Logo

Giải Giáo Dục Công Dân 8 VNEN Bài 2: Liêm khiết

Giải Giáo Dục Công Dân 8 VNEN Bài 2: Liêm khiết hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK chi tiết, dễ hiểu. Giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học.
3.7
3 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 8 Bài 2: Liêm khiết VNEN chi tiết, dễ hiểu được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp học sinh trong quá trình học tập.

Giải GDCD lớp 8 VNEN Bài 2: Hoạt động khởi động

Đọc truyện dưới đây và trả lời các câu hỏi:

  • Em suy nghĩ như thế nào vê cách sống của Mạc Đĩnh Chi?
  • Cách sống có thể hiện phẩm chất gì của ông?

Bài làm:

  • Em nhận thấy cách sống của Mạc Đĩnh Chi là người sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không hề có toan tính nhỏ nhen và ích kỉ.
  • Cách sống đó thể hiện phẩm chất liêm khiết của ông.

Giải Giáo Dục Công Dân lớp 8 VNEN Bài 2: Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu về liêm khiết và các biểu hiện của liêm khiết

a. Đọc thông tin dưới đây về liêm khiết: (sgk)

b. Tìm những biểu hiện cụ thể của liêm khiết và trái tim liêm khiết (trong nhà trường, gia đình, xã hội) rồi ghi vào vở theo mẫu sau:

Biểu hiện của liêm khiết Biểu hiện trái với liêm khiết

- Trả lại của rơi

- Không nhận tiền/ quà tặng có giá trị từ người khác để giúp họ hưởng lợi bất chính

.........................

.........................

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của bản thân để kiếm lợi riêng cho mình

- Tư túi quỹ chung của tập thể

..............................

..............................

Bài làm:

Biểu hiện của liêm khiết Biểu hiện trái với liêm khiết
  • Trả lại của rơi
  • Không nhận tiền/ quà tặng có giá trị từ người khác để giúp họ hưởng lợi bất chính
  • Luôn mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình.
  • Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn.
  • Luôn kiên trì phấn đấu vươn lên để đạt được kết quả cao trong công việc.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của bản thân để kiếm lợi riêng cho mình
  • Tư túi quỹ chung của tập thể
  • Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích.
  • Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi.
  • Dùng tiền học, quà cáp biếu xén nhằm đạt được mục đích của mình.

2. Tìm hiểu ý nghĩa của liêm khiết

Có nhiều quan điểm khác nhau về sống liêm khiết, em đồng ý với quan điểm nào dưới đây? Hãy đưa ra lí lẽ để bảo vệ cho ý kiến của mình

a. Người sống liêm khiết sẽ nghèo đói suốt đời

b. Sống liêm khiết khiến con người thanh thản và được mọi người tin cậy, quý trọng

c. Sống liêm khiết là góp phần xây dựng xã hội trong sạch, tốt đẹp, giàu mạnh

d. Sống liêm khiết chỉ thiệt mình

e. Nguyên nhân khiến người ta sống liêm khiết là vì lòng tham, sự ham muốn tiền bạc, quyền lực, danh vọng.

Bài làm:

Quan điểm em đồng ý là:

b. Sống liêm khiết khiến con người thanh thản và được mọi người tin cậy, quý trọng

c. Sống liêm khiết là góp phần xây dựng xã hội trong sạch, tốt đẹp, giàu mạnh

e. Nguyên nhân khiến người ta sống liêm khiết là vì lòng tham, sự ham muốn tiền bạc, quyền lực, danh vọng.

3. Cách rèn luyện tính liêm khiết

Thảo luận nhóm: Xác định những việc học sinh cần làm để rèn luyện tính liêm khiết

Bài làm:

Những việc học sinh cần làm để rèn luyện tính liêm khiết:

  • Không tham của rơi
  • Công bằng, khách quan trong tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn bè
  • Không chạy điểm bằng cách đút lót tiền, quà cho thầy cô.
  • Trả lại của rơi cho người bị mất
  • Không lợi dụng bạn bè để thực hiện mục đích của mình

Giải VNEN GDCD 8 Bài 2: Hoạt động luyện tập

Hãy đọc các trường hợp dưới đây và cho biết:

  • Nhận xét của em về hành vi, việc làm của nhân vật trong mỗi trường hợp?
  • Những hành vi, việc làm không phù hợp (trong số các trường hợp trên) là do nguyên nhân nào?
  • Em đã làm gì nếu chứng kiến những hành vi, việc làm không phù hợp đó hoặc là người thân của những đối tượng có hành vi, việc làm ấy?

