Logo

Soạn bài Kĩ thuật trồng hoa hồng Công nghệ lớp 9 VNEN

Soạn bài Kĩ thuật trồng hoa hồng Công nghệ lớp 9 VNEN trang 15, hướng dẫn trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa chương trình mới chi tiết, giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả.
5.0
1 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn giải Bài: Kĩ thuật trồng hoa hồng được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa môn Công nghệ 9 chương trình mới (VNEN). Là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt Công nghệ lớp 9.

A. Hoạt động khởi động - Bài: Kĩ thuật trồng hoa hồng

  • Kể tên một số giống hoa hồng và màu sắc hoa của giống hoa hồng đó.
  • Nêu một số đặc điểm hình thái và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây hoa hồng

Bài làm:

Một số giống hoa hồng và màu sắc hoa của giống hoa hồng là:

  • Hồng nhung: màu đỏ,
  • Hồng bạch: màu trắng
  • Hồng cổ Sapa: màu hồng

Một số đặc điểm hình thái và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây hoa hồng là:

  • Đặc điểm hình thái:
    • Thân: Hồng thuộc nhóm cây thân gỗ, cây bụi thấp, thẳng, có nhiều cành và gai
    • Lá: Lá hoa hồng là lá kép lông chim mọc cách, ở cuống lá có lá kèm nhẵn, mỗi lá kép có 3-5 hay 7-9 lá chét, xung quanh lá chét có nhiều răng cưa nhỏ, có màu xanh.
    • Hoa: Có nhiều màu sắc và kích thước khác nhau. Hoa hồng có mùi thơm nhẹ, cánh hoa mềm dễ bị dập nát và gãy.
  • Điều kiện ngoại cảnh:
    • Nhiệt độ:cây hoa hồng ưa khí hậu ôn hoà, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt là 18 – 25 độ. Nhiệt độ dưới 18 độ và trên 35 độ đều ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây.
    • Ánh sáng: cây hoa hồng là cây ưa sáng, ánh sáng đầy đủ giúp cây sinh trưởng tốt. Hầu hết những giống hoa hồngcó nguồn gốc từ Châu Âu yêu cầu cường độ chiếu sáng không cao.
    • Độ ẩm: Hoa hồng yêu cầu độ ẩm đất 60 - 70% và độ ẩm không khí 80 - 85% là thích hợp nhất cho sinh trưởng của cây hoa hồng.
    • Đất: Hoa hồng thích hợp với đất feralit vàng đỏ, đất thịt hoặc đất thịt pha cát, có độ thông thoáng, thoát nước tốt.

Mô tả một số kĩ thuật trong quy trình trồng và chăm sóc hoa hồng đang được áp dụng tại gia đình, địa phương em.

Bài làm:

Quy trình trồng và chăm sóc hoa hồng đang được áp dụng tại gia đình, địa phương em:

  • Bước 1: Mua cây hồng có rễ trần hoặc đã trồng trong chậu:
  • Bước 2: Đào hố đất, cho cây xuống rồi cho đất tơi xốp lấp kín phần rễ cây.
  • Bước 3: Tưới nước cho cây, tưới nước nhiều vào mùa hè.
  • Bước 4: Bón phân và cắt tỉa những cành sâu cho cây.

B. Hoạt động hình thành kiến thức - Bài: Kĩ thuật trồng hoa hồng

1. Các giống hoa hồng phổ biến

Quan sát hình ảnh kết hợp với hiểu biết của bản thân, chia sẻ với các bạn những hiểu biết của em về một số giống hoa hồng phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới.

