Logo

Giải Lịch sử lớp 7 Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI - XVIII) - Phần 1

Giải Lịch sử lớp 7 Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI - XVIII) - Phần 1 có đáp án và lời giải hay, cách trả lời ngắn gọn, chi tiết, đầy đủ ý giúp học sinh nắm chắc kiến thức chương trình Lịch sử lớp 7.
3.0
2 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải vở bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI - XVIII) - Phần 1 có lời giải chi tiết, dễ hiểu, đủ ý và cách trả lời ngắn gọn được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập tốt môn Lịch sử 7

Trả lời câu hỏi SGK Bài 22 - Phần 1 Lịch sử 7 trang 105, 106

Câu hỏi trang 105 SGK Lịch Sử 7:

Em có nhận xét gì về triều đình nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI ?

Trả lời:

- Sau thời kì thịnh trị, vua quan nhà Lê sơ thỏa mãn, chuyển sang ăn chơi sa đọa, không quan tâm đến cuộc sống nhân dân. Một số thế lực phong kiến có nhiều quyền hành, nhân đó, tìm cách chia bè kéo cánh, xung đột lẫn nhau.

- Kinh tế nông nghiệp sa sút, quan lại địa chủ lại ra sức chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột nông dân, đói kém mất mùa liên tiếp xảy ra.

→ Nhà Lê đã biểu hiện sự suy thoái của nhà nước phong kiến tập quyền (từ trung ương đến địa phương).

Câu hỏi trang 106 SGK Lịch Sử 7: 

Em hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI.

Trả lời:

- Khởi nghĩa Trần Tuân ( cuối năm 1511) ở Sơn Tây (Hà Nội).

- Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng (năm 1512) ở Nghệ An, Thanh Hóa.

- Khởi nghĩa Phùng Chương (năm 1515) ở vùng núi Tam Đảo.

- Khởi nghĩa của Trần Cảo (năm 1516) ở Đông Triều (Quảng Ninh).

Câu hỏi trang 106 SGK Lịch Sử 7:

Chỉ trên lược đồ những vùng hoạt động của phong trào nông dân thời bấy giờ.

Trả lời:

Học sinh tự làm.

Giải Lịch sử Bài 22 - Phần 1 lớp 7 SGK trang 106

Bài 1 (trang 106 SGK Lịch sử 7):

Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là gì ?

Lời giải:

- Triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương "cậy quyền thế ức hiếp dân, vật dụng trong dân gian cướp lấy đến hết", "dùng của như bùn đất..., coi dân như cỏ rác". Đời sống nhân dân lâm vào cảnh cùng khốn.

- Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến trở nên gay gắt.

 → Bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nông dân.

Bài 2 (trang 106 SGK Lịch sử 7):

Hãy nêu ý nghĩa của phong trào nông dân đầu thế kỉ XVI.

Lời giải:

Phong trào khởi nghĩa của nông dân thế kỉ XVI nổ ra biểu hiện sự suy yếu của triều đình nhà Lê, biểu hiện mâu thuẫn xã hội sâu sắc, sự căm phẫn của các tầng lớp nhân dân. Tuy thất bại nhưng các cuộc khởi nghĩa đã góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ.

► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải bài tập Lịch sử 7 Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI - XVIII) - phần 1 trang 105, 106 SGK ngắn gọn, đầy đủ nhất, file PDF hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
3.0
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status