Logo

Những bài văn mẫu Bình luận câu tục ngữ: Trăm hay không bằng tay quen chọn lọc

Bài văn mẫu Bình luận câu tục ngữ: Trăm hay không bằng tay quen lớp 10 hay nhất là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em nâng cao khả năng viết văn để đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ Văn 10
4.5
2 lượt đánh giá

Các bài văn mẫu Bình luận câu tục ngữ: Trăm hay không bằng tay quen Văn 10 tuyển chọn, hay nhất sẽ giúp các em học sinh đưa ra các lập luận, lý lẽ chính xác và ý nghĩa nhất để hoàn thành xuất sắc bài viết của mình.

Dàn ý Bình luận câu tục ngữ Trăm hay không bằng tay quen chi tiết nhất

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ Trăm hay không bằng tay quen.

2. Thân bài

a. Giải thích

  • “Trăm hay”: những kiến thức, điều hay lẽ phải trong sách vở, lí thuyết mà con người được học trên ghế nhà trường.
  • “tay quen”: những bài học, kinh nghiệm được đúc kết, trau dồi qua quá trình làm việc, lao động.

→ Những kiến thức trong sách vở, trên lí thuyết tuy hay ho, đẹp đẽ nhưng không thể so bì với những kinh nghiệm từng trải, bài học thực tế của cuộc sống → đề cao vai trò của việc học hỏi, làm việc ở thực tiễn cuộc sống.

b. Phân tích

  • Thực tế và lí thuyết có rất nhiều nhiều điều khác xa nhau. Người chưa có kinh nghiệm làm việc sẽ không xử lí được những trường hợp khẩn cấp không lường trước.
  • Thực tế cuộc sống những nhà tuyển dụng thường ưu tiên tuyển những người đã có kinh nghiệm làm việc chứ không quá quan tâm đến bằng cấp đại học.
  • Rất nhiều bạn sinh viên ra trường được bằng giỏi nhưng lại không kiếm được một công việc như ý muốn vì thiếu đi kinh nghiệm thực tế và kĩ năng mềm.

c. Chứng minh

Kể ra những dẫn chứng hoặc những tình huống tiêu biểu về “Trăm hay không bằng tay quen”.

(Lưu ý: Dẫn chứng tiêu biểu được nhiều người biết đến).

d. Phản biện

Lí thuyết và thực hành có mối quan hệ khăng khít, hỗ trợ cho nhau: Lí thuyết giúp cho thực hành hiệu quả cao, tạo cho thực hành có kĩ năng, kĩ xảo hơn, tránh được những thiệt hại đáng tiếc xảy ra. Rút ngắn được thời gian mà hiệu quả vẫn cao.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề và rút ra bài học liên hệ bản thân.

Top 2 bài văn mẫu lớp 10 Bình luận câu tục ngữ: Trăm hay không bằng tay quen hay nhất

Những bài làm văn mẫu Hóa thân thành Rùa Vàng kể lại câu chuyện ý nghĩa, sâu sắc nhất làm tài liệu tham khảo cho các em học sinh chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra sắp tới tại đây:

Bình luận câu tục ngữ: Trăm hay không bằng tay quen Ngữ Văn lớp 10 mẫu 1

Từ thực tiễn lao động sản xuất của nền kinh tế gần chín mươi phần trăm là nông nghiệp lạc hậu, cha ông ta coi trọng những kinh nghiệm được đúc kết từ đời này qua đời khác. Vì thế, câu tục ngữ “trăm hay không bằng tay quen” đã phần nào phản ánh nhận thức của người xưa về lý thuyết và thực hành trong lao động sản xuất.

Người xưa cho rằng trăm hay là sự hiểu biết về lý thuyết, tay quen là kĩ năng thực hành, nghĩa là người làm công việc nào đó trở nên thuần thục điêu luyện, đạt được hiệu quả nhất định. So sánh giữa “trăm hay” không bằng “tay quen”, chẳng qua người xưa muốn đề cao, chú trọng người trực tiếp làm ra sản phẩm, coi nhẹ người chỉ hiểu biết lí thuyết.

Thực ra, nếu nhìn vào thao tác của người lao động và số sản phẩm anh ta tạo ra thì ý nghĩa câu tục ngữ trên là đúng. Vì trong lao động sản xuất, có người được tiếp thu nhiều nguồn tri thức, hiểu rộng, biết nhiều nhưng khi làm (thực hành) lại tỏ ra lúng túng, thao tác chậm chạp, hiệu quả thấp, thậm chí thất bại… Từ thực tế đó mà người xưa cho rằng: tay quen hơn hẳn trăm hay.