Bài làm:

Một số giống hoa hồng phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới là:

  • Hoa hồng đỏ Pháp: Cây kháng chịu được khí hậu khắc nghiệt của Việt Nam, lá xanh quanh năm, ưa ánh sáng và thoáng gió, không chịu được ngập úng, siêng ra hoa, hoa rất thơm.
  • Hoa hồng phấn: Cây hoa hồng phấn là một trong những cây quí, sang trọng thuộc cây bụi, có gai. Lá có các đường răng cưa dễ nhận biết. Hoa nở màu phấn và hồng phấn nhẹ nhàng mà thanh lịch. Nên được nhiều người mua để cắm trong nhà hay trồng ngoài sân vườn.
  • Hoa hồng trắng sứ: Cũng như các loại hồng khác, cây kháng chịu được khí hậu Việt Nam, hoa có màu trắng tinh khôi, biểu tượng cho sự thanh khiết, thanh tịnh và yên bình.
  • Hoa hồng quế: là một trong số những giống hồng cổ đã đi vào tiềm thức, tuổi thơ của nhiều người. Hoa hồng quế thường có màu hồng, hồng phấn với những lớp cánh mỏng, nhỏ hơn so với nhiều loại hồng khác, hơi thưa, xếp tròn đều xung quanh nhị để lộ ra lớp nhụy vàng óng nhưng lại nhanh tàn. Hoa có mùi thơm dịu dàng, lãng mạn, cổ điển.
  • Hoa hồng trắng xanh: đây là một loại hoa của nước ngoài được lai tạo để tạo thành một bông hoa có cả màu trắng và màu xanh. Nhìn bên ngoài, bông hoa rất sang trọng và cuốn hút.
  • Hoa hồng vàng: Như tên gọi của nó, hoa có màu vàng, là màu của Mặt Trời ấm áp, màu của niềm vui và sự phấn khởi, hay là đại diện cho tình cảm, khơi gợi sự sáng tạo. Vì thế mà hoa hồng vàng là món quà tuyệt vời để tặng bạn bè, người thân hay đồng nghiệp để chia sẻ những niềm vui, niềm tự hào trong cuộc sống.
  • Hoa hồng ngọc trai đen: là một loại hoa du nhập từ nước ngoài. Đây là một loại hoa rất quý hiếm.
  • Hoa hồng xanh: Đây là một loại hoa được lai tạo và nhân giống kì công để tạo ra được những bông hoa màu xanh. Hoa hồng xanh cũng như các loại hồng khác, cuống lá đầy gai, với những lá kép mọc xen kẽ đối nhau, nở ra những đóa hoa tỏa hương thơm nhẹ nhàng.

2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây hoa hồng

a. Em hãy đọc nội dung dưới đây, cùng với hiểu biết trực tiếp để trả lời một số câu hỏi:

  • Nêu các yêu cầu ngoại cảnh liên quan trực tiếp đến kĩ thuật trồng cây hoa hồng
  • Trong các yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa hồng, yêu cầu nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Bài làm:

Các yêu cầu ngoại cảnh liên quan trực tiếp đến kĩ thuật trồng cây hoa hồng là:

  • Nhiệt độ: Đa số các loại hoa hồng có thể sinh trưởng và phát triển trong đều kiện nhiệt độ từ 8 – 38 độ C, tuy nhiên nhiệt độ thích hợp cho cây hoa hồng là 8 – 25 độ C.
  • Độ ẩm: Hoa hồng cần độ ẩm đất là 60 – 70%, độ ẩm không khí là 80 – 85%.
  • Ánh sáng: hoa hồng là cây ưa ánh sáng, ánh sáng đầy đủ giúp cây sinh trưởng tốt và ngược lại.
  • Đất đai và dinh dưỡng: Yêu cầu đất cao ráo, dễ thoát nước, pH= 5,6 – 6,5 và dinh dưỡng NPK cân đối.

=> Trong các yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa hồng, yêu cầu nhiệt độ là quan trọng nhất vì đó là yếu tố đầu tiên quyết định việc có thể trồng cây hoa hồng được hay không. Nếu nhiệt độ không thích hợp sẽ khiến cho cây khó sinh trưởng, phát triển và ra hoa…

b. Thảo luận nhóm và xây dựng sơ đồ tư duy minh họa cho nội dung kiến thức được trình bày ở trên

Bài làm:

Soạn Công nghệ 9 bài Kĩ thuật trồng hoa hồng VNEN

3. Kĩ thuật nhân giống cây hoa hồng

Thảo luận với các bạn trong nhóm và trả lời các câu hỏi sau:

  • Kể tên các dụng cụ, nguyên vật liệu cần thiết cho việc nhân giống hoa hồng bằng giâm cành, chiết cành, ghép cành.
  • Vẽ các sơ đồ quy trình nhân giống hoa hồng bằng giâm cành, chiết cành và ghép mắt

Bài làm:

Tên các dụng cụ, nguyên vật liệu cần thiết cho việc nhân giống hoa hồng bằng giâm cành, chiết cành, ghép cành:

 

Giâm cành

Chiết cành

Ghép cành

Dụng cụ

Dao, kéo, chậu, xẻng trộn đất, bình tưới nước.

Dao, bao nilong, dây buộc

Dao, dây buộc

Nguyên vật liệu

Cành giâm, đất phù sa, xỉ than, trấu hun, dung dịch IAA hoặc NAA nồng độ 200 – 300 ppm.

Cành chiết, rễ bèo, mùn rơm rạ, đất, nước.

Cành ghép

Các sơ đồ quy trình nhân giống hoa hồng bằng giâm cành, chiết cành và ghép mắt:

Soạn Công nghệ 9 bài Kĩ thuật trồng hoa hồng VNEN

4. Kĩ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng

Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

  • Loại đất nào thích hợp để trồng hoa hồng? Nêu kĩ thuật làm đất để trồng hoa hồng
  • Trình bày quy trình kĩ thuật trồng, chăm sóc hoa hồng. Tại sao phải đốn tỉa và tạo tán hoa hồng?

Bài làm:

Hoa hồng có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như đất đồi, đất đồi cát, đất phù sa, đất mới được khai phá…

Kĩ thuật làm đất để trồng hoa hồng là:

  • Làm vỡ đất, phơi ải cho khô, dọn sạch cỏ lên luống rộng 1,2 – 1,5m, cao 20 – 25cm.
  • Bón lót 7 – 10 ngày trước khi trồng (tùy vào loại đất và từng vùng)
  • Đất cần được bổ sung thêm đất phù sa hoặc than bùn.

Kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa hồng là:

  • Làm đất: cày vỡ đất, làm oải đất, dọn sạch cỏ, làm luống, bón lót trước khi trồng.
  • Kĩ thuật trồng: Thường trồng vào vụ xuân (tháng 2-3) hoặc vụ Thu (tháng 8-9). Tùy vào từng giống để chọn mật độ trồng. Sau khi trồng nên che nắng, che mưa trong 7 ngày.
  • Bón phân: Sau khi trồng 1 – 2 tháng thì tưới phân hỗn hợp. Chú ý bón cân đối NPK.
  • Tỉa nụ, tỉa cành, cắt sửa: thường xuyên cắt những cành nhánh hư, khô hoặc không cần thiết. Thường cứ 15 ngày thì cắt tỉa một lần.
  • Phòng trừ sâu bệnh hại hoa hồng: Hoa hồng thường gặp các bệnh như phấn trắng, đốm đen, khô cành, gỉ sắt... Chúng ta cần sử dụng các loại thuốc phòng trừ khác nhau để chữa bệnh cho cây.

Cần phải đốn tỉa và tạo tán hoa hồng vì: Việc tỉa cành, tạo tán cho cây hoa hồng nhằm giúp cây có một bộ khung cân đối, hài hòa, không cao quá, không rậm rạp, cũng không thưa cành quá để tận dụng tốt nhất khoảng không gian ánh sáng dành cho chúng, từ đó cây sinh trưởng – phát triển khỏe mạnh, ít sâu bệnh, cho hoa đẹp.

Nêu các dấu hiệu nhận biết những loại sâu, bệnh hại thường gặp trên cây hoa hồng và những biện pháp phòng trừ mang lại hiệu quả cao.

Bài làm:

STT

Tên sâu bệnh

Biểu hiện

Biện pháp

1

Bệnh phấn trắng

Trên lá, cành non có phủ một lớp màu trắng.

