Logo

Giải Giáo Dục Công Dân 8 VNEN Bài 3: Tôn trọng

Giải Giáo Dục Công Dân 8 VNEN Bài 3: Tôn trọng hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK chi tiết, dễ hiểu. Giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học.
5.0
1 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 8 Bài 3: Tôn trọng VNEN chi tiết, dễ hiểu được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp học sinh trong quá trình học tập.

Giải GDCD lớp 8 VNEN Bài 3: Hoạt động khởi động

Trò chơi " chuyền hộp bút"

a. Cách chơi:

Chia hai lớp thành hai đội thực hiện trò chơi chuyền hộp bút:

  • Lượt 1: Chuyển hộp bút chì màu đến những người trong dãy một cách nhanh nhất

  • Lượt 2: Trao hộp bút kèm theo sự tôn trọng người được trao trong thời gian ngắn nhất

b. Thảo luận sau khi chơi:

1. Em thích thái độ của các bạn khi chuyển hộp bút trong lần nào? Vì sao?

2. Nêu ý nghĩa của hoạt động này

Bài làm:

  • Em thích thái độ của các bạn khi chuyển hộp bút trong lần thứ hai vì mọi người vừa làm tròn trách nhiệm của mình, vừa cư xử đàng hoàng, đúng mực. 
  • Ý nghĩa của hoạt động này là: Mọi người nên coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

Giải Giáo Dục Công Dân lớp 8 VNEN Bài 3: Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu về tôn trọng

a. Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

  • Theo em, hành vi tôn trọng được thể hiện ở chỗ nào, câu nói nào trong câu chuyện trên?
  • Từ câu chuyện trên, em thấy việc tôn trọng người khác mang lại kết quả gì?

Bài làm:

  • Theo em hành vi tôn trọng được thể hiện ở chỗ: Mỗi ngày đều có hàng trăm người ra vào nhưng cố là người duy nhất mà sáng sớm đi làm cô chào hỏi tôi và chiều tan ca tạm biệt tôi, còn người khác thì xem tôi như không tồn tại.
  • Từ câu chuyện trên, em thấy việc tôn trọng người khác sẽ nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh.

b. Tìm hiểu về tôn trọng lẽ phải

Câu hỏi:

  • Theo em, những hành động nào của Bác Hồ trong câu chuyện trên thể hiện sự tôn trọng?
  • Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy trao đổi với bạn suy nghĩ của mình?
  • Kể cho các bạn cùng nghe tấm gương về sự tôn trọng mà em được biết trong cuộc sống

Bài làm:

Những hành động của Bác Hồ trong câu chuyện thể hiện sự tôn trọng là:

  • Vị sư xin Bác đừng cởi dép, nhưng Bác không đồng ý.
  • Đến thềm chùa, Bác cởi dép ở ngoài như mọi người xong mới đi vào.
  • Bác luôn giữ đúng mọi nghi thức như người dân đến lễ.
  • Bác ngăn đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu công an giao thông bật đèn xanh...

Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ: Bác Hô mặc dù là một vị lãnh tụ của đất nước nhưng Bác sống rất giản dị và tôn trọng tất cả mọi người.

Tấm gương về sự tôn trọng mà em biết là: 

Sáng chủ nhật tuần trước, mẹ chở tôi đi ăn sáng ở một tiệm phở trên đường Lý Thái Tổ. Khách ăn khá đông, ngồi kín cả mấy dãy bàn phía trong nên mạ con tôi phải ngồi ở chiếc bàn ngoài cùng, sát vỉa hè.

Lúc hai tô phở thơm ngon vừa được bưng ra thì một cậu bé trạc mười tuổi, trên tay cầm một xấp vé số tiến lại gần chỗ mẹ tôi, cất tiếng mời:

– Cô ơi! Mua mở hàng giùm con mấy tờ lấy hên đi cô!

Mẹ tôi vốn là người ít khi mua vé số nhưng trước vẻ ngây thơ và tội nghiệp của cậu bé, mẹ cũng mua hai tờ và đưa cho cậu bé năm ngàn đồng, bảo khỏi phải trả lại tiền thừa.

Cậu bé loay hoay tìm trong mớ tiền lẻ, lấy ra một ngàn rồi đưa trả mẹ tôi bằng cả hai tay:

– Cháu gửi lại cô ạ!

