Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể - Kết nối tri thức với cuộc sống được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.
Giải mở đầu trang 30 SGK KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giữa các thể của nước có sự chuyển đổi qua lại lẫn nhau ở những điều kiện nhất định. Sự chuyển thể của nước tạo ra những hiện tượng tự nhiên nào trên Trái Đất?
Lời giải:
Sự chuyển thể của nước gây ra các hiện tượng: mây, mưa, tuyết, đóng băng, tan băng, ...
I. Các thể của chất: thể rắn, thể lỏng và thể khí
Giải câu hỏi mục I trang 30 SGK KHTN lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Câu 1:
Hãy nêu một số ví dụ về chất ở thể rắn, lỏng và khí mà em biết
Lời giải:
Thể rắn: bàn, ghế, bút, giấy
Thể lỏng: dầu ăn, thủy ngân, nước
Thể khí: khí oxygen, khí cacbonic….
Câu 2:
Em có thể dùng chất ở thể lỏng để tạo nên vật có hình dạng cố định không?
Lời giải:
Em không thể dùng chất lỏng để tạo nên vật có hình dạng cố định vì chất lỏng không có hình dạng cố định
Giải hoạt động mục I trang 30 SGK KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuẩn bị: 1 miếng gỗ nhỏ, 2 xi-lanh, nước có pha màu
Tiến hành:
Hãy rút ra nhận xét về hình dạng, khả năng chịu nén của chất ở thể rắn, thể lỏng và thể khí
Lời giải:
- Chất rắn có hình dạng cố định, rất khó bị nén
- Chất lỏng không có hình dạng cố định, khó bị nén
- Chất khí không có hình dạng cố định, dễ bị nén
Giải câu hỏi mục I trang 31 SGK KHTN lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Câu 1:
Khi mở lọ nước hoa, một lát sau có thể ngửi thấy mùi nước hoa. Điều này thể hiện tính chất gì của chất ở thể khí?
Lời giải:
Sau một thời gian mở lọ nước hoa, ta ngửi thấy mùi ở đây thể hiện tính chất vật lí của chất ở thể khí. Đó là các phân tử của chất khí sẽ chuyển động hỗn độn không ngừng.
Câu 2:
Nước từ nhà máy nước được dẫn đến các hộ dân qua đường ống. Điều này thể hiện tính chất gì của chất ở thể lỏng?
Lời giải:
Nước có thể chuyển từ nhà máy nước, chia ra các đường ống nhỏ qua nhà dân. Điều này thể hiện tính chất không có hình dạng nhất định của nước (có thể biến hình trong các chất đựng có hình dạng khác nhau và lan ra khắp mọi phía)
Câu 3:
Ta có thể đi được trên mặt nước đóng băng. Điều này thể hiện tính chất gì của chất ở thể rắn?
Lời giải:
Nước đóng băng ở thể rắn, nó cứng và không có sự thay đổi hình dạng khi có lực tác động nên ta có thể đi được trên mặt băng.
II. Sự chuyển thể của chất
Giải câu hỏi mục II trang 32 SGK KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Câu 1:
Nhiệt độ nóng chảy của sắt, thiếc và thủy ngân lần lượt là 1538 độ C, 232 độ C, -39 độ C. Hãy dự đoán chất nào là chất lỏng ở nhiệt độ thường
Lời giải:
Nhiệt độ thường rơi vào khoảng 25 độ C
=> Do -39 độ C < 25 độ C => Thủy ngân tồn tại ở thể lỏng
Sắt, thiếc đều có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ phòng
=> Sắt, thiếc tồn tại ở thể rắn.
Câu 2:
Khi để cục nước đá ở nhiệt độ phòng em thấy có hiện tượng gì? Tại sao
Lời giải:
Khi để cục nước đá ở nhiệt độ phòng, cục nước đá sẽ bị tan chảy. Do nhiệt độ nóng chảy của nước đá là 0 độ C < nhiệt độ phòng.
Câu 3:
Quan sát hình 10.4 và trình bày sự chuyển thể đã diễn ra ở thác nước khi chuyển sang mùa hè (hình a) và khi chuyển sang mùa đông (hình b)
Lời giải:
Đã xuất hiện sự đông đặc của nước khi thời tiết chuyển từ hè sang đông.
