Logo

20 câu hỏi trắc nghiệm Toán hình lớp 11: Đề kiểm tra chương 2 (Chọn lọc)

Tổng hợp bộ 20 câu hỏi trắc nghiệm Toán hình lớp 11: Đề kiểm tra chương 2 có đáp án chi tiết, chính xác nhất giúp các em củng cố kiến thức, luyện giải các dạng bài tập thành thạo.
2.5
2 lượt đánh giá

Để giúp các em học sinh lớp 11 học tập hiệu quả môn Toán, chúng tôi đã tổng hợp bộ 20 câu trắc nghiệm Toán hình 11: Đề kiểm tra chương 2 có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, hỗ trợ các em rèn luyện kỹ năng giải Toán một cách nhanh và chính xác nhất. Mời các em học sinh và thầy cô tham khảo tài liệu: 20 câu trắc nghiệm Toán 11: Đề kiểm tra chương 2 tại đây.

Bộ 20 câu trắc nghiệm Toán hình 11: Đề kiểm tra chương 2

Câu 1: 

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

   A. Có duy nhất một mặt phẳng qua ba điểm cho trước.

   B. Hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thì song song với nhau.

   C. Nếu hai mặt phẳng song song thì mọi đường thẳng nằm trên một mặt phẳng đều song song với bất kì đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng còn lại.

   D. Nếu hai mặt phẳng song song thì mọi đường thẳng nằm trên một mặt phẳng đều song song với mặt phẳng còn lại.

Đáp án: D

Câu 2: 

Trong các mệnh đề sau, những mệnh đề nào đúng?

   (1) Hai đường thẳng chéo nhau thì không có điểm chung.

   (2) Hai đường thẳng không có điểm chung thì chéo nhau.

   (3) Hai đường thẳng chéo nhau thì không cùng thuộc một mặt phẳng.

   (4) Hai đường thẳng không song song thì chéo nhau.

   A. (1), (3), (4)      

   B. (1), (2), (3), (4)

   B. C. (2). (3), (4)      

   D. (1), (3).

Đáp án: D

Câu 3: 

Cho hai đường thẳng a và b phân biệt cùng song song với mặt phẳng (P). mệnh đề nào đúng trong các mệnh đề sau?

   A. a và b song song với nhau

   B. B. a và b chéo nhau.

   C. a và b cắt nhau.

   D. a và b có thể cắt nhau, song song hoặc chéo nhau.

Đáp án: D

Câu 4: 

Cho một mặt phẳng (P) và hai đường thẳng song song a, b. Mệnh đề nào sau đây là sai?

   A. Nếu (P) // a thì (P) // b.

   B. Nếu (P) // a thì (P) // b hoặc chứa b.

   C. Nếu (P) cắt a thì (P) cũng cắt b.

   D. Nếu (P) chứa a thì có thể (P) song song với b.

Đáp án: A

Câu 5: 

Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng (P). Khi đó, số đường thẳng phân biệt nằm trong (P) và song song với a có thể là:

   A. 0      

   B. 1      

   C. 2      

   D. vô số

Đáp án: D

Câu 6: 

Cho hình chóp S.ABCD với AC và BD cắt nhau tại M, AB và CD cắt nhau tại N. Hai mặt phẳng (SAC), (SBD) có giao tuyến là:

   A. SM      

   B. SN

   C. SA      

   D. MN

Đáp án: A

Câu 7: 

Trong các mệnh đề sau mệnh đề nào đúng?