Mẹ tôi khen cậu bé ngoan, tuy nhỏ mà đã có lòng tự trọng.

c. Điền vào chỗ trống những điều học sinh cần tôn trọng:

Từ câu chuyện trên, cũng như trong cuộc sống, em thấy mỗi cá nhân cần biết tôn trọng những gì? Hãy điền vào các dòng để trống

Chúng ta cần:

  • Tôn trọng con người

  • Tôn trọng quy định, nội quy lao động

  • Tôn trọng sản phẩm lao động

  • Tôn trọng người khác và tôn trọng lẽ phải

  • .................................................

Bài làm:

Chúng ta cần:

  • Tôn trọng con người
  • Tôn trọng quy định, nội quy lao động
  • Tôn trọng sản phẩm lao động
  • Tôn trọng người khác và tôn trọng lẽ phải
  • Tôn trọng quy định của các cơ quan, tổ chức
  • Tôn trọng quan điểm, ý kiến của người khác

2. Biểu hiện tôn trọng

Điền vào bảng sau những biểu hiện của tôn trọng và thiếu tôn trọng

 

Biểu hiện của tôn trọng

Biểu hiện của thiếu tôn trọng

Thái độ

Ví dụ: Lễ phép với người trên

 

Lời nói

Ví dụ: Dạ, vâng ạ...

 

Hành động

Ví dụ: Mặc trang phục phù hợp

 

Bài làm:

 

Biểu hiện của tôn trọng

Biểu hiện của thiếu tôn trọng

Thái độ

  • Lễ phép với người trên
  • Luôn niềm nở, tươi cười khi tiếp khách
  • Cảm thông, chia sẻ khi người khác gặp nhiều bất hạnh.
  • Coi thường, miệt thị những người nghèo khó
  • Khinh thường những người có trình độ thấp kém
  • Không quan tâm những người thua mình

Lời nói

  • Dạ, vâng ạ...
  • Lời hỏi thăm, lời chúc mừng
  • Lời cảm ơn, biết ơn sâu sắc
  • Lời động viên, an ủi lúc khó khăn...
  • Châm chọc, chễ giễu người khuyết tật
  • Lời nói trống không: Biết rồi, ừ, cho là đúng đi.....
  • Nói chuyện riêng làm ảnh hưởng đến người khác

Hành động

  • Mặc trang phục phù hợp
  • Lắng nghe ý kiến của mọi người.
  • Đi nhẹ, nói khẽ nơi đông người
  • Công kích, chê bai khi người khác có sở thích không giống mình
  • Bắt nạt người yêu hơn mình.
  • Gây gổ, to tiếng với người xung quanh
  • Đổ lỗi cho người khác.

3. Ý nghĩa và vai trò của tôn trọng

Từ câu chuyện "Chuyện về một nữ công nhân làm việc tại Nhà máy chế biến đồ đông lạnh" nêu trên, em hãy nêu ý nghĩa và vai trò của tôn trọng?

Bài làm:

Ý nghĩa của tôn trọng:

  • Nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình.
  • Mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.

Vai trò của tôn trọng: Góp phần duy trì đạo đức xã hội, hoàn thiện nhân cách cá nhân, hướng tới con người đến chân thiện mỹ.

4. Tìm hiểu cách rèn luyện hành vi tôn trọng

  • Chúng ta phải rèn luyện đức tính tôn trọng như thế nào?
  • Hãy điền những hành vi biểu hiện sự tôn trọng vào ô trống trong các tình huống sau:

Tình huống

Hành vi biểu hiện sự tôn trọng

A. Khi giáo viên đang giảng bài

 

B. Khi gặp người lớn tuổi

 

C. Khi giao tiếp với bạn

 

D. Khi làm bài kiểm tra

 

E. Khi gặp khách quốc tế

 

G. Khi tham gia giao thông

 

H. Khi đi du lịch

 

I. Khi bạn mắc lỗi

 

Bài làm:

Tình huống Hành vi biểu hiện sự tôn trọng
A. Khi giáo viên đang giảng bài

Lắng nghe thầy cô giảng bài

Hăng hái phát biểu bài

B. Khi gặp người lớn tuổi

Lễ phép chào hỏi

Giúp đỡ người lớn khi họ cần

C. Khi giao tiếp với bạn Xưng hô lịch sự bạn và mình hoặc tớ và cậu
D. Khi làm bài kiểm tra

Không quay cóp bài, không giở tài liệu hoặc chép bài của bạn

E. Khi gặp khách quốc tế

Mìm cười với họ

Sẵn sàng chỉ đường, giúp đỡ họ nếu họ cần

G. Khi tham gia giao thông Thực hiện đúng quy định luật giao thông đường bộ, không vượt đèn đỏ, không lấn chiếm vỉa hè...
H. Khi đi du lịch

Không chen lẫn, xô đẩy

I. Khi bạn mắc lỗi Nhẹ nhàng nhắc nhở bạn để bạn lần sau không mắc lỗi.

Chúng ta phải rèn luyện đức tính tôn trọng bằng cách:

  • Luôn tôn trọng mọi người ở mọi nơi mọi lúc.
  • Luôn thể hiện cử chỉ, hành động và lời nói tôn trọng người khác.

Giải VNEN GDCD 8 Bài 3: Hoạt động luyện tập

1. Khoanh tròn các phương án đúng:

Tôn trọng lẽ phải là:

A. Biết đấu tranh cho lẽ phải

B. Bảo vệ danh dự, nhân phẩm cho người khác

C. Che chở cho bạn khi bạn làm sai

D. Biết cách phê bình bạn để bạn hiểu

E. Chỉ trích, miệt thị bạn khi bạn có lỗi

G. Có ý thức bảo vệ danh dự bản thân

Bài làm:

Tôn trọng lẽ phải là:

A. Biết đấu tranh cho lẽ phải

B. Bảo vệ danh dự, nhân phẩm cho người khác

D. Biết cách phê bình bạn để bạn hiểu

G. Có ý thức bảo vệ danh dự bản thân

2. Hoàn thành phiếu học tập

Đánh dấu X vào ô tôn trọng hoặc không tôn trọng trong bảng dưới đây và giải thích vì sao em chọn như vậy?

Biểu hiện

Tôn trọng

Không tôn trọng

Giải thích

A. Lan thường xuyên có ý thức tìm hiểu phong tục, tập quán của các nước trên thế giới

 

 

 

B. Hà luôn phản ứng với thầy cô giáo mỗi khi bạn đi học muộn

 

 

 

C. Lâm luôn viết giấy xin phép mỗi khi nghỉ học

 

 

 

D. Thành luôn có ý thức học tập và thường giúp đỡ cha mẹ công việc nhà

 

 

 

E. Hải không bao giờ chơi với các bạn trong lớp có hoàn cảnh khó khăn

 

 

 

Bài làm:

Biểu hiện

Tôn trọng

Không tôn trọng

Giải thích

A. Lan thường xuyên có ý thức tìm hiểu phong tục, tập quán của các nước trên thế giới

X

 

Vì Lan tôn trọng nền văn hóa của các nước khác.

B. Hà luôn phản ứng với thầy cô giáo mỗi khi bạn đi học muộn

 

X

Vì Hà vô lễ, Hà làm sai nhưng vẫn không chịu nhận lỗi còn có thái độ không tốt.

C. Lâm luôn viết giấy xin phép mỗi khi nghỉ học

X

 

Vì Lâm tôn trọng cô giáo, thầy giáo và tôn trọng cả những nội quy của nhà trường đề ra.

D. Thành luôn có ý thức học tập và thường giúp đỡ cha mẹ công việc nhà

X

 

Vì Thành tôn trọng sức lao động và tình thương của bố mẹ dành cho mình. Nên Thành luôn cố gắng trở thành con ngoan trò giỏi.

E. Hải không bao giờ chơi với các bạn trong lớp có hoàn cảnh khó khăn

 

X

Vì Hải miệt thị, khinh thường người nghèo, nên bạn ấy không chơi với các bạn nghèo

3. Suy ngẫm:

Trong lớp em, không phải bạn nào cũng có sở thích và thói quen giống nhau, bạn thích nói chuyện nhiều, bạn lại nói chuyện ít, bạn thích món ăn này, bạn thích món ăn khác. Đối với những sở thích và thói quen khác nhau của các bạn như vậy, em có thái độ như thế nào?

Trong giờ học, Thắng có ý kiến sai, nhưng không nhận cứ tranh cãi với cô giáo và cho là mình đúng. Cô giáo yêu cầu Thắng không trao đổi để giờ ra chơi giải quyết tiếp. Ý kiến của em về các giải quyết của cô giáo và bạn Thắng?