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất azoxystrobin, difenoconazole

2

Bệnh đốm đen

Xuất hiện đốm đen, lá khô và rụng dần.

Dùng hỗn hợp dịch tỏi, ớt, xả để phun.

3

Bệnh khô cành

Trên cành có các đốm màu tím hoặc màu đỏ, rồi lan rộng.

Cắt cành khô, phun thuốc bảo vệ thực vật.

4

Bệnh gỉ sắt

Trên lá xuất hiện các đốm vàng nhạt, sau đó lan rộng thành đốm có kích thước, hình dạng khác.

Vào mùa thu thì hái lá bị bệnh đốt đi.

Vào mùa xuân: phun thuốc Boocđô 1%

5

Rệp sáp

Loại này hút nhựa cây, cây bị phủ một lớp bột trắng.

Cắt bỏ lá bị hại, phun thuốc có hoạt chất fenitrothion

6

Rệp ống

Loại này hút nhựa, làm khô cây

Tỉa cành, cắt bỏ cành có trứng rệp, bảo vệ các loài thiên địch như ruồi ăn rệp, bọ rùa.

7

Nhện đỏ và bọ trĩ

Nhện tụ tập ở mặt sau của lá, làm cho lá có đốm vàng và rụng.

Bọ trĩ làm cho hoa héo.

Bắt giết và phun thuốc hóa học có hoạt chất imidacloprid.

5. Kĩ thuật thu hái và bảo quản hoa hồng

Em hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:

  • Những điểm cần lưu ý trong quá trình thu hái và bảo quản hoa hồng là gì?
  • Việc thu hái và bảo quản hoa hồng đúng kĩ thuật có ý nghĩa gì?

Bài làm:

Những điểm cần lưu ý trong quá trình thu hái và bảo quản hoa hồng là:

Điểm cần lưu ý trong quá trình thu hái:

  • Tiêu chuẩn thu hái: Thu hái đúng lúc sẽ đảm bảo hoa tươi và đẹp. Hái sớm, cuống hoa còn non nên hoa dễ bị cong queo và hoa không nở được, hái muộn quá thì hoa chóng tàn.
  • Thời gian thu hái: nên hái hoa vào 4 giờ 30 phút chiều để tuổi thọ của hoa dài hơn.
  • Vị trí thu hái: Nên cắt vào tháng 9, 10 có thể chừa lại 3 nhánh lá có 5 lá nhỏ.

Điểm cần lưu ý trong quá trình bảo quản là:

  • Cành cắt để bảo quản phải thu hái sớm hơn 1- 2 ngày và thực hiện các bước: xử lí sơ bộ -> phân loại -> đóng gói -> Bảo quản hoa.
  • Trong điều kiện lạnh, cần tăng CO2 và giảm nồng độ ôxi để kéo dài tuổi thọ.
  • Việc thu hái và bảo quản hoa hồng đúng kĩ thuật giúp cho hoa được tươi lâu hơn, kéo dài tuổi thọ hơn. Ngoài ra, việc thu hái đúng cách sẽ giúp số ngày đến cắt lứa sau càng nhắn.

C. Hoạt động thực hành - Bài: Kĩ thuật trồng hoa hồng

1. Thực hành nhân giống hoa hồng

Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành của nhóm mình và đánh giá kết quả của nhóm khác theo tiêu chí sau:

Thực hành giâm cành

Tổng số cành giâm

Tỉ lệ cành ra rễ

Số rễ trung bình/ cành

 

 

 

Thực hành chiết cành

Tổng số cành chiết

Tỉ kệ cành ra rễ

Số rễ trung bình/ cành

 

 

 

Bài làm:

Ví dụ mẫu:

Thực hành giâm cành

Tổng số cành giâm

Tỉ lệ cành ra rễ

Số rễ trung bình/ cành

20

18/20

19

Thực hành chiết cành

Tổng số cành chiết

Tỉ kệ cành ra rễ

Số rễ trung bình/ cành

20

20/20

22

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Công nghệ 9 VNEN Bài: Kĩ thuật trồng hoa hồng file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status