Tay quen là sự thuần thục trong lao động sản xuất, phần lớn người lao động trưởng thành từ thực tế, họ không được học hành qua các trường lớp nào, việc làm được lặp đi lặp lại, mùa này qua mùa khác nên thuần thục, giỏi giang, có kinh nghiệm để vận dụng vào thực tế lao động sản xuất.

Câu tục ngữ đúng khi vận dụng vào nền sản xuất nhỏ, chủ yếu là tiểu nông chậm phát triển, lao động sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cùng sự may rủi của thiên nhiên.

Nếu vận dụng ý nghĩa câu tục ngữ vào thực tế công cuộc lao động sản xuất ngày nay thì có mặt chưa đúng, chưa hài hòa. Thực ra lý thuyết và thực hành có mối quan hệ khăng khít, hỗ trợ cho nhau. Lí thuyết giúp cho thực hành hiệu quả cao, tạo cho thực hành có kĩ năng, kĩ xảo hơn, tránh được những thiệt hại đáng tiếc xảy ra. Rút ngắn được thời gian mà hiệu quả vẫn cao.

Trong thời đại khoa học ngày nay, tri thức rất quan trọng. Tri thức tạo ra lí thuyết, tri thức vận dụng vào thực hành. Lí thuyết và thực hành cùng chung một nhiệm vụ là thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, góp phần xây dựng đất nước ta theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bác hồ dạy chúng ta: “học đi đôi với hành”. Do đó, ta không thể coi “trăm hay” thua “tay quen” được, mà tay quen và trăm hay có mối quan hệ mật thiết, khăng khít, hỗ trợ cho nhau. Vì học mà không hành thì học vô ích. Nếu chú trọng hành mà không học, không nắm vững khoa học kĩ thuật thì hành cũng gặp trở ngại, năng suất thấp.

Học đi đôi với hành là phương châm đúng đắn với mọi ngành, mọi nghề, đã và đang vận dụng có hiệu quả trong việc đào tạo nhân tài cho đất nước, trong việc đưa khoa học kĩ thuật vào lao động sản xuất, tạo ra nhiều của cải vật chất, tinh thần, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống con người, xây dựng xã hội văn minh, giàu đẹp.

Văn mẫu lớp 10 Bình luận câu tục ngữ: Trăm hay không bằng tay quen mẫu 2

Trong hoạt động sản xuất lao động xưa kia, ông cha ta luôn có xu hưởng tích lũy lại các tri thức, kinh nghiệm lại cho con cháu các đời sau. Tuy nhiên, cũng vì lúc bấy giờ không có chữ viết, người Việt Nam chủ yếu là nông dân, không được tiếp xúc nhiều với sách vở, tri thức. Vì vậy, cách thức duy nhất mà các con cháu của các thế hệ sau lĩnh hội được những kinh nghiệm sản xuất của cha ông ta đời trước, đó chính là thông qua những câu tục ngữ, ca dao được truyền miệng. Những câu tục ngữ được ông cha ta sáng tác dựa trên những kinh nghiệm, tri thức thực tế, có đặc điểm là rất ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc mà rất vần. Trong số những câu tục ngữ được truyền từ đời này qua đời khác ấy, có câu tục ngữ “Trăm hay không bằng tay quen”.

Câu tục ngữ “Trăm hay không bằng tay quen” là câu tục ngữ mà ông cha ta muốn nhấn mạnh đến vai trò của những thói quen lao động, và trong cách nhìn nhận, đánh giá của ông cha ta thì “trăm cái hay” là điều rất tốt, được khuyến khích, nhưng nó cũng không bằng ‘hay quen” tức là khả năng vận dụng vào thực hành. Sự am hiểu nhiều nhưng khi không được đưa vào thực tế của sản xuất thì nó cũng mãi chỉ là lí thuyết suông, không hề có gí trị. Vì vậy, ông cha ta đã có câu tục ngữ “trăm hay không bằng tay quen” để nói đến vị trí cốt yếu của việc thực hành, của sự vận dụng vào thực tế.

