Logo

Giải Giáo Dục Công Dân 8 VNEN Bài 1: Trung thực

Giải Giáo Dục Công Dân 8 VNEN Bài 1: Trung thực hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK chi tiết, dễ hiểu. Giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học.
3.5
3 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 8 Bài 1: Trung thực VNEN chi tiết, dễ hiểu được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp học sinh trong quá trình học tập.

Giải GDCD lớp 8 VNEN Bài 1: Hoạt động khởi động

Trò chơi: "Hãy làm theo tôi nói, đừng làm theo tôi làm"

a. Cách chơi và luật chơi "sgk"

b. Thảo luận sau khi chơi:

  • Việc một số bạn tự đứng ra ngoài khi mắc lỗi trong lúc chơi mà không cần có người giám sát đã thể hiện phẩm chất gì của họ?
  • Tên trò chơi: "Hãy làm theo tôi nói, đừng làm theo tôi làm" thể hiện mối liên hệ như thế nào giữa lời nói và việc làm? Đó là biểu hiện của điều gì?

Bài làm:

  • Việc một số bạn tự đứng ra ngoài khi mắc lỗi trong lúc chơi mà không cần có người giám sát đã thể hiện phẩm chất trung thực của họ
  • Tên trò chơi: "Hãy làm theo tôi nói, đừng làm theo tôi làm" thể hiện mối liên hệ trái ngược giữa lời nói và việc làm. Đó là biểu hiện của thiếu trung thực

Giải Giáo Dục Công Dân lớp 8 VNEN Bài 1: Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu về trung thực

a. Đọc truyện " Ba lưỡi rìu"

  • Vì sao anh tiều phu lại không nhận rìu vàng và rìu bạc? Việc làm của anh thể hiện phẩm chất gì?
  • Từ câu chuyện trên, em hiểu thế nào là trung thực?

Bài làm:

  • Anh tiều phu lại không nhận rìu vàng và rìu bạc vì cái lưỡi rìu anh đánh rơi là lưỡi rìu bằng sắt. Anh là người không có tính tham lam nên những cái không phải của mình thì anh không nhận lấy. Việc làm của anh thể hiện phẩm chất trung thực.
  • Từ câu chuyện trên, em hiểu trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

2. Tìm hiểu các biểu hiện của trung thực và thiếu trung thực

Từ câu chuyện trên, và từ trong cuộc sống, học tập hằng ngày, em hãy chỉ ra những biểu hiện cụ thể của trung thực và thiếu trung thực, rồi ghi vào giấy theo mẫu dưới đây:

Biểu hiện trung thực

Biểu hiện của thiếu trung thực

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài làm:

Biểu hiện trung thực Biểu hiện của thiếu trung thực
  • Dũng cảm nhận lỗi của mình
  • Bao che thiếu sót của người đã giúp đỡ mình.
  • Thẳng thắn phê bình khi người khác mắc khuyết điểm
  • Nhận lỗi thay cho người khác
  • Nhận được của rơi, đem trả lại người mất
  • Biện minh cho những hành động sai trái của mình

3. Tìm hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của tính trung thực

a. Tìm hiểu hậu quả của sự thiếu trung thực

Tính huống 1: (sgk)

Câu hỏi:

  • Vì sao Quân lại nói dối mẹ và cô giáo?
  • Nếu là Quân, em sẽ cảm thấy như thế nào khi mẹ, cô giáo và các bạn phát hiện ra sự thật?

Bài làm:

  • Quân nói dối mẹ và cô giáo vì bạn ấy đã lỡ tiêu mất một phần tiền đóng học vào việc chơi điện tử cùng bạn. Do bạn không có số tiền đó bù vào nên bạn nói vậy để che dấu việc làm sai phạm của mình.
  • Nếu là Quân, em sẽ cảm thấy rất xấu hổ và có lỗi khi mẹ, cô giáo và các bạn phát hiện ra sự thật.

