Logo

Soạn Bài 5: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc GDCD lớp 9 VNEN

Soạn Bài 5: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc GDCD lớp 9 VNEN trang 33 hướng dẫn trả lời câu hỏi sách giáo khoa chương trình mới chính xác nhất, giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả
1.0
1 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn giải Bài 5: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa môn Giáo dục công dân lớp 9 chương trình mới (VNEN). Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn GDCD 9.

Hoạt động khởi động Bài 5: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

1. Đọc những câu tục ngữ, ca dao dưới đây và cho biết mỗi câu nói về truyền thống nào của dân tộc Việt Nam chúng ta

a. Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

b. Thương người như thể thương thân

c. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

d. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

e. Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Bài làm:

a. Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

=> Truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái

b. Thương người như thể thương thân

=> Truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau

c. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

=> Truyền thống uống nước nhớ nguồn

d. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

=> Truyền thống uống nước nhớ nguồn

e. Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Hoạt động hình thành kiến thức Bài 5: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

1. Tìm hiểu những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và ý nghĩa của truyền thống dân tộc.

a. Cùng suy nghĩ:

  • Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
  • Kể tên một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết?
  • Cho ví dụ để phân biệt truyền thống tốt đẹp của dân tộc với những hủ tục, tập quán lạc hậu.

Bài làm:

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, tính cách, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp…) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Một số truyền thống tốt đẹp:

  • Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết nhân nghĩa…
  • Về văn hóa: các tập quán, cách ứng xử…
  • Về nghệ thuật: Tuồng, chèo, các làn điệu dân ca…

Ví dụ để phân biệt truyền thống tốt đẹp của dân tộc với những hủ tục, tập quán lạc hậu là:

  • Ví dụ truyền thống tốt đẹp: Phụ nữ Việt Nam mặc chiếc áo dài mỗi dịp lễ hội
  • Ví dụ về hủ tục, tập quán lạc hậu: Tục phơi xác chết hàng chục ngày rồi mới mai táng của người Mông ở Hà Giang

b. Thảo luận:

Một số thanh niên quan niệm rằng: "Trong thời đại mở cửa, hội nhập quốc tế hiện nay, truyền thống đồng nghĩa với cổ hủ, lạc hậu chỉ phù hợp với những người lớn tuổi?

Em có đồng ý với quan niệm đó không? Vì sao?

Bài làm:

Em không đồng ý với quan niệm đó bởi vì mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có những truyền thống tốt đẹp riêng. Đó là bản sắc, là tinh hoa thể hiện nét đẹp của dân tộc đó. Bởi vậy, nếu trong thời đại mở cửa, hội nhập quốc tế mà chúng ta đánh mất bản sắc dân tộc, truyền thống dân tộc thì sự phát triển đó không còn thực sự ý nghĩa. Bởi vậy mà Đảng và Nhà nước ta bao giờ cũng đề cao vấn đề "hoà nhập chứ không hoà tan" để nói về vấn đề bên cạnh tiếp thu, học hỏi cái hay, cái mới chúng ta cũng đừng làm mất đi bản sắc dân tộc từ xưa đến nay. Nếu đánh mất nó đi chẳng khác gì đánh mất cội nguồn.

Theo em, truyền thống tốt đẹp của dân tộc có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển của dân tộc ta, của mỗi người dân Việt Nam chúng ta?

Bài làm:

Theo em, truyền thống tốt đẹp của dân tộc có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự phát triển của dân tộc ta, của mỗi người dân Việt Nam chúng ta. Trong xu thế toàn cầu hóa, để phát triển nhanh và bền vững, mỗi quốc gia, dân tộc phải biết phát huy năng lực nội sinh của truyền thống dân tộc, lấy việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống làm động lực tinh thần, mới có thể sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài, biến các nguồn lực đó trở thành sức mạnh cho sự phát triển bền vững đất nước. Khi đất nước phát triển sẽ tạo nhiều điều kiện phát triển hơn cho mỗi cá nhân.

2. Xác định trách nhiệm của công dân học sinh đối với các truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Thảo luận nhóm:

Theo em, mỗi người dân Việt Nam nói chung và học sinh chúng ta nói riêng cần có thái độ, việc làm như thế nào đối với các truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Vì sao?

Bài làm:

Theo em, mỗi người dân Việt Nam nói chung và học sinh chúng ta nói riêng cần phải giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bởi vì, đó là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, tính cách, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp…) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó cũng là tiền đề để phát triển của đất nước ta.

Hãy liệt kê các thái độ, hành vi, việc làm phù hợp và không phù hợp đối với các truyền thống tốt đẹp của dân tộc theo bảng sau đây:

Thái độ, hành vi, việc làm phù hợp Thái độ, hành vi, việc làm không phù hợp
....... ........

