Logo

Bài văn mẫu Biện pháp nghệ thuật và tu từ trong Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bài văn mẫu Biện pháp nghệ thuật và tu từ trong Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm lớp 10 hay nhất là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em nâng cao khả năng viết văn để đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ Văn 10
3.3
3 lượt đánh giá

Văn mẫu Biện pháp nghệ thuật và tu từ trong Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm Văn 10 tuyển chọn, hay nhất sẽ giúp các em học sinh đưa ra các lập luận, lý lẽ chính xác và ý nghĩa nhất để hoàn thành xuất sắc bài viết của mình.

Biện pháp nghệ thuật và tu từ trong hai câu đề: Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm

"Một mai một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào"

- Danh từ: mai, cuốc, cần câu -> cụ thể.

- Điệp từ "một" số đếm: một..., một .... -> điểm lại vật dụng cần thiết -> thể hiện sự cứng cỏi, chắc chắn, kiên định, sẵn sàng nhưng bước đi vẫn bộc lộ sự an nhàn của tác giả, vừa đi vừa đếm.

- Từ láy: “thơ thẩn”: khắc họa nên một dáng vẻ của 1 người đang ngồi ung dung chậm rãi và khoan thai.

- Cách ngắt nhịp: 2/2/3

=> Hoàn cảnh sống đơn sơ, tâm trạng ung dung, thảnh thơi, vô sự trong lòng, vui với thú điền viên.

Biện pháp nghệ thuật và tu từ trong hai câu thực: Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm

"Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao"

- Nghệ thuật đối lập:

ta / người

dại / khôn

nơi vắng vẻ / chốn lao xao.

-> Vận dụng cách nói ngược nghĩa: dại – khôn.

-> Cách xử thế tỉnh táo, sáng suốt.

=> Xa lánh chốn quan trường hiểm ác, tìm về nơi vắng vẻ, sống hòa hợp với thiên nhiên để “di dưỡng tinh thần”.

=> Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn muốn tìm sống đến những nơi yên tĩnh, vắng vẻ những nơi miền quê để an nhàn không thích chốn lao xao ở quan trường nhiều mưu mẹo, toan tính.

Biện pháp nghệ thuật và tu từ trong hai câu luận: Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà

"Thu ăn năng trúc đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao"

- Sử dụng những từ ngữ liệt kê:

+ Thức ăn: Thu (măng trúc), đông (giá)

+ Sinh hoạt: xuân (tắm hồ sen), hạ (tắm ao

-> bức tranh bốn mùa với hương sắc mùi vị khác nhau, sống hòa hợp với thiên nhiên.

=> quan niệm sống nhàn: sống thuận theo lẽ tự nhiên, hưởng những thức ăn có sẵn theo mùa ở nơi thôn dã mà không phải mưa cầu, tranh đoạt.

Biện pháp nghệ thuật và tu từ trong hai câu kết: Triết lí sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

"Rượu đến cội cay ta sẽ uống

Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao."

- Thiên nhiên là bạn tri âm, tri kỉ.

- Mượn điển cố xưa -> thái độ coi thường công danh, phú quý.

- Hai câu thơ kết là sự thể hiện sự thức tỉnh, tự cảnh tỉnh mình và đời, khuyên mọi người nên xem nhẹ vinh hoa phù phiếm. Cụm từ "nhìn xem” là biểu hiện của một thế đứng thanh cao, dường như đã tiên liệu ngay từ khi chọn lối sống của một người tự cho mình là “dại”.

- Cách ngắt nhịp 2/5 ở câu thơ cuối gợi cảm nhận phú quý chỉ là một giấc chiêm bao, một giấc mơ mà thôi. Hai câu thơ cuối miêu tả cuộc sống ung dung tự tại, thích cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên, thích hưởng thụ cuộc sống "Nhàn” như tiêu đề của bài thơ.

=> Triết lí sống nhàn: giữ cốt cách thanh cao, coi thường danh lợi.

CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải các bài văn mẫu Biện pháp nghệ thuật và tu từ trong Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm Ngữ Văn lớp 10 file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
3.3
3 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status