Tình huống 2: (sgk)

Câu hỏi:

1. Vì sao Mạnh lại nói không đúng sự thật?

2. Nếu em là Hùng, em sẽ cảm thấy thế nào và có suy nghĩ gì về việc làm của Mạnh?

3. Những hành vi thiếu trung thực của con người thường do các nguyên nhân nào?

4. Khi thực hiện những hành vi thiếu trung thực, tâm trạng của con người thường như thế nào?

5. Những người xung quanh sẽ có suy nghĩ và cảm xúc như thế nào khi biết về những hành vi thiếu trung thực?

Bài làm:

1. Mạnh lại nói không đúng sự thật vì Mạnh biết mình chép bài của Hùng là sai nên nếu nhận lỗi thì Mạnh sẽ bị cố giáo khiển trách và phạt.

2. Nếu em là Hùng, em sẽ cảm thấy rất buồn và tức vì lúc Mạnh cần Hùng đã giúp đỡ Mạnh. Nhưng khi cô giáo hỏi thì Mạnh lại đổ lỗi đó sang cho người đã giúp mình trước đó. Thông qua đó, Hùng sẽ nghĩ rằng Mạnh là người thiếu trung thực.

3. Theo em, những hành vi thiếu trung thực của con người thường do các nguyên nhân: 

  • Do hoàn cảnh xô đẩy
  • Do bản thân chưa hiểu được sự quan trọng của đức tính trung thực
  • Do gia đình, nhà trường, xã hội chưa giáo dục tốt việc chúng ta phải luôn trung thực...

4. Khi thực hiện những hành vi thiếu trung thực, tâm trạng của con người thường trong trạng thái lo lắng, lo sợ, giật mình bởi những lời nói liên quan đến sự thật hay nói cách khác là "có tật giật mình".

5. Những người xung quanh sẽ cảm thấy mất lòng tin đối với những người nói dối, hành vi thiếu trung thực.

b. Ý nghĩa, tầm quan trọng của trung thực

Thảo luận theo những câu hỏi sau:

1. Vì sao ông bố trong câu chuyện trên sẵn sàng trả đủ tiền, chứ không chịu nói sai sự thật?

2. Theo em, hai đứa con và những người chứng kiến sẽ có suy nghĩ và cảm xúc như thế nào khi thấy việc làm đó của người bố?

3. Khi thực hiện những hành vi trung thực, con người thường có tâm trạng như thế nào?

4. Người sống trung thực có thể gặp những khó khăn, thua thiệt như thế nào trong cuộc sống?

5. Tại sao mỗi người chúng ta nên sống trung thực?

Bài làm:

1. Ông bố trong câu chuyện trên sẵn sàng trả đủ tiền, chứ không chịu nói sai sự thật vì trong suy nghĩ của ông nếu mình nói dối như vậy thì chẳng khác nào bán đi sự kính trọng của những đứa con dành cho ông và lòng trung thực của mình. Bởi với ông, nếu đánh mất đi những thứ đó chỉ với 3 đô la thì quá rẻ.

2. Theo em, hai đứa con và những người chứng kiến sẽ cảm thấy vô cùng tự hào và cảm thấy khâm phục về những việc làm đó của người bố.

3. Khi thực hiện những hành vi trung thực, con người thường có tâm trạng thoải mái, vui vẻ và luôn cảm thấy tự tin trước lời nói và hành động của mình.

4. Người sống trung thực cũng sẽ gặp những khó khăn, thua thiệt trong cuộc sống là: 

  • Dễ bị người xung quanh hiểu nhầm
  • Hay bị những người xung quanh đổ lỗi
  • Bị một số đối tượng lừa dối...

5. Chúng ta cần sống trung thực vì:

  • Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá
  • Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội được mọi người tin yêu, kính trọng.

c. Suy ngẫm:

Ví dụ: Bác sĩ không nói thật hết với bệnh nhân về tình trạng vô phương cứu chữa của họ; Cha/ mẹ nuôi không nói đứa trẻ biết là họ đã nhận em về từ một trại trẻ mồ côi từ khi em mấy tháng tuổi...

Theo em, những trường hợp đó có phải là thiếu trung thực không? Vì sao?

Bài làm:

Theo em, những trường hợp đó không phải là thiếu trung thực vì: Trong cuộc sống, ai cũng nên và cần sống trung thực, nhưng cũng có những trường hợp ngoại lệ. Nếu không làm hại người khác thì chúng ta không nên nói sự thật bởi khi nói sự thật sẽ làm tổn thương đến người khác. Và hai ví dụ trên là minh chứng rõ ràng nhất.