   A. Hình lăng trụ có các mặt bên là các hình bình hành bằng nhau.

   B. Hình lăng trụ có hai đáy là hai hình bình hành bằng nhau.

   C. Hai đáy của lăng trụ là hai đa giác bằng nhau.

   D. Hình hộp không phải là hình lăng trụ.

Đáp án: C

Câu 8: 

Cho hình chóp S.ABCD có các cạnh AB và CD không song song ; O là giao điểm của hai đường thẳng AC và BD. Giao tuyến của các cặp mặt phẳng (SAC) và (SBD), (SAB) và (SCD) lần lượt là:

   A. SA và SI, I là giao điểm của AB, CD

   B. SO và SI, I là giao điểm của AB, CD

   C. SB và SO

   D. SD và SO

Đáp án: B

Câu 9: 

Cho hình chóp S.ABCD với ABCD là hình thang đáy nhỏ AD. Khi đó giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (SCD) là:

   A. Đường thẳng d đi qua S và d //AC.

   B. Đường thẳng d đi qua S và d // BC.

   C. Đường thẳng SO với O là giao điểm của AC và BD.

   D. Đường thẳng SM với M là giao điểm của AB và CD.

Đáp án: D

(HÌNH 1) Trong mặt phẳng (ABCD), AB cắt CD tại M, suy ra M là điểm chung của hai mặt phẳng (SAB) và (SCD). Lại có S là điểm chung thứ hai. Vậy giao tuyến của hai mặt phẳng nói trên là đường thẳng SM.

Câu 10: 

Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AC, AD và G là trọng tâm của tam giác BCD. Giao tuyến của hai mặt phẳng (BMN) và (GCD) là:

   A. Đường thẳng d đi qua G và d //CD.

   B. Đường thẳng d đi qua B và d // CD.

   C. Đường thẳng BG.

   D. Đường thẳng BK với K = MN ∩ CD

Đáp án: B

Câu 11: 

Cho hai hình bình hành ABCD và ABEF nằm trong hai mặt phẳng phân biệt. kết luận nào sau đây là đúng?

   A. AD // (BEF)      

   B. (AFD) // (BEC)

   C. (ABD) // (EFC)      

   D. EC // (ABF)

Đáp án: B

(hình 2) Phương án A sai vì AD và (BEF) cắt nhau tại A.

Phương án B đúng vì AD // BC, AF // BE

Phương án C sai vì (ABD) và (EFC) có điểm C chung

Câu 12: 

Cho tứ diện ABCD, điểm M thuộc cạnh AC, điểm N thuộc cạnh CD. Mặt phẳng (∝) đi qua MN, song song với AB. Tìm thiết diện của (∝) với tứ diện ABCD.

   A. Thiết diện là tam giác MNP, trong đó P là giao điểm của đường thẳng BC với đường thẳng đi qua M và song song với đường thẳng AB.

   B. Thiết diện là tam giác MNP, trong đó P là giao điểm của đường thẳng BD với đường thẳng đi qua M và song song với đường thẳng AB.

   C. Thiết diện là tam giác MNP, trong đó P là giao điểm của đường thẳng BC với đường thẳng đi qua N và song song với đường thẳng BD.

   D. Thiết diện là hình bình hành MNPQ.

Đáp án: A

Câu 13: 

Cho tứ diện ABCD, M, N lần lượt là trọng tâm tam giác ABC, ABD. Khẳng định nào sau đây là đúng?

   A. MN // CD      

   B. MN // AD

   C. MN // BD      

   D. MN // AC

Đáp án: A

(hình 3) Gọi E là trung điểm của AB. M, N lần lượt là trọng tâm các tam giác ABC, ABD nên:

Theo định lí Ta – lét ta có MN // CD.

Câu 14: 

Cho hình chóp S.ABCD, đáy ABCD là hình bình hành . gọi I, J lần lượt là trung điểm của SB và SD. Thiết diện của mặt phẳng (AIJ) với hình chóp là:

   A. Tam giác      

   B. Tứ giác

   C. Ngũ giác      

   D. Lục giác

Đáp án: B

Câu 15: 

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành ABCD. Điểm M thuộc đoạn thẳng SB. Tìm giao tuyến của mặt phẳng (ADM) với (SBC).

