Logo

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng - Chân trời sáng tạo

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng - Chân trời sáng tạo chi tiết và chính xác, bám sát yêu cầu trong SGK KHTN lớp 6. Hỗ trợ học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học.
2.7
13 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng - Chân trời sáng tạo được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng - Chân trời sáng tạo

Giải câu hỏi mở đầu trang 191 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Vào các đêm khác nhau, chúng ta nhìn thấy Mặt Trăng có các hình dạng khác nhau. Tại sao?

Lời giải:

Mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau nên ta thấy hình dạng Mặt Trăng là khác nhau.

1. Ánh sáng của Mặt Trăng

Giải câu hỏi thảo luận mục 1 trang 191 SGK KHTN lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi thảo luận 1:

Quan sát hình 44.1 và cho biết Mặt Trăng có phải tự phát ra ánh sáng hay không? Vì sao?

Hình 44.1 Ảnh chụp Mặt Trăng: Trăng tròn (a) và Trăng khuyết (b)

Lời giải:

Mặt Trăng không tự phát ra ánh sáng vì nó chỉ phản chiếu lại ánh sáng của Mặt Trời.

Câu hỏi thảo luận mục 2:

Quan sát hình 44.2, em hãy cho biết tại sao chúng ta có thể nhìn thấy được Mặt Trăng?

Hình 44.2 trang 191 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Lời giải:

Ánh sáng từ Mặt Trăng mà ta nhìn thấy có được là do ánh sáng Mặt Trời chiếu tới Mặt Trăng phản xạ xuống Trái Đất.

2. Hình dạng nhìn thấy Mặt Trăng

Giải câu hỏi thảo luận mục 2 trang 192 SGK KHTN lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi thảo luận 3:

Em hãy nêu các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng mà em biết.

Lời giải:

Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng mà em biết là:

Trăng tròn, trăng khuyết, trăng bán nguyệt, trăng lưỡi liềm, không trăng.

Câu hỏi thảo luận 4:

Trong hình 44.4, em hãy chỉ ra phần bề mặt của Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng và phần bề mặt của Mặt Trăng mà ở Trái Đất có thể nhìn thấy.

Hình 44.4 Hình ảnh mô phỏng Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời

Lời giải:

Phần bề mặt Mặt Trăng hướng về phía Trái Đất mà ở Trái Đất nhìn thấy, được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau mỗi khi được chiếu sáng.

Hình dạng của Mặt trăng thay đổi một cách tuần hoàn khi Mặt trăng quay quanh Trái Đất và sự thay đổi vị trí tương đối giữa Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất. Vì quỹ đạo của Mặt Trăng vừa có hình elip và nghiêng về mặt phẳng xích đạo của nó, cho phép chúng ta nhìn thấy đến 59% bề mặt Mặt Trăng từ Trái Đất (nhưng chỉ có một nửa tại bất kỳ thời điểm nào, tại bất kỳ vị trí nào).

Giải câu hỏi thảo luận mục 2 trang 193 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi thảo luận 5:

Với mỗi vị trí của Mặt Trăng trong hình 44.5, người trên Trái Đất quan sát thấy Mặt Trăng có hình dạng như thế nào? Chỉ ra sự tương ứng giữa mỗi vị trí với các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong hình 44.3.

Hình 44.5 trang 193 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Lời giải:

- Vị trí 1: Trăng bán ngyệt đầu tháng

- Vị trí 2: Trăng lưỡi liềm đầu tháng

- Vị trí 3: Không trăng

- Vị trí 4: Trăng lưỡi liềm cuối tháng

- Vị trí 5: Trăng bán nguyệt cuối tháng

- Vị trí 6: Trăng khuyết cuối tháng

- Vị trí 7: Trăng tròn

- Vị trí 8: Trăng khuyết đầu tháng

Sự tương ứng: vị trí 1 và 5, 2 và 6, vị trí 3 và 7, vị trí 4 và 8

Câu hỏi thảo luận 6:

Làm việc nhóm để chế tạo mô hình quan sát các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng.

Lời giải:

Học sinh từ làm việc nhóm và thực hiện theo yêu cầu.

Làm việc nhóm để chế tạo mô hình quan sát các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng.

Giải luyện tập mục 2 trang 193 SGK KHTN lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa Trăng bán nguyệt đầu tháng và Trăng bán nguyệt cuối tháng.

Lời giải:

- Giống nhau: Hình dạng đều là Trăng bán nguyệt

- Khác nhau:

Trên hành trình đến trăng tròn, chúng ta sẽ thấy tỷ lệ lớn dần lên từ trăng bán nguyệt đầu tháng ở nửa được chiếu sáng của Mặt Trăng => Trăng tròn dần.

Khi chuyển từ Trăng tròn đến Trăng bán nguyệt cuối tháng, chúng ta sẽ nhìn thấy tỷ lệ nhỏ dần đi ở nửa được chiếu sáng của Mặt Trăng => Trăng khuyết dần.

Giải vận dụng mục 2 trang 194 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Từ mô hình bên (hình 44.6), em hãy phát để có thể quan sát phần quả bóng được chiếu sáng tương ứng với các hình dạng nhìn thấy khác của Mặt Trăng.

Hình 44.6 Mô hình quan sát Mặt Trăng

Lời giải:

Để có thể quan sát được các phần quả bóng được chiếu sáng tương ứng với các hình dạng nhìn thấy khác của Mặt Trăng ta tiếp tục khoét các lỗ đối diện với 4 lỗ đã khoét.

Giải bài 1 trang 194 SGK KHTN lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì

A. Mặt Trời không chiếu sáng Mặt Trăng

B. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng mặt trời.

C. ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng không chiếu tới Trái Đất

D. Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời.

Lời giải:

Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng không chiếu tới Trái Đất.

Chọn C

Giải bài 2 trang 194 SGK KHTN lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi

A. một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.

B. toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.

C. toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.

D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời.

Lời giải:

Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.

Chọn B

Giải bài 3 trang 194 SGK KHTN lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Chu kì của Tuần Trăng là 29,5 ngày. Khoảng thời gian đó cho biết điều gì?

Lời giải:

Khoảng thời gian đó cho biết thời gian để Mặt Trăng quay trở lại vị trí nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất.

Giải bài 4 trang 194 SGK KHTN lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Em hãy vẽ hình để giải thích hình ảnh nhìn thấy Trăng bán nguyệt cuối tháng.

Lời giải:

Hình vẽ:

Hình trang 194 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Giải bài 5 trang 194 SGK KHTN lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Em hãy tìm hiểu về hiện tượng nhật thực và nguyệt thực. Hãy vẽ hình để giải thích hiện tượng đó.

Lời giải:

- Nhật thực: Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng, mặt trăng ở giữa thì trên Trái Đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối.

Hình trang 194 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

- Nguyệt thực: Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng, Trái Đất ở giữa thì trên Mặt Trăng xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối.

Hình trang 194 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng - Chân trời sáng tạo file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.7
13 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status