Logo

Vật lý lớp 7 Bài 6: Thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Giải Vật lý lớp 7 Bài 6: Thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, hỗ trợ học sinh ôn tập và củng cố kiến thức trọng tâm bài học, luyện giải các dạng bài tập thành thạo.
5.0
1 lượt đánh giá

Chúng tôi xin giới thiệu đến các em học sinh tài liệu giải bài tập môn Vật lý 7 Bài 6: Thực hành SGK chi tiết, dễ hiểu nhất. Mời các em tham khảo.

Trả lời các câu hỏi SGK Vật lý 7 Bài 6

Bài C1 (trang 18 SGK Vật Lý 7): Cho một gương phẳng (hình 6.1) và một bút chì.

Vật lý 7

a) Hãy tìm cách đặt bút chì trước gương để ảnh của nó tạo bởi gương lần lượt có tính chất sau:

- Song song, cùng chiều với vật.

- Cùng phương, ngược chiều với vật.

b) Vẽ ảnh của cái bút chì trong hai trường hợp trên.

Lời giải:

a) Dựa vào tính chất ảnh của vật cho bởi gương phẳng.

+ Để có ảnh song song, cùng chiều với vật: ta đặt vật thẳng đứng và song song với mặt phẳng của gương.

+ Để ảnh cùng phương, ngược chiều với vật: ta đặt vật nằm ngang có phương vuông góc với mặt phẳng của gương.

b) Vẽ ảnh

Vẽ ảnh của bút chì: (Xác định từng điểm ảnh tạo bởi từng điểm vật tương ứng nối các điểm ảnh ta được ảnh).

Ảnh song song, cùng chiều với vật vẽ trên hình 6.1a.

Vật lý 7 sgk bài 6

Ảnh cùng phương, ngược chiều với vật vẽ trên hình 6.1 b.

vật lý 7 sgk

Bài C2 (trang 18 SGK Vật Lý lớp 7): Bố trí thí nghiệm như hình 6.2. Đặt gương phẳng thẳng đứng trên mặt bàn. Quan sát ảnh của cái bàn phía sau lưng. Dùng phấn đánh dấu hai điểm xa nhất P và Q ở phía hai đầu bàn có thể nhìn thấy gương.

Giải bài tập vật lý 7

Lời giải:

Học sinh tự làm thực hành.

Kết quả thu được: PQ là bề rộng vùng nhìn thấy của gương phẳng.

Bài C3 (trang 18 SGK Vật Lý 7): Từ từ di chuyển gương ra xa mắt hơn. Bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ tăng hay giảm?

Lời giải:

Khi di chuyển gương ra xa mắt ta sẽ thấy bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ giảm.

Bài C4 (SGK trang 18 Vật Lý 7): Một người đứng trước gương phẳng (hình 6.3). Hãy dùng cách vẽ ảnh của một điểm sáng tạo bởi gương phẳng để xác định xem người đó nhìn thấy điểm nào trong hai điểm M và N trên bức tường ở phía sau. Giải thích vì sao lại nhìn thấy hay không nhìn thấy?

Giải Vật lí 7 bài 6

Lời giải:

* Ta nhìn thấy ảnh vật khi có tia phản xạ trên gương vào mắt ở O có đường kéo dài đi qua ảnh.

Do vậy ta vẽ chùm tia tới lần lượt từ N và M đến mép trên và dưới của gương ta vẽ được chùm tia phản xạ của chúng trên gương và nhận thấy rằng:

Vật lý 7 bài 6

+ Chùm tia tới từ N cho chùm tia phản xạ trên gương không truyền tới mắt (điểm N nằm ngoài bề rộng vùng nhìn thấy của gương) nên mắt không nhìn thấy điểm N.

+ Tương tự chùm tia tới từ M cho chùm tia phản xạ trên gương truyền tới mắt (M nằm trong bề rộng vùng nhìn thấy của gương) nên mắt nhìn thấy điểm M.

Chú ý vẽ đúng kích thước và vị trí của gương, mắt và các điểm M, N như hình 6.3 SGK.

►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải bài tập Vật lí 7 Bài 6: Thực hành hay nhất file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status