a. Chị Võ Thị Nga là tổ chức quản lí cà phê Thiên Đường của khách sạn Rex, Thành phố Hồ Chí Minh. Chị đã nhiều lần nhặt được tiền, vàng, đồ có giá trị hàng trăm triệu đồng nhưng chị đều tiền cách liên lạc để trả lại người mất. Chị bộc bạch: "Mỗi lần tận tay trao những tài sản cho người bị mất và chứng kiến niềm vui của họ, tôi càng thấy hạnh phúc về việc làm của mình. Cảm xúc đó đã chiến thắng lòng tham của tôi, dù hôm nay có cuộc sống còn nhiều khó khăn".

b. Ngày 21/5/2016, Tổ công tác của Phòng cảnh sát giao thông tỉnh Bắc Giang do Đại úy Nguyễn Hùng Cường làm tổ trưởng, cùng 7 chiến sĩ khác nhận nhiệm vụ tuần tra kiểm soát trên Quốc lộ 1A, đoạn qua địa phận xã Yên Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Trong khi làm nhiệm vụ , tổ công tác đã phát hiện chiếc ô tô bán tải nhãn hiệu Ford Ranger BKS 12C-044.29 có nhiều biểu hiện bất thường nên ra tín hiệu yêu câu tài xế cho dừng xe để kiểm tra. Lo sợ bị phát hiện chở hàng cấm, tài xế nên Huy đã gợi ý đưa cho tổ công tác 500 triệu đồng để được bỏ qua, nhưng các chiến sĩ công an đã cương quyết từ chối.

c. Lợi dụng chức chủ tịch xã, ông Nguyễn Văn Minh ở tỉnh Đ đã phê duyệt xây dựng đường sai với thiết kế để có con đường vào nhà riêng của mình, gây thiệt hại khoảng 160 triệu đồng của ngân sách nhà nước.

d. Do hám lợi, một số cán bộ kiểm lâm biến chất ở tỉnh N đã thông đồng, cấu kết với lâm tặc phá rừng, khai thác gỗ trái phép.

đ. Một nhân viên y tế của bệnh viện B đã gợi ý bệnh nhân phải đưa tiền nếu muốn lấy kết quả nội soi nhanh.

Bài làm:

  • Em đồng ý với việc làm của trường hợp a, b
  • Em không đồng ý với việc làm của trường hợp c, d và đ.
  • Những hành vi, việc làm không phù hợp xuất phát từ lòng tham. Họ đều là những người ham muốn tiền của. Lợi dụng chút địa vị của mình để kiếm tiền bằng mọi cách dù đó là cách kiếm tiền bẩn thỉu và xấu xa.
  • Nếu chứng kiến những hành vi, việc làm không phù hợp đó hoặc là người thân của những đối tượng có hành vi, việc làm ấy em sẽ lên tiếng ngăn cản những việc làm đó của họ. Bởi việc làm đó là sai với pháp luật và làm hạ nhân phẩm của bản thân mình. Đó là việc làm không chân chính và bị xã hội lên án.

4. Xử lí tình huống và đóng vai

Tình huống 1: Anh trai Chi có giấy gọi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Chi thấy bố mẹ bàn nhau chạy xin giấy chứng nhận sức khỏe yếu của anh

Nếu em là Chi, em sẽ làm gì? Vì sao?

Tình huống 2: Hà vốn là một học sinh giỏi toán.  Cuối năm học, Hà còn thiếu một chút nữa mới đạt học sinh giỏi. Thấy vậy, mấy bạn thân trong lớp khuyên Hà nên đến gặp cô giáo dạy Toán để nâng điểm.

Nếu em là Hà, em sẽ làm gì?

Tình huống 3: Trên đường đi học về, Kiên và Phong phát hiện thấy một cán bộ kiểm lâm nhận tiền hối lộ rồi cho lâm tặc chở gỗ quý đi qua trạm kiểm soát

Theo em, Kiên và Phong nên làm gì?