4. Cách rèn luyện tính trung thực

Hãy xây dựng kế hoạch rèn luyện tính trung thực của em trong cuộc sống hằng ngày theo mẫu dưới đây:

STT

Lĩnh vực cuộc sống

Biện pháp, cách thức rèn luyện

1

Trong học tập và các hoạt động ở trường

 

2

Trong công việc gia đình

 

3

Trong quan hệ với người thân trong gia đình

 

4

Trong quan hệ với bạn bè/ thầy cô

 

5

Trong quan hệ với người khác

 

Bài làm:

STT

Lĩnh vực cuộc sống

Biện pháp, cách thức rèn luyện

1

Trong học tập và các hoạt động ở trường

Tự làm bài tập, bài kiểm tra của mình

Tự tham gia đầy đủ các hoạt động của trường, lớp

2

Trong công việc gia đình

Tự giác làm những việc trong tầm tay của mình (quét dọn, tưới cây, rửa bát, nấu ăn...)

Làm sai tự thú nhận, không đổ lỗi cho người khác.

3

Trong quan hệ với người thân trong gia đình

Luôn xưng hô đúng với quan hệ trong gia đình

Không hỗn với người lớn, không bắt nạt em nhỏ

4

Trong quan hệ với bạn bè/ thầy cô

Chơi hòa đồng với bạn bè, không nói xấu sau lưng bạn

Thành thật với thầy cô khi mắc lỗi, không dấu diễm, đổ lỗi cho bạn.

5

Trong quan hệ với người khác

Luôn thành thật với những hành động và việc làm của mình.

Giải VNEN GDCD 8 Bài 1: Hoạt động luyện tập

1. Viết vào ô trống những hậu quả của sự thiếu trung thực:

Theo em, điều gì sẽ đến đối với mỗi hành vi không trung thực trong các trường hợp cụ thể sau đây:

Trường hợp

Hậu quả

A. Rau bán ở một số nơi được giới thiệu là rau an toàn, rau sạch nhưng lại bị tưới phân vô cô, thuốc bảo vệ thực vật quá lượng cân thiết

 

B. Một bạn biết mình không đủ năng lượng và các điều kiện khác (sức khỏe, thời gian, kinh tế gia đình) để thực hiện một nhiệm vụ quan trọng của lớp nhưng cứ xung phong nhận liều.

 

C. Một bạn học sinh vô ý đá bóng làm vỡ cửa kính của lớp, nhưng đã im lặng không nhận lỗi khi nhà trường đang tìm kiếm người vi phạm

 

D. Một bạn mượn xe người khác để dùng và làm hỏng bộ phận "râu tôm" trong líp xe. Nhưng khi trả bạn đó đã im lặng không thông báo cho chủ xe biết

 

E. Một bạn vô tình đưa cho em bé uống nhầm một lon nước đã quá hạn sử dụng từ lâu khiến em bé bị đau bụng và sốt. Khi bác sĩ khám bệnh cho bé và hỏi tình hình thì bạn giấu không kể việc đã cho em uống lon nước đó.

 

Bài làm:

Trường hợp

Hậu quả

A. Rau bán ở một số nơi được giới thiệu là rau an toàn, rau sạch nhưng lại bị tưới phân vô cô, thuốc bảo vệ thực vật quá lượng cân thiết

Người mua ăn vào sẽ bị ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe.

B. Một bạn biết mình không đủ năng lượng và các điều kiện khác (sức khỏe, thời gian, kinh tế gia đình) để thực hiện một nhiệm vụ quan trọng của lớp nhưng cứ xung phong nhận liều.

Nhiệm vụ quan trọng không được hoàn thành, ảnh hưởng đến lớp, đến các bạn, làm hạ thấp mình trước lớp.

C. Một bạn học sinh vô ý đá bóng làm vỡ cửa kính của lớp, nhưng đã im lặng không nhận lỗi khi nhà trường đang tìm kiếm người vi phạm

Nếu trường truy ra bạn đó làm thì bạn đó chịu kỉ luật nặng hơn, nếu không truy ra thì lớp và cô giáo chủ nhiệm sẽ phải chịu kỉ luật của trường.