Bài làm:

  • Mỗi người sẽ có một sở thích, thói quen khác nhau, miễn là những điều đó không làm ảnh hưởng đến người khác thì em luôn vui vẻ và ủng hộ những sở thích và thói quen của các bạn. Trong những trường hợp, sở thích và thói quen đó làm ảnh hưởng tới người khác, em sẽ nhẹ nhàng nhắc bạn để bạn điều chỉnh lại cho phù hợp và không gây ảnh hưởng đến người xung quanh...
  • Theo em, cách giải quyết của cô giáo là hoàn toàn đúng. Vì đang trong giờ học, cô không muốn vì một câu trả lời của bạn Thắng mà làm mất thời gian học bài của cả lớp. Do đó, cô sẽ sử dụng giờ ra chơi để giảng cho bạn ấy hiểu rằng bạn ấy đã nói sai ở chỗ nào để bạn nắm rõ hơn.

4. Viết thông điệp

- Cách tiến hành:

  • Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm viết một thông điệp của mình để thể hiện sự tôn trọng và mong muốn được mọi người tôn trọng vào giấy A0.
  • từng nhóm lần lượt gắn thông điệp của nhóm lên trên bảng
  • Các nhóm đọ thông điệp của các nhóm khác

- Trả lời câu hỏi:

  • Em cảm nhận gì sau hoạt động này?
  • Em thích nhất thông điệp của nhóm nào? Vì sao?

Bài làm:

Ví dụ: 

- Một số thông điệp thể hiện sự tôn trọng là:

  • Muốn người khác tôn trọng mình thì mình phải biết tôn trọng người khác.
  • Cần phải tôn trọng mọi người ở mọi nơi mọi lúc
  • Tôn trọng người khác là sự tôn trọng mình.
  • Mọi người cần tôn trọng lẫn nhau để xã hội phát triển
  • ...............

- Sau hoạt động này, em càng hiểu hơn sự tôn trọng trong cuộc sống. Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn, xã hội sẽ phát triển hơn nếu ai cũng tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.

- Trong những câu thông điệp trên em thích nhất là câu: "Muốn người khác tôn trọng mình thì mình phải biết tôn trọng người khác" vì đây vừa là một lời răn dạy và một lời cảnh báo đối với những người không biết tôn trọng người khác. Người xưa có câu "có đi có lại" do đó, khi mình khinh thường, mỉa mai, miệt thị người khác thì sẽ chẳng bao giờ nhận được sự tôn trọng từ họ và sẽ không có được cuộc sống tốt đẹp.

Giải VNEN Giáo Dục Công Dân 8 Bài 3: Hoạt động vận dụng

1. Nhận diện bản thân

a. Hằng ngày, em đã làm tốt việc tôn trọng chưa?

b. Hãy kể tên những việc làm thể hiện sự tôn trọng và chưa tôn trọng của em

c. Tìm hiểu những giải pháp để khắc phục cách hành động thiếu tôn trọng của bản thân

Bài làm:

a. Hẳng ngày, em đã làm khá tốt việc tôn trọng

b. Những việc làm thể hiện sự tôn trọng và chưa tôn trọng của em:

Việc làm tôn trọng Việc làm chưa tôn trọng

 

  • Chào hỏi người lớn lễ phép
  • Học bài và làm bài tập đầy đủ
  • Giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà
  • Luôn tôn trọng ý kiến của các bạn
  • Chấp hành đúng quy định của trường, của lớp....
  • Nói chuyện riêng trong giờ học
  • Đôi lúc, mải chơi, chưa giúp bố mẹ làm việc nhà

c. Để khắc phục các hành động thiếu tôn trọng, em cần phải:

  • Hạn chế nói chuyện, tập trung lắng nghe cô giáo giảng bài để hiểu nhanh hơn và học tốt hơn.
  • Phân chia thời gian chơi và làm việc hợp lí, phải biết giúp đỡ bố mẹ nhiều hơn

2. Tưởng tượng

Em sẽ làm gì khi bị một bạn nói xấu em với các bạn khác? Em suy nghĩ thế nào về người bạn ấy? Em sẽ ứng xử với bạn ấy như thế nào để bạn tôn trọng em và thấy mình cũng được tôn trọng?