Bài làm:

Thái độ, hành vi, việc làm phù hợp Thái độ, hành vi, việc làm không phù hợp
  • Tết đi chúc tết thầy cô giáo
  • Tìm đọc tài liệu nói về các truyền thống và phong tục, tập quán của dân tộc.
  • Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa
  • Tìm hiểu và giới thiệu với mọi người về các lễ hội truyền thống của dân tộc.
  • Không tôn trọng những người lao động chân tay
  • Chê bai những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, là quê mùa.
  • Sống chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác
  • Gặp thầy cô giáo cũ không chào hỏi.

Hoạt động luyện tập Bài 5: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

1. Quan sát những bức ảnh sau đây và cho biết nội dung mỗi bức ảnh đó thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam chúng ta?

Bài làm:

  • Ảnh 1 thể hiện truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết của thế hệ trẻ Việt Nam
  • Ảnh 2, ảnh 4, ảnh 6 thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, truyền thống biết ơn.
  • Ảnh 3 thể hiện truyền thống yêu nước, bảo vệ tổ quốc
  • Ảnh 5 thể hiện truyền thống văn hoá dân tộc đó là hát quan họ.
  • Ảnh 7 thể hiện truyền thống chăm chỉ, hăng say lao động
  • Ảnh 8 thể hiện truyền thống hiếu học
  • Ảnh 9 thể hiện truyền thống đạo hiếu
  • Ảnh 10 thể hiện trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam - chiếc áo dài.

2. Em tán thành hay không tán thành với mỗi ý kiến dưới đây? Giải thích lí do?

A. Một dân tộc nếu không biết trân trọng, giữ gìn các giá trị truyền thống dân tộc đó sẽ tự đánh mất mình

B. Để phát triển, mỗi dân tộc phải biết giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình, đồng thời học hỏi tinh hoa của các dân tộc khác.

C. Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp rất đáng tự hào

D. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa.

Bài làm:

A. Một dân tộc nếu không biết trân trọng, giữ gìn các giá trị truyền thống dân tộc đó sẽ tự đánh mất mình.

=> Em tán thành vì truyền thống dân tốc là tinh hoa, bản sắc của dân tộc đó, nếu đánh mất truyền thống thì sẽ đánh mất dân tộc.

B. Để phát triển, mỗi dân tộc phải biết giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình, đồng thời học hỏi tinh hoa của các dân tộc khác.

=> Em tán thành vì bên cạnh tinh hoa văn hoá của dân tộc, chúng ta cũng cần phải tiếp thu những tinh hoá mới từ bên ngoài vừa giúp đất nước phát triển vừa giữ được bản sắc dân tộc.

C. Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp rất đáng tự hào.

=> Em tán thành vì dân tộc Việt Nam có rất nhiều truyền thống tốt đẹp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó chính là những tinh hoa mà cha ông đời trước để lại cho con cháu thời nay.

D. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa.

=> Em không tán thành vì bất kì thời kì nào cũng cần đến truyền thống dân tộc. Nếu không biết trân trọng, giữ gìn các giá trị truyền thống dân tộc đó sẽ tự đánh mất mình.

3. Theo em, những thái độ, hành vi, việc làm nào dưới đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc?

A. Tìm đọc tài liệu nói về các truyền thống và phong tục, tập quán của dân tộc.

B. Chê bai những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, là quê mùa.

C. Chơi trò chơi dân gian

D. Nghe nhạc, xem phim, kịch Việt Nam

E. Hát, nghe các làn điệu dân ca Việt Nam

G. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa

H. Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc

I. Tìm hiểu về ẩm thực và trang phục truyền thống

K. Đua đòi theo lối sống ích kỉ, thực dụng

L. Ăn mặc lố lăng, hở hang

M. Không nhận mình là người Việt Nam khi ra nước ngoài

N. Niềm nở, thân thiện với khách quốc tế

O. Yêu quý những người thân trong gia đình

P. Kính trọng, biết ơn thầy, cô giáo

Q. Chăm chỉ học tập, lao động.

Bài làm:

Những thái độ, hành vi, việc làm nào dưới đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc:

A. Tìm đọc tài liệu nói về các truyền thống và phong tục, tập quán của dân tộc.

C. Chơi trò chơi dân gian

D. Nghe nhạc, xem phim, kịch Việt Nam

E. Hát, nghe các làn điệu dân ca Việt Nam

G. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa

H. Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc

I. Tìm hiểu về ẩm thực và trang phục truyền thống

N. Niềm nở, thân thiện với khách quốc tế

O. Yêu quý những người thân trong gia đình

P. Kính trọng, biết ơn thầy, cô giáo

Q. Chăm chỉ học tập, lao động.

Hoạt động vận dụng Bài 5: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

1. Em đã/ có thực hiện được những thái độ, hành vi, việc làm nào thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thông tốt đẹp của dân tộc?