Mùa hè nước ở thể lỏng, mùa đông nước ở thể rắn.
Giải hoạt động mục II trang 33 SGK KHTN lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Câu 1:
Ghi lại nhiệt độ và thể của nước trong ống nghiệm theo mẫu bảng sau:
Thời gian | Nhiệt độ | Thể |
Ban đầu | ? | ? |
1 phút | ? | ? |
... | ? | ? |
10 | ? | ? |
Lời giải:
Thời gian | Nhiệt độ | Thể |
Ban đầu | 0 | Rắn |
0 – 8 phút | 0 | Rắn + Lỏng |
9 | 8 | Lỏng |
10 | 12 | Lỏng |
Câu 2:
Nhận xét về nhiệt độ của nước đá trong quá trình nóng chảy
Lời giải:
Lời giải:
Nhiệt độ của nước đá không thay đổi trong suốt quá trình đá nóng chảy
Giải câu hỏi mục II trang 34 SGK KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Câu 1:
Nêu điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ
Lời giải:
Giống nhau: đều đề cập tới sự thay đổi giữa trạng thái khí và trạng thái lỏng
Khác nhau:
Bay hơi là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể khí
Ngưng tụ là sự chuyển thể từ thể khí sang thể lỏng
Câu 2:
Nêu điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi
Lời giải:
Giống nhau: Đều là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi
Khác nhau:
Sự bay hơi: chất lỏng chỉ bay hơi trên mặt thoáng, xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào. Xảy ra chậm, khó quan sát
Sự sôi: Chất lỏng vừa bay hơi trong lòng chất lỏng, tạo ra các bọt khí, vừa bay hơi trên mặt thoáng. Sự sôi chỉ xảy ra ở nhiệt độ nhất định, tùy theo chất lỏng. Xảy ra nhanh, dễ quan sát.
Giải hoạt động mục II trang 35 SGK KHTN lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Câu 1:
Ghi lại nhiệt độ trên nhiệt kế trong quá trình đun nước đến sôi (1 phút ghi 1 lần, ghi khoảng 4 đến 5 lần)
Lời giải:
Kẻ bảng theo mẫu và điền thông tin sau khi tiến hành thí nghiệm
Thời gian | Nhiệt độ | Hiện tượng |
Ban đầu | 27 | Không có hiện tượng gì, nước bay hơi |
1 phút | 52 | Không có hiện tượng gì, nước bay hơi |
2 phút | 78 | Không có hiện tượng gì, nước bay hơi |
3 phút | 95 | Không có hiện tượng gì, nước bay hơi |
4 phút | 100 | Nước sôi, các bọt khí trong nước nổi lên |
5 phút | 100 | Nước sôi, các bọt khí trong nước nổi lên |
Câu 2:
Nhận xét nhiệt độ của nước trong quá trình nước sôi
Lời giải:
Trước khi sôi, nhiệt độ của nước tăng dần.
Trong quá trình sôi thì nhiệt độ của nước cố định ở 100 độ C
Giải em có thể trang 35 SGK KHTN lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Câu 1:
Giải thích vì sao chất làm bình chứa phải ở thể rắn?
Lời giải:
Chất làm bình phải ở thể rắn để không có bị thay đổi hình dạng khi bị tác động (có hình dạng cố định), dễ dàng có thể chứa được chất lỏng hoặc khí ở bên trong
Câu 2:
Trình bày được sự nóng chảy, hóa hơi, ngưng tụ, đông đặc trong vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất
Lời giải:
Nước ở các sông hồ ao suối bay hơi dưới ánh nắng mặt trời
=> Sự bay hơi
Hơi nước ngưng tụ lại tạo thành các đám mây trên bầu trời
=> Sự ngưng tụ
Khi các đám mây gặp nhau sẽ có tạo thành mưa, nước sẽ rơi xuống
Ở nơi có nhiệt độ thấp, nhỏ hơn 0 độ C, nước mưa sẽ chuyển thành tuyết
=> Sự đông đặc
Với nhiệt độ lớn hơn 0 độ C, tuyết đóng băng trên mặt hồ sẽ tan chảy thành nước
=> Sự nóng chảy
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể - Kết nối tri thức file PDF hoàn toàn miễn phí.