Bài làm:

Khi bị một bạn nói xấu em, em sẽ xem như mình không biết việc đó. Lúc đó em sẽ cảm thấy bạn ấy là một người ích kỉ và xấu tính.

Mặc dù, bạn ấy xấu tính như vậy nhưng em vẫn tôn trọng và vui vẻ với bạn ấy. Vì em không muốn mình cũng xấu tính như bạn ấy là đi nói xấu bạn ấy với người khác, mà em muốn bạn ấy tự hiểu được việc đi nói xấu em với người khác là việc mà bạn ấy đã làm sai và lần sau sẽ không nên đi nói xấu người khác như vậy.

3. Suy ngẫm

a. Em suy nghĩ và hành động thế nào khi nhiều quan điểm/ sở thích của em không giống quan điểm/ sở thích với bạn thân của em?

b. Em có suy nghĩ và hành động như thế nào khi bố mẹ em nhật kí của em mà không hỏi ý kiến của em?

Bài làm:

a. Theo em, việc mình và bạn thân không có nhiều quan điểm/ sở thích cùng nhau cũng là chuyện bình thường. Vốn dĩ, bố mẹ và con cái nhiều lúc cũng không có cùng quan điểm nói gì là người ngoài. Bởi vậy, em luôn tôn trọng và ủng hộ những quan điểm đúng, sở thích chính đáng của bạn. Điều đó cũng có nghĩa bạn cũng sẽ ủng hộ quan điểm và sở thích chính đáng của em.

b. Em không tán thành việc bố mẹ xem nhật kí của mình mà không hỏi ý kiến. Bởi nhật kí là điều riêng tư của mỗi người, do đó, chỉ khi chủ nhân nó cho phép thì người khác mới được xem.

4. Liên hệ thực tiễn

Tục ngữ có câu: "Kính trên nhường dưới". Theo câu tục ngữ này, muốn khuyên chúng ta điều gì? Em đã có những vận dụng ý nghĩa của câu tục ngữ ngày vào cuộc sống như thế nào?

Bài làm:

Câu tục ngữ: "Kinh trên, nhường dưới" muốn khuyên chúng ta:

  • “Kính trên” là kính trọng người lớn tuổi hơn mình. Nếu người lớn có nói sai, hiểu sai về mình; có hành động không đúng với mình thì mình cũng không được nói năng hỗn láo, vô lễ mà phải bình tĩnh, lễ phép trình bày, giải thích.
  • “Nhường dưới” là phải yêu thương em nhỏ, em có làm gì sai, quá đáng với mình cũng không được đánh mắng mà phải giải thích cho em hiểu.

Những vận dụng ý nghĩa của câu tục ngữ ngày vào cuộc sống là:

  • Mời ông bà, bố mẹ ăn cơm, uống nước.
  • Luôn chào hỏi lễ phép, trả lời dạ thưa với người lớn tuổi.
  • Nhường đồ chơi cho em nhỏ.
  • Khi em mắc lỗi, nhẹ nhàng chỉ bảo cho em, không la mắng em....

Giải VNEN GDCD lớp 8 Bài 3: Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Quan sát và trao đổi cùng người thân

Chỉ ra các biểu hiện thiếu tôn trọng của một số lễ hội truyền thống ở nước ta hiện nay? Theo em, làm thế nào để nâng cao ý thức tôn trọng của người dân trong việc bảo tôn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp?

Bài làm:

Những biểu hiện thiếu tôn trọng của một số lễ hội truyền thống của nước ta:

  • Tệ nạn bán hàng rong, bán sách ngoài luồng, xem tướng số, tử vi, lôi kéo khách hành hương, nâng giá trị dịch vụ
  • Người dân chen chúc, sẵn sàng dẫm đạp lên nhau để đi hội.
  • Nhiều người ăn mặc phản cảm khi đến lễ hội, chùa chiền
  • Người dân vô ý thức dẫm đạp, phá hỏng một số công trình, cỏ cây, hoa lá trong khuôn viên diễn ra lễ hội...