D. Một bạn mượn xe người khác để dùng và làm hỏng bộ phận "râu tôm" trong líp xe. Nhưng khi trả bạn đó đã im lặng không thông báo cho chủ xe biết

Chủ xe đi không để ý sẽ dễ gây ra tai nạn

E. Một bạn vô tình đưa cho em bé uống nhầm một lon nước đã quá hạn sử dụng từ lâu khiến em bé bị đau bụng và sốt. Khi bác sĩ khám bệnh cho bé và hỏi tình hình thì bạn giấu không kể việc đã cho em uống lon nước đó.

Khiến cho bác sĩ khó chuẩn đoán bệnh cho em bé hơn, sức khỏe em bé bị ảnh hưởng.

2. Xử lí tình huống

Hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận chọn cách ứng xử phù hợp ở những tình huống sau đây:

Tình huống 1: Em được mời tới dự một buổi họp mặt do chủ nhà tự nấu các món ăn. Sau khi ăn xong, em thấy có những món nấu không được ngon lắm, nếu như không muốn nói là quá dở. Chủ nhà hỏi ý kiến của em về các món ăn đó.

Em sẽ ứng xử như thế nào trong tình huống trên? Vì sao?

Bài làm:

Theo em, trong trường hợp này, em cũng sẽ góp ý về những món ăn của chủ nhà nhưng sẽ nói giảm nói tránh, không nên góp ý thẳng thắn và trực tiếp. Mà chúng ta có thể nói như là: món này cô có thể bớt một chút muối thì hương vị của rau củ dễ dậy mùi hơn và thơm hơn ạ hay món này nếu có thêm một chút tiêu sẽ ngon hơn ạ...

Mình nói như vậy sẽ không làm buồn người đã nấu những món ăn đó mà lại còn giúp họ tự hiểu ra được rằng những món ăn đó còn có chút thiếu sót để lần sau rút kinh nghiệm và nấu ngon hơn.

Tình huống 2: Gia đình em hôm nay đón các vị khách từ tỉnh khác về chơi. Các vị khách rất quan tâm đến tình hình học tập của con chủ nhà nên hỏi thăm em về thành tích học tập. Em học không khá lắm, và hôm nay do phạm mooitj lỗi ở trường nên có giấy mời cha mẹ học sinh đến làm việc với Ban giám hiệu.

Em sẽ ứng xử như thế nào trong tình huống trên với khách và thông báo với bố mẹ ra sao? Hãy giải thích cách ứng xử của em? 

Bài làm:

Em sẽ ứng xử: 

  • Đối với khách: Em sẽ thừa nhận kết quả học tập của mình không được quá tốt. Tuy nhiên, mình vẫn đang cố gắng từng ngày để học tốt hơn và không phụ lòng nuôi dạy của bố mẹ. Mình tin là mình sẽ làm được.
  • Đối với bố mẹ: Nhận lỗi với bố mẹ về việc mình đã làm không tốt. Hứa với bố mẹ, sẽ không bao giờ tái phạm và sẽ cố gắng học tập để làm bố mẹ vui lòng.

Tình huống 3: Người bạn thân của em đã có một hành động gây khó chịu và làm lỡ việc của em. Tuy nhiên, nếu trò chuyện với bạn thì có thể tạo ra xung đột, xích mích giữa em và bạn.

Em sẽ ứng xử như thế nào trong tình huống trên? Vì sao?

Bài làm:

Trong tình huống đó, em sẽ tâm sự nhỏ nhẹ với bạn. Em không nói thẳng thắn đổ lỗi cho bạn mà chỉ nói theo kiểu vì hành động không cố ý của bạn mà công việc có chút trục trặc. Vì đằng nào việc cũng đã lỡ rồi, mình trách móc bạn cũng chẳng giải quyết được việc gì, nên mình chỉ nhắc khéo để bạn biết và lần sau sửa chữa.

3. Tự liên hệ

Kể một trường hợp mà em đã thiếu trung thực. Nếu được làm lại, em thấy mình nên làm như thế nào trong trường hợp đó?

