cùng người khác, san sẻ niềm vui, nỗi buồn, sẵn sàng có mặt khi người khác cần mình, không vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kị với thành công, hạnh phúc của họ. Khi ta học được cách đồng cảm và chia sẻ nghĩa là biết sống vì người khác cũng chính là lúc được nhận niềm vui; ta cảm thấy cuộc đời này tươi đẹp hơn, có ý nghĩa hơn. Chính vì vậy, trong cuộc sống, chúng ta không nên tự cô lập bản thân trong thế giới riêng nhỏ bé của mình. Hãy mở rộng tấm lòng, chia sẻ với người khác những niềm vui, nỗi buồn, học cách lắng nghe, đồng cảm, giúp đỡ mọi người lúc họ gặp khó khăn . Khi đó, ta sẽ thấy yêu đời và yêu người hơn, cuộc sống này sẽ trở nên gắn kết, ấm áp biết bao. Vì ở đời “người với người sống để yêu nhau”.

Hy vọng hướng dẫn soạn trên đây sẽ giúp các em học sinh đọc hiểu bài Yêu và đồng cảm lớp 10 KNTT hiệu quả. Tham khảo thêm nhiều tài liệu học tập hữu ích khác tại chuyên trang của chúng tôi.

Đánh giá bài viết
3.0
4 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status