   A. Giao tuyến của (ADM) với (SBC) là đường thẳng MD.

   B. Giao tuyến của (ADM) với (SBC) là đường thẳng qua M và song song với BC.

   C. Giao tuyến của (ADM) với (SBC) là đường thẳng qua MN, với M là giao điểm của MD và SC.

   D. Giao tuyến của (ADM) với 9SBC) là đường thẳng qua MN, với N là giao điểm của MD và BC.

Đáp án: B

(hình 4) Do AD // BC, M thuộc (SBC) nên giao tuyến của (ADM) với (SBC) là đường thẳng qua M và song song với BC.

Câu 16: 

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi I, J lần lượt là trung điểm của AB và CB. M là điểm thuộc cạnh SD. Khẳng định nào sau đây là đúng?

   A. Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC) và (MIJ) và đường thẳng AC cắt nhau.

   B. Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC) và (MIJ) và đường thẳng AC chéo nhau.

   C. Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC) và (MIJ) và đường thẳng BD cắt nhau.

   D. Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC) và (MIJ) và đường thẳng AC song song với nhau.

Đáp án: D

(hình 1) Trong mặt phẳng (ABCD) ta có AC cắt BD tại O, IJ cắt BD tại E. trong mặt phẳng (SBD), ME cắt SO tại G. Ta có G thuộc (MIJ). (MIJ) chứa IJ // AC nên giao tuyến của (MIJ) với (SAC) là đường thẳng qua G và song song với AC.

Câu 17: 

Cho hình chóp S.ABCD đáy là hình bình hành. K là trung điểm của SA, H là điểm thuộc cạnh AC và không phải là trung điểm của AC. Mặt phẳng (∝) chứa KH và song song với BD. Thiết diện của hình chóp S.ABCD với (∝) là hình gì?

   A. Tam giác      

   B. Ngũ giác

   C. Tứ giác      

   D. Tam giác hoặc ngũ giác

Đáp án: D

Câu 18: 

Cho tứ diện đều ABCD có cạnh bằng a. Gọi M, N lần lượt là trọng tâm của ∆ABC và ∆ABD. Diện tích của thiết diện của hình tứ diện khi cắt bởi mặt phẳng (BMN) là:

Đáp án: D

(hình 2) Trong (ABD), BN cắt AD tại F. Trong (ABC), BM cắt AC tại E.

Do M, N lần lượt là trọng tâm của ∆ABC và ∆ABD nên E, F lần lượt là trung điểm của AC, AD

Tứ diện ABCD có cạnh bằng a nên BE = BF = (a√3)/2

Thiết diện là tam giác cân BEF tại B, có đay EF = a/2

Diện tích BEF là

Câu 19: 

Cho tứ diện đều ABCD cạnh a. gọi M là trung điểm của AB, qua M dựng mặt phẳng (P) song song với mặt phẳng (BCD). Tìm diện tích thiết diện của (P) và tứ diện.

Đáp án: A

Câu 20: 

Cho tứ diện ABCD, M là điểm thuộc BC sao cho MC = 2MB. N, P lần lượt là trung điểm của BD và AD. Điểm Q là giao điểm của AC với (MNP). Tính QA/QC.

Đáp án: A

(hình 3) NP là đường trung bình của ∆ACD ⇒ NP // AB, mà AB ⊂ (ABC) ⇒NP // (ABC)

P ∈ (MNP) ∩ (ACD) (1)

Trong mặt phẳng (BCD) gọi J = MN ∩ CD, có

J ∈ (MNP) ∩ (ACD) (2)

Từ (1) và (2) : (MNP) ∩ (ACD) = JP

Trong mặt phẳng (ACD) gọi Q = JP ∩ AC. Có:

⇒ Q = AC ∩ (MNP). Có:

⇒MQ // NP // AB

Theo định lí Ta – lét có

Kết luận:

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download hướng dẫn trả lời bộ 20 câu hỏi trắc nghiệm Toán hình 11 Đề kiểm tra chương 2 file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.5
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com