Bài làm:

Ví dụ mẫu:

Trong một lần, đang mải chơi, em đã va vào bạn Ngọc và làm áo bạn ấy rách. Em có xin lỗi bạn, bạn ấy tha lỗi cho em. Nhưng hoàn cảnh bạn khó khăn, được mỗi chiếc áo trắng đi học. Nên em đã lấy một khoản tiền trong tiền mua đồ dùng học tập để mua một chiếc áo khắc tặng bạn. Hôm đó, tiết học kĩ thuật nhưng em chưa có đồ dùng học tập nên cô giáo đã gọi điện cho mẹ để nhắc mẹ mua cho em. Về mẹ hỏi, em đã nói mẹ là con lỡ làm rơi tiền lúc nào không biết, sợ mẹ mắng nên chưa dám nói.

Nếu được làm lại, em sẽ kể cho mẹ nghe việc mình mua áo cho bạn Ngọc. Em tin mẹ sẽ hiểu được việc em làm và sẵn sàng cho tiền em để mua bộ đồ dùng học tập kĩ thuật.

Giải VNEN Giáo Dục Công Dân 8 Bài 1: Hoạt động vận dụng

Thực hiện trung thực trong cuộc sống hằng ngày và viết nhật kí để ghi chép lại mỗi trường hợp đó

Bài làm:

Ví dụ mẫu:

Ngày 10/7/2019

  • Đi học bị cô giáo kiểm tra bài cũ nhưng tối qua mải chơi quên học nên bị điểm kém. Về nhà nhận lỗi với bố mẹ và thật may khi bố mẹ không trách mắng mà chỉ động viên em cố gắng học tập hơn.
  • Đi học mượn vở bạn chép bài, nhưng không may cái bút máy bị hỏng làm bẩn vở bạn. Lúc trả vở cho bạn, mình đã kịp thời xin lỗi bạn và bạn đã chấp nhận lời xin lỗi đó....

Giải VNEN GDCD lớp 8 Bài 1: Hoạt động tìm tòi mở rộng

Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, phương ngôn, các câu chuyện nói về trung thực và giá trị của sự trung thực. Sau đó, chia sẻ với bạn trong nhóm, trong lớp về kết quả sưu tầm, tìm hiểu được.

STT

Nội dung

Đúng

Sai

Phân vân

1

Trung thực là luôn nói đúng sự thật

 

 

 

2

Trung thực là tự trọng

 

 

 

3

Trung thực là tôn trọng người khác

 

 

 

4

Trung thực là khó người, dễ ta

 

 

 

5

Trung thực là thổ lộ hết lòng mình

 

 

 

6

Có thể nói không đúng sự thật nếu không bị phát hiện vẫn được coi là người trung thực

 

 

 

7

Có thể nói không đúng sự thật nếu để không làm tổn thương người khác

 

 

 

8

Trung thực chỉ là không nói dối người khác

 

 

 

9

Giữ lời hứa là trung thực

 

 

 

10

Trung thực là thống nhất  giữa lời nói với việc làm

 

 

 

11

Trung thực để tạo nên sự tin cậy

 

 

 

12

Trung thực giúp duy trì nên tình bạn

 

 

 

13

Trung thực không chấp nhận sự giả tạo

 

 

 

14

Trung thực còn có nghĩa là không dối lòng mình

 

 

 

Bài làm:

STT

Nội dung

Đúng

Sai

Phân vân

1

Trung thực là luôn nói đúng sự thật

x

 

 

2

Trung thực là tự trọng

 

 

x

3

Trung thực là tôn trọng người khác

x

 

 

4

Trung thực là khó người, dễ ta

 

x

 

5

Trung thực là thổ lộ hết lòng mình

 

x

 

6

Có thể nói không đúng sự thật nếu không bị phát hiện vẫn được coi là người trung thực

 

x

 

7

Có thể nói không đúng sự thật nếu để không làm tổn thương người khác

x

 

 

8

Trung thực chỉ là không nói dối người khác

 

x

 

9

Giữ lời hứa là trung thực

 

 

x

10

Trung thực là thống nhất  giữa lời nói với việc làm

x

 

 

11

Trung thực để tạo nên sự tin cậy

x

 

 

12

Trung thực giúp duy trì nên tình bạn

x

 

 

13

Trung thực không chấp nhận sự giả tạo

x

 

 

14

Trung thực còn có nghĩa là không dối lòng mình

x

 

 

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Giáo Dục Công Dân lớp 8 Bài 1: Trung thực sách VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
3.5
3 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status