Bài làm:

  • Tình huống 1: Theo em, nếu em là Chi, em sẽ động viên bố mẹ để anh trai đi khám nghĩa vụ quân sự. Bởi vì, như vậy là thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân và đồng thời cũng là môi trường để giúp anh trai trở nên trưởng thành và mạnh mẽ hơn.
  • Tình huống 2: Nếu em là Hà thì em chấp nhận đạt học sinh khá trong học kì đó. Vì danh hiệu học sinh giỏi không có ý nghĩa nếu lực học của mình chỉ đạt ở mức khá. Đồng thời, khi chấp nhận kết quả này sẽ tạo thêm nguồn động lực cho em để em cố gắng hơn thật nhiều trong kì học tiếp theo.
  • Tình huống 3: Theo em, trong trường hợp này, Kiên và Phong nên ghi lại chứng cứ để trình báo lên cơ quan cấp trên để kịp thời xử lí và kỉ luật các cán bộ kiểm lâm.

Giải VNEN Giáo Dục Công Dân 8 Bài 2: Hoạt động vận dụng

1. Rèn luyện tính liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày ở nhà, ở trường và ở cộng đồng

2. Kính trọng những người liêm khiết, phản đối và báo cho cơ quan có trách nhiệm khi chứng kiến những hành vi tham nhũng, hối lộ...

Giải VNEN GDCD lớp 8 Bài 2: Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Sưu tầm ca dao, tục ngữ, những gương sống liêm khiết trong thực tế và chia sẻ với bạn bè về kết quả sưu tầm được

Bài làm:

Ca dao, tục ngữ về liêm khiết:

  • Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư
  • Cây ngay bóng thẳng, cây cong bóng vẹo
  • Cây ngay không sợ chết đứng 
  • Áo rách cốt cách người thương
  • Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.
  • Mất lòng trước, được lòng sau.
  • Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng.
  • Ăn ngay nói phải...

Những gương sống liêm khiết trong thực tế:

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Mạc Đĩnh Chi
  • Chị Võ Thị Nga, tổ trưởng tổ quản lý cà phê Thiên Đường

2. Tìm hiểu nội dung Luật Phòng, chống tham nhũng có liên quan đến bài học và cuộc phòng, chống tham nhũng đang được tiến hành hiện nay ở nước ta

Bài làm:

Một số tài liệu Luật phòng, chống tham nhũng:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Điều 2. Các hành vi tham nhũng

1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:

a) Tham ô tài sản;

b) Nhận hối lộ;

c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;

h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;

k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi;

l) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

2. Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:

a) Tham ô tài sản;

b) Nhận hối lộ;

c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

2. Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:

a) Cán bộ, công chức, viên chức;

b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;

đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

3. Tài sản tham nhũng là tài sản có được từ tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng.

4. Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị là việc công bố, cung cấp thông tin, giải trình về tổ chức bộ máy, việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

5. Trách nhiệm giải trình là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền làm rõ thông tin, giải thích kịp thời, đầy đủ về quyết định, hành vi của mình trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.

6. Nhũng nhiễu là hành vi cửa quyền, hách dịch, đòi hỏi, gây khó khăn, phiền hà của người có chức vụ, quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

7. Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng.

8. Xung đột lợi ích là tình huống mà trong đó lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn hoặc người thân thích của họ tác động hoặc sẽ tác động không đúng đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

9. Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức, đơn vị) bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội.

10. Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước là doanh nghiệp, tổ chức không thuộc trường hợp quy định tại khoản 9 Điều này.

Điều 4. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước trong phòng, chống tham nhũng

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kịp thời phát hiện, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; thực hiện quy định khác của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

b) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng;

c) Tiếp nhận, xử lý kịp thời phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, tin báo về hành vi tham nhũng;

d) Kịp thời cung cấp thông tin và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình phát hiện, xử lý tham nhũng.

2. Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kịp thời phát hiện, phản ánh và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng xảy ra trong doanh nghiệp, tổ chức mình theo quy định của pháp luật và điều lệ, quy chế, quy định của doanh nghiệp, tổ chức;

b) Kịp thời cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng

1. Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

2. Công dân có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng.

Điều 6. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng

1. Cơ quan thông tin, truyền thông và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng nhằm nâng cao nhận thức cho công dân và người có chức vụ, quyền hạn.

2. Cơ sở giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng có trách nhiệm đưa nội dung giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống nhằm phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng đối với học sinh trung học phổ thông, sinh viên, học viên và người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Giám sát công tác phòng, chống tham nhũng

1. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.

2. Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực do mình phụ trách.

3. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc phát hiện và xử lý tham nhũng.

4. Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng.

5. Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng tại địa phương.

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Các hành vi tham nhũng quy định tại Điều 2 của Luật này.

2. Đe dọa, trả thù, trù dập, tiết lộ thông tin về người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.

3. Lợi dụng việc phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng để vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.

4. Bao che hành vi tham nhũng; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc phát hiện, xử lý tham nhũng và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng quy định tại Mục 2 Chương IX của Luật này.

Chương II

PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG TRONG CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ

Mục 1. CÔNG KHAI, MINH BẠCH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ

Điều 9. Nguyên tắc công khai, minh bạch

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai, minh bạch thông tin về tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh và nội dung khác theo quy định của pháp luật.

2. Việc công khai, minh bạch phải bảo đảm chính xác, rõ ràng, đầy đủ, kịp thời theo trình tự, thủ tục do cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quy định và phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 10. Nội dung công khai, minh bạch

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật về các nội dung sau đây:

a) Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức; người lao động; cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và công dân;

b) Việc bố trí, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác;

c) Công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn;

d) Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà theo quy định của pháp luật phải công khai, minh bạch.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác ngoài nội dung công khai, minh bạch quy định tại khoản 1 Điều này còn phải công khai, minh bạch về thủ tục hành chính.

Điều 11. Hình thức công khai

1. Hình thức công khai bao gồm:

a) Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

b) Niêm yết tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

c) Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan;

d) Phát hành ấn phẩm;

đ) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

e) Đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử;

g) Tổ chức họp báo;

h) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.

2. Trường hợp luật khác không quy định về hình thức công khai thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện một hoặc một số hình thức công khai quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều này. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể lựa chọn thực hiện thêm hình thức công khai quy định tại điểm a và điểm h khoản 1 Điều này.

Điều 12. Trách nhiệm thực hiện việc công khai, minh bạch

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý thực hiện công khai, minh bạch; trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật về công khai, minh bạch thì phải xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Họp báo, phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tổ chức họp báo, phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí định kỳ hoặc đột xuất về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, về công tác phòng, chống tham nhũng và xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng theo quy định của pháp luật về báo chí.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tổ chức họp báo, phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí đột xuất đối với vụ việc có liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình mà dư luận xã hội quan tâm, trừ trường hợp pháp luật về báo chí có quy định khác.

Điều 14. Quyền yêu cầu cung cấp thông tin

1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan báo chí, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm cung cấp thông tin về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu phải cung cấp thông tin, trừ trường hợp nội dung thông tin đã được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, được phát hành ấn phẩm hoặc được niêm yết công khai; trường hợp không cung cấp hoặc chưa cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức đã yêu cầu và nêu rõ lý do.

2. Công dân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin.

3. Việc cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang công tác, làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 15. Trách nhiệm giải trình

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giải trình về quyết định, hành vi của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi đó. Người thực hiện trách nhiệm giải trình là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người được phân công, người được ủy quyền hợp pháp để thực hiện trách nhiệm giải trình.

2. Trường hợp báo chí đăng tải thông tin về vi phạm pháp luật và có yêu cầu trả lời các vấn đề liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền phải giải trình và công khai nội dung giải trình trên báo chí theo quy định của pháp luật.

3. Việc giải trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giám sát hoặc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền khác được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

Điều 16. Báo cáo, công khai báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng

1. Hằng năm, Chính phủ có trách nhiệm báo cáo Quốc hội về công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương.

2. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Chính phủ trong việc xây dựng báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.

3. Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc xây dựng báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương.

4. Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng bao gồm các nội dung sau đây:

a) Đánh giá tình hình tham nhũng;

b) Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng và các nội dung khác trong công tác quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng;

c) Đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng và phương hướng, giải pháp, kiến nghị.

5. Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng phải được công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước hoặc phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 17. Tiêu chí đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng

1. Việc đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện theo các tiêu chí sau đây:

a) Số lượng, tính chất và mức độ của vụ việc, vụ án tham nhũng;

b) Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

c) Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng;

d) Việc phát hiện và xử lý tham nhũng;

đ) Việc thu hồi tài sản tham nhũng.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

....

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Giáo Dục Công Dân lớp 8 Bài 2: Liêm khiết sách VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
3.7
3 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status