Logo

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời - Chân trời sáng tạo

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời - Chân trời sáng tạo chi tiết và chính xác, bám sát yêu cầu trong SGK KHTN lớp 6. Hỗ trợ học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học.
3.6
5 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời - Chân trời sáng tạo được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời - Chân trời sáng tạo

Giải câu hỏi mở đầu trang 191 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Vào các đêm khác nhau, chúng ta nhìn thấy Mặt Trăng có các hình dạng khác nhau. Tại sao?

Lời giải:

Mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau nên ta thấy hình dạng Mặt Trăng là khác nhau.

1. Ánh sáng của Mặt Trăng

Giải câu hỏi thảo luận mục 1 trang 188 SGK KHTN lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Câu thảo luận 1:

Em hãy mô tả sự chuyển động của Mặt Trời hằng ngày trên bầu trời.

Lời giải:

Sự chuyển động của Mặt Trời hằng ngày trên bầu trời là: Mặt trời mọc ở đằng Đông và lặn ở đằng Tây.

Câu thảo luận 2:

Quan sát hình 43.2, em hãy cho biết Trái đất tự quay quanh trục của nó theo chiều nào và mỗi thời điểm, ánh sáng mặt trời chiếu tới Trái Đất sẽ làm bao nhiêu phần diện tích mặt đất được chiếu sáng?

Hình 43.2 Mô phỏng chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

Lời giải:

Trái đất tự quay quanh trục của nó theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, từ phía tây sang phía đông.

Mỗi thời điểm, ánh sáng mặt trời chiếu tới trái đất sẽ làm một nửa diện tích trái đất được chiếu sáng.

Câu thảo luận 3:

Người ở tại vị trí B trong hình 43.2a khi ánh sáng mặt trời vừa chiếu tới sẽ quan sát thấy hiện tượng gì? Sau đó, người tại vị trí B sẽ tiếp tục thấy Mặt Trời “chuyển động” như thế nào? Vì sao?

Hình 43.2a trang 188 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Lời giải:

Người ở vị trí B sẽ quan sát thấy hiện tượng mặt trời mọc. Sau đó sẽ tiếp tục thấy mặt trời chuyển động lên cao vì Trái Đất quay quanh trục khiến cho vị trí B được mặt trời chiếu tới.

Giải luyện tập mục 1 trang 189 SGK KHTN lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Người ở tại vị trí C trong hình 43.2b khi ánh sáng mặt trời vừa khuất sẽ quan sát thấy hiện tượng gì? Vì sao?

Hình 43.2b trang 189 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Lời giải:

Người ở vị trí C sẽ quan sát thấy hiện tượng mặt trời lặn vì trái đất quay quanh trục khiến cho vị trí C bị khuất ánh mặt trời.

2. Mặt trời mọc và lặn

Giải câu hỏi thảo luận mục 2 trang 189 SGK KHTN lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi thảo luận 1:

Giữ quả địa cầu tại một vị trí bất kì. Em hãy xác định các vị trí trên quả địa cầu mà ánh sáng sẽ chiếu tới và các vị trí trên quả địa cầu mà ánh sáng sẽ khuất ngay khi ta quay tiếp quả địa cầu.

Lời giải:

Học sinh thực hành theo yêu cầu và tự xác định các vị trí theo hướng dẫn của giáo viên.

Câu hỏi thảo luận 2:

Em hãy quay quả địa cầu để tại Việt Nam sẽ quan sát thấy Mặt Trời mọc, Mặt Trời lặn.

Lời giải:

Học sinh tìm vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu, sau đó tự thực hành.

Câu hỏi thảo luận 3:

Từ nội dung thảo luận 4 và 5, em có liên hệ gì tới hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất, Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn khi quan sát từ Trái Đất.

Lời giải:

Liên hệ hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất, Mặt Trời mọc và lặn khi quan sát từ Trái Đất:

- Hiện tượng ngày và đêm: Hình khối cầu của trái đất luôn được chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm.

- Hiện tượng mặt trời mọc và lặn: Khi trái đất quay, góc nghiêng giữa mặt trời và trái đất cũng dần lớn lên. Đồng thời, nó tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông, vì vậy ta có cảm giác mặt trời mọc từ thấp lên cao, mọc ở đằng đông, lặn ở đằng tây.

Giải vận dụng mục 2 trang 189 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Giải thích hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất và nguyên nhân dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm.

Lời giải:

Hiện tượng ngày và đêm sinh ra do Trái đất tự quay quanh trục: Hình khối cầu của trái đất luôn được chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm. Do Trái đất tự quay quanh trục nên mọi nơi trên bề mặt của trái đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.

Giải bài 1 trang 190 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Khi Mặt Trời lặn nghĩa là ở bất kì đâu trên Trái Đất đều không thể nhìn thấy Mặt Trời. Kết luận này đúng hay sai? Tại sao?

Lời giải:

Kết luận đó sai bởi vì hình khối cầu của Trái Đất luôn được chiếu sáng một nửa. Khi trái đất quay, góc nghiêng giữa mặt trời và mặt đất cũng lớn dần lên, đồng thời nó tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông. Vì vậy Mặt Trời lặn ở phía Tây bầu trời tức là ra khỏi vùng sáng phía Đông, trong khi đó một nửa trái đất còn lại sẽ xảy ra hiện tượng mặt trời mọc ở phía Đông.

=> Khi Mặt Trời lặn thì ở nửa kia còn lại của Trái Đất sẽ nhìn thấy Mặt Trời mọc.

Giải bài 2 trang 190 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Theo em, hằng ngày người sinh sống ở Hà Nội hay ở Điện Biên sẽ quan sát thấy Mặt Trời mọc trước? Tại sao?

Lời giải:

Hà Nội sẽ quan sát thấy mặt trời mọc sớm hơn Điện Biên vì Điện Biên nằm cách thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây.

Giải bài 3 trang 190 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Khoảng thời gian mỗi ngày đêm trên Trái Đất là bao lâu? Em hãy cho biết khoảng thời gian đó thể hiện điều gì?

Lời giải:

Khoảng thời gian mỗi ngày đêm trên Trái Đất là 24 giờ. Khoảng thời gian đó thể hiện Trái Đất quay một vòng mất khoảng 24 giờ.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời - Chân trời sáng tạo file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
3.6
5 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status