Bài làm:

Những thái độ, hành vi, việc làm của em thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thông tốt đẹp của dân tộc là:

  • Tìm hiểu một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc như truyền thống đánh giặc, hiếu học, ẩm thực...
  • Tham gia các trò chơi dân gian mỗi dịp lễ hội.
  • Thắp hương đài tưởng niệm các liệt sĩ đã hi sinh nhân ngày quân đội nhân dân Việt Nam.
  • Thăm hỏi và tặng quà cho thầy cô giáo cũ nhân ngày 20/11.
  • Cố gắng, chăm chỉ học tập để trở thành học sinh giỏi.

2. Em cần điều chỉnh, thay đổi những thái độ, hành vi, việc làm nào chưa phù hợp với các truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Lập kế hoạch cụ thể để điều chỉnh, sửa chữa những thái độ, hành vi, việc làm chưa phù hợp đó.

Bài làm:

Ví dụ mẫu:

Cần chăm chỉ học tập hơn, không lo chơi bời như trước.

Kế hoạch điều chỉnh:

  • Đặt mục tiêu cuối năm học phải đạt được học sinh giỏi.
  • Mỗi ngày thêm 1 tiếng đồng hồ để học bài
  • Nhờ bạn học tốt hơn hướng dẫn những bài tập khó giúp mình....

3. Em hãy cùng các bạn trong nhóm, trong lớp xây dựng kế hoạch và thực hiện một hoạt động cụ thể để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Bài làm:

Ví dụ mẫu: Lớp em tổ chức hoạt động quét dọn vệ sinh bia tưởng niệm liệt sĩ của xã em.

Phân công nhiệm vụ:

  • Mỗi tổ cử ra 2 bạn mang cuốc, 2 bạn mang xẻng, một bạn mang chổi, ba bạn mang chậu và khăn lau sạch.
  • Cán bộ lớp chuẩn bị một đĩa hoa quả, một hộp bánh và một chục hương.

Tiến hành thực hiện:

  • 7 giờ 30 phút: Cô chủ nhiệm và các bạn tập trung ở đài tưởng niệm xã để thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.
  • 8 giờ: các bạn cuốc cỏ, quét dọn sạch sẽ khu vực lối đi xung quanh đài tưởng niệm.
  • 9h 30 phút: Các bạn nhổ cỏ ở các bồn hoa sạch sẽ.
  • 10 giờ 30 phút: Các bạn lau dọn sạch sẽ các phần mộ liệt sĩ.
  • 11 giờ: tất cả các bạn tập hợp, nghe nhận xét đánh giá của cô chủ nhiệm và ra về.

Hoạt động tìm tòi mở rộng Bài 5: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Em hãy cùng các bạn trong nhóm sưu tầm, tìm hiểu về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

Bài làm:

Quê hương em có truyền thống làm bánh phu thê. Đây là một trong những loại bánh không thể thiếu trong những đám hỏi, đám cưới.

Tương truyền, bánh phu thê gắn với câu chuyện kể về vợ chồng người lái buôn thuở xưa. Chuyện kể rằng, trước lúc người chồng lên đường đi buôn ở phương xa, người vợ làm bánh tặng chồng và thề rằng cho dù xa nhau nhưng lòng nàng vẫn luôn ngọt ngào, đậm đà như bánh. Chồng cảm động đặt tên cho bánh là bánh phu thê. Chẳng ngờ đến phương xa, người chồng bị say đắm bởi sắc đẹp của các cô gái lạ và không muốn quay về. Người vợ ở nhà biết tin liền làm bánh gửi cho chồng kèm theo lời nhắn:

“Từ ngày chàng bước xuống ghe

Sóng bao nhiêu đợt bánh rầu bấy nhiêu”.

Nhận được bánh và lời nhắn của vợ, người chồng hối hận liền tức tốc quay về và không còn nghĩ đến chuyện thay lòng đổi dạ nữa. Từ đó, người ta truyền nhau rằng bánh phu thê tượng trưng cho sự thủy chung của vợ chồng, và thường hay có mặt trong tiệc cưới như một lời nhắn nhủ đến các đôi vợ chồng trẻ.

Có thể nói, Bánh phu thê không chỉ là một trong những loại bánh truyền thống của Việt Nam mà còn hàm chứa trong đó triết lý âm dương của cả dân tộc.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải GDCD lớp 9 VNEN Bài 5: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
1.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status