“Trăm hay” ở đây ta có thể hiểu nó là những cái tri thức, hiểu biết, sự am hiểu của con người về thế giới tự nhiên, về con người, sự vật hiện tượng. Sự hiểu biết này không chỉ góp phần mở mang tầm hiểu biết của con người trong cuộc sống, từ đó có những phản ứng, tri thức thích hợp khi gặp những trường hợp, tình huống cụ thể nào đó. Từ rất xa xưa, dù không có chữ viết, con người cũng không có điều kiện được tiếp xúc với sách vở. Nhưng cũng không vì thế mà con người coi thường hay lơ là việc học hỏi, tìm tòi những hiểu biết, những tri thức mới, cách thức tuy có khác chúng ta ngày nay, đó là họ chỉ dựa vào sự quan sát và đánh giá thực tế. Nhưng về mục đích cuối cùng thì đều giống nhau.

Tuy chỉ là hoạt động sản xuất nông nghiệp nhưng cũng đòi hỏi rất nhiều những kĩ năng, không chỉ đơn thuần là bỏ ra sức lực, những giọt mồ hôi mà có thể đạt được một mùa vụ tốt nhất, để sản xuất một mùa thóc, người nông dân phải cần rất kĩ lưỡng, tỉ mỉ qua từng giai đoạn, như làm đất cày bừa, tát nước vào ruộng cho đất mềm và tơi xốp, cấy lúa theo hàng, chăm sóc lúa và cuối cùng là biết được độ chín của lúa để làm hoạt động thu hoạch. Những hoạt động này nghe thì có vẻ đơn giản nhưng khi thực hiện vào trong thực tế thì không hề đơn giản một chút nào. Trong hoàn cảnh sản xuất nông nghiệp có chút khắt khe như vậy.

Nếu như con người không có chút lí thuyết, không hiểu biết gì về công việc đồng áng, thì hoạt động sản xuất nông nghiệp không thể diễn ra, hoặc nếu có thể diễn ra thì cũng không thể cho một mùa màng bội thu như mong muốn. Vì vậy mà xưa nay ông cha ta cũng rất coi trọng việc “trăm biết”. Nếu trăm biết là nói về sự tích lũy tri thức, học hỏi những kinh nghiệm của sản xuất, của lao động thì câu “trăm làm” ông cha ta lại nhấn mạnh đến phần thực hành của việc học hỏi, tích lũy ấy. Theo đó, trăm làm chỉ sự cần mẫn, chăm chỉ của con người trong quá trình sản xuất, tăng gia hoạt động nông nghiệp. Chính sự cần mẫn của hoạt động ấy là yếu tố quyết định nhất xem việc sản xuất có thành công hay không, hay mất mùa, thất bại.

Ở trong câu tục ngữ “Trăm hay không bằng tay làm” vấn đề cao lợi ích của việc học hỏi, tìm tòi, tích lũy những kinh nghiệm. Bởi nó chính là yếu tố tiền đề để những người nông dân có những tri thức sản xuất, có thể qua đó mà vận dụng vào thực tiễn sản xuất. Tuy nhiên, ông cha ta cũng nhấn mạnh, nếu những tri thức ấy không được vận dụng vào thực tiễn mà chỉ tồn tại dạng lí thuyết trong đầu óc của chúng ta thì chúng hoàn toàn vô ích, bởi sự hiểu biết ấy không có gí trị, nó không được đem vào thực tế mà tồn tại như một thứ dùng để trang trí, để trưng bày.

Mặt khác, thông qua việc cần cù, siêng năng trong lao động, sản xuất thì con người còn có thể tự tạo ra kinh nghiệm, chính sự gần gũi, quen thuộc trong hoạt động sản xuất sẽ mang lại cho con người những thói quen, mà lâu dần hình thành những kinh nghiệm, kĩ năng cần thiết cho việc sản xuất. Vì suy cho cùng thì những tri thức, hiểu biết cũng xuất phát từ thực tế mà ra, con người tìm tòi, học hỏi những tri thức mới cũng là để phục vụ cho thực tiễn, cũng là mong muốn làm cho cuộc sống con người trở lên tốt đẹp hơn.

Như vậy, câu tục ngữ “Trăm hay không bằng hay làm” không hề phủ nhận đi vai trò của việc hiểu biết, của việc ham học hỏi, tìm tòi. Ngược lại còn có sự khuyến khích với sự tích cực ấy. Tuy nhiên, các tác giả dân gian càng khẳng định, nhấn mạnh yếu tố “hay làm” bởi đó là sự vận dụng tất yếu của việc hay biết vào sản xuất, đưa hay biết từ lí thuyết vào thực tế của hoạt động sản xuất.

CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải các bài văn mẫu Bình luận câu tục ngữ: Trăm hay không bằng tay quen Ngữ Văn lớp 10 file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
4.5
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status