Logo

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 5: Đo chiều dài - Kết nối tri thức

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 5: Đo chiều dài - Kết nối tri thức chi tiết và chính xác, bám sát yêu cầu trong SGK KHTN lớp 6. Hỗ trợ học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 5: Đo chiều dài - Kết nối tri thức với cuộc sống được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 5: Đo chiều dài - Kết nối tri thức với cuộc sống

Giải câu hỏi mở đầu trang 17 SGK KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Quan sát hình bên, em thấy đoạn thẳng AB hay CD dài hơn? Muốn biết chính xác ta phải làm gì?

Hình trang 17 SGK KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Lời giải:

- Quan sát hình bên, ta thấy độ dài đoạn CD lớn hơn độ dài đoạn AB.

- Muốn biết chính xác ta phải dùng dụng cụ đo để đo chiều dài (thước kẻ).

I. Đơn vị độ dài

Giải câu hỏi mục I trang 17 SGK KHTN lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Trong thực tế, để đo các độ dài sau đây, người ta thường sử dụng đơn vị nào?

a) Độ cao cửa sổ trong phòng học

b) Độ sâu của một hồ bơi

c) Chu vi của quả cam

d) Độ dày của cuốn sách

e) Khoảng cách giữa Hà Nội và Huế

Lời giải:

a) Độ cao cửa sổ trong phòng học: mét (m)

b) Độ sâu của một hồ bơi: mét (m)

c) Chu vi của quả cam: xentimét (cm)

d) Độ dày của cuốn sách: xentimét (cm)

e) Khoảng cách giữa Hà Nội và Huế: kilômet (km)

II. Dụng cụ đo chiều dài

Giải câu hỏi mục II trang 18 SGK KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 1:

Xác định GHĐ và ĐCNN của các thước đo trong hình 5.2.

Hình 5.2 trang 18 SGK KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Lời giải chi tiết

 

Hình a

Hình b

Hình c

GHĐ

100 cm

10 cm

10 cm

ĐCNN

0,5 cm

0,5 cm

0,1 cm

Câu 2:

Dùng loại thước đo thích hợp nào trong hình 5.1 để đo các độ dài sau đây?

Hình 5.1 trang 18 SGK KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

a) Bước chân của em

b) Chu vi ngoài của miệng cốc

c) Độ cao cửa ra vào của lớp học

d) Đường kính trong của miệng cốc

e) Đường kính ngoài của ống nhựa

Lời giải:

a) Bước chân của em: thước dây, thước cuộn

b) Chu vi ngoài của miệng cốc: thước dây

c) Độ cao cửa ra vào của lớp học: thước cuộn, thước dây

d) Đường kính trong của miệng cốc: thước thẳng, thước cuộn

e) Đường kính ngoài của ống nhựa: thước thẳng, thước kẹp.

III. Cách đo chiều dài

Giải câu hỏi mục III trang 18 SGK KHTN lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 1:

Tại sao cần ước lượng chiều dài trước khi đo?

Lời giải:

Ta cần ước lượng chiều dài trước khi đo để chọn thước đo thích hợp với độ dài cần đo.

Câu 2:

Một học sinh tiến hành đo chiều dài của một chiếc lá như trong hình 5.3. Em hãy phân tích và nêu nhận xét về cách đặt thước và đặt mắt của bạn. Hãy chỉ ra các lỗi (nếu có) trong phép đo này.

Hình 5.3 trang 18 SGK KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Lời giải:

- Cách đặt thước và đặt mắt của bạn là không đúng. Ta cần đặt thước dọc theo chiều dài chiếc lá, từ cuống lá đến ngọn lá, vạch số 0 của thước ngang với cuống lá và mắt phải nhìn vuông góc với vạch chia của thước.

- Các lỗi trong phép đo này là: lỗi đặt thước, lỗi mắt nhìn vạch chia của thước.

Giải hoạt động mục III trang 19 SGK KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Đo chiều dài và độ dày của quyển sách Khoa học tự nhiên 6.

Lời giải:

1. Ước lượng chiều dài, độ dày của sách:

- Chiều dài: 16 cm

- Độ dày: 2 cm

2. Chọn dụng cụ đo:

- Tên dụng cụ đo: Thước thẳng

- GHĐ: 20cm

- ĐCNN: 0,1 cm

3. Thực hiện đo và ghi kết quả đo theo mẫu bảng 5.1

Học sinh tiến hành đo chiều dài và độ dày của quyển sách và điền kết quả sau mỗi lần đo vào bảng.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 5: Đo chiều dài - Kết nối tri thức file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status