Để nâng cao ý thức tôn trọng của người dân trong việc bảo tôn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp, các tổ chức ban ngành phải thường xuyên tuyên truyền để người dân được hiểu. Đồng thời, mỗi người dân tự nâng cao ý thức của mình để tham gia lễ hội văn minh, lịch sự và không kém phần trang trọng.

b. Hãy quan sát những người sống quanh em, chỉ ra 3-5 việc làm thể hiện tôn trọng và 3-5 việc làm thể hiện thiếu tôn trọng của họ, từ đó rút ra bài học cho bản thân

Bài làm:

Việc làm tôn trọng Việc làm thiếu tôn trọng

Lắng nghe thầy cô giáo giảng bài

Chia sẻ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn

Chào hỏi, lễ phép với người lớn tuổi

Nói chuyện riêng trong giờ học

Miệt thị, khinh thường người nghèo

Nói xấu người khác

=> Rút ra bài học cho bản thân: Nên sống tôn trọng người khác. Đó không chỉ là đức tính tốt mà còn là cách để ta rèn luyện bản thân, để được mọi người tôn trọng lại mình. 

2. Tìm hiểu tấm gương về sự tôn trọng

  • Hãy viết về những người trong gia đình em, những người sống xung quanh em, hoặc gương người tốt, việc tốt được đăng trên các phương tiện truyền thông mà em ngưỡng mộ hoặc tự hào về việc làm và hành vi tôn trọng của họ.
  • Chỉ ra phẩm chất, hành vi tôn trọng ở họ khiến em ngưỡng mộ và thấy cần noi theo
  • Em sẽ làm gì để phát huy những phẩm chất và hành vi tốt đẹp đó?

Bài làm:

Câu chuyện nói về tính tự trọng:

Chiếc máy giặt nhà cô Năm lúc xả nước hay vắt khô quần áo thì đột nhiên phát ra tiếng kêu “cạch, cạch…” rất lớn. Khi kiểm tra, bác thợ sửa chữa đã phát hiện một đồng tiền xu bị rớt bên trong. Bác thợ lấy đồng tiền ra và tiện thể làm vệ sinh một lượt bên trong máy. Ông nói rằng, máy giặt sau khi dùng một thời gian cần phải vệ sinh sạch sẽ, nếu không sẽ sinh ra vi khuẩn ngấm vào quần áo và không tốt cho sức khỏe. Sau khi sửa chữa xong, bác thợ nhận tiền rồi xách hộp dụng cụ chào cô Năm ra về.

Ông thợ sửa vừa bước ra khỏi cửa, cô Năm vẫn chưa đóng vội cửa, mà vịn tay vào cửa nói lời chào bác thợ đang bước về phía thang máy. Mãi đến khi ông đi vào thang máy rồi mới nhẹ nhàng đóng cửa lại. Cô Năm thầm nghĩ, giờ phút này dù ngoài kia gió có lạnh đến cắt da, thì trong lòng bác thợ chắc hẳn cũng thấy ấm áp. Bởi khi ông rời bước, ngay phía sau lưng ông không có tiếng đóng cửa “rầm” vô cảm và lạnh giá. Ông đã nhận được sự tôn trọng “đóng cửa chậm 3 giây” của người khác đối với mình. 

Phẩm chất, hành vi tôn trọng ở họ khiến em ngưỡng mộ và thấy cần noi theo là: Đóng cửa chậm 3 giây, điều này tuy rất nhỏ, nhưng nó thể hiện sự tôn trọng của mình đối với những vị khách khi ra về.

Để phát huy phẩm chất đó, em sẽ cố gắng học theo cô Năm, luôn chào đón và tiễn khách một cách niềm nở và thể hiện sự tôn trọng với họ. 

3. Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về sự tôn trọng

Bài làm:

Các câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về sự tôn trọng:

  • Khó mà biết lẽ biết lời

     Biết ăn biết ở hơn người giàu sang

  • Lời nói không mất tiền mua

     Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

  • Cười người chớ vội cười lâu

     Cười người hôm trước, hôm sau người cười

  • Áo rách cốt cách người thương
  • Ăn có mời, làm có khiến
  • Kính già yêu trẻ
  • “ Yêu mọi người, tin vài người, đừng xúc phạm đến ai”.
  • Kính trên, nhường dưới
  • Trọng thầy mới được làm thầy
  • Tiếng chào, cao hơn mâm cỗ.
  • Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho
  • Tự trọng người lại trọng thân 
    Khinh đi khinh lại, như lần trôn quang

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Giáo Dục Công Dân lớp 8 Bài 3: Tôn trọng sách VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status