Nội dung bộ 16 bài tập trắc nghiệm Hóa 11 Bài 9: Amoniac và muối amoni được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp kèm đáp án và lời giải được trình bày rõ ràng và chi tiết. Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo dưới đây.
Câu 1: Tính bazơ của NH3 do
A. trên N còn cặp e tự do.
B. phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực.
C. NH3 tan được nhiều trong nước.
D. NH3 tác dụng với nước tạo NH4OH.
Câu 2: Để tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp gồm N2 , H2, NH3 trong công nghiệp người ta đã
A. Cho hỗn hợp qua nước vôi trong dư.
B. Cho hỗn hợp qua bột CuO nung nóng.
C. nén và làm lạnh hỗn hợp để hòa lỏng NH3.
D. Cho hỗn hợp qua dung dịch H2SO4 đặc.
Câu 3: Chất nào sau đây có thể làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước ?
A. P2O5.
B. H2SO4 đặc.
C. CuO bột.
D. NaOH rắn.
Câu 4: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào NH3 đóng vai trồ là chất oxi hóa ?
A. 2NH3 + H2O2 +MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4
B. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl
C. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O
D. 2HN3 + 2 Na → 2NaNH2 + H2
Câu 5: Muối được làm bột nở trong thực phẩm là
A. (NH4)2CO3.
B. Na2CO3.
C. NH4HSO3.
D. NH4Cl.
Câu 6: Dãy các chất đều phản ứng với NH3 trong điều kiện thích hợp là :
A. HCl, O2, Cl2, FeCl5.
B. H2SO4, Ba(OH)2, FeO, NaOH
C. HCl, HNO3, AlCl3, CaO
D. KOH, HNO3, CuO, CuCl2
Câu 7: X là muối khi tác dụng với dung dịch NaOH dư sinh khí mùi khai, tác dụng với dung dịch BaCl2 sinh kết tủa trắng không tan trong HNO3. X là muối nào trong số các muối sau?
A. (NH4)2CO3.
B. (NH4)2SO3.
C. NH4HSO3.
D. (NH4)3PO4.
Câu 8: Nhận xét nào sau đây không đúng về muối amoni ?
A. Muối amoni bền với nhiệt.
B. Các muối amoni đều là chất điện li mạnh.
C. Tất cả các muối amoni đều tan trong nước.
D. các muối amoni đều bị thủy phân trong nước.
Câu 9: Oxi hóa 6 lít NH3 (tạo ra N2 và NO theo tỉ lệ mol 1 : 4) cần vừa đủ V là không khí ( chứa 20% oxi về thể tích). Các thể tích đó ở cùng điều kiện. Giá trị của V là
A. 6,5.
B. 22,5.
C. 32,5.
D. 24,5.
Câu 10: Cho 22,4 lít hỗn hợp khi X gồm N2 và H2 đi qua xúc tác Fe, nung nống để tổng hợp NH3 thu được 20,16 lít hỗn hợp khí Y. Hấp thụ toàn bộ Y vào dung dịch AlCl3 dư, thu được m gam kết tủa. Các thể tích khí đó ở cùng điều kiện. Giá trị của m là
A. 13.
B. 2,6.
C. 5,2.
D. 3,9.
Câu 11: Thực hiện phản ứng giữa H2 và N2 (tỉ lệ mol 4 : 1) trong bình kín có xúc tác, thu được hỗn hợp khi có áp suất giảm 9% so với ban đầu(trong cùng điều kiện). HIệu suất phản ứng là
A. 20%.
B. 22,5%.
C. 25%.
D. 27%.
Câu 12: Điều chế NH3 từ hỗn hợp hồm N2 và H2 (tỉ lệ 1 : 3) . Tỉ khối hỗn hợp trước so với hỗn hợp sau phản ứng là 0,9. Hiệu suất phản ứng là
A. 25%.
B. 40%.
C. 10%.
D. 20%.
Câu 13: Hỗn hợp X gồm NH4Cl và (NH4)2SO4. Cho X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, đun nhẹ thu được 9,32 gam kết tủa và 2,24 lít khí thoát ra. Hỗn hợp X có khối lượng là
A. 5,28 gam.
B. 6,60 gam.
C. 5,35 gam.
D. 6,35 gam.
Câu 14: Cho 14,8 gam Ca(OH)2 vào 150 gam dung dịch (NH4)2SO4 26,4% rồi đun nóng thu được V lít khí (đktc). Để đốt cháy hết V lít khí trên cần vừa đủ một lượng O2. Lượng O2 trên thu được khi nung m gam KClO2 (có xúc tác). Giá trị của m là
A. 73,5.
B. 49.
C. 24,5.
D. 12,25.
Câu 15: Trộn 300 ml dung dịch NaNO2 2M với 200 ml dung dịch NH4Cl 2M rồi đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thể tích khí thu được ở đktc là
A. 22,4 lít.
B. 13,44 lít.
C. 8,96 lít.
D. 1,12 lít.
Câu 16: Cho 100 gam dung dịch NH4HSO4 11,5% vào 100 gam dung dịch Ba(OH)2 13,68% và đun nhẹ. Thể tích khí (đktc) và khối lượng kết tủa thu được là (giả sử toàn bộ khí sinh ra thoát ra khỏi dung dịch)
A. 2,24 lít và 23,3 gam
B. 2,244 lít và 18,64 gam
C. 1,344 lít và 18,64 gam
D. 1,792 lít và 18,64 gam.
Câu 1:
Đáp án: A
Câu 2:
Đáp án: C
Câu 3:
Đáp án: D
Câu 4:
Đáp án: D
Câu 5:
Đáp án: C
Câu 6:
Đáp án: A
Câu 7:
Đáp án: C
Câu 8:
Đáp án: A
Câu 9:
Đáp án: C
12NH3 + 13O2 → 8NO + 2N2 + 18H2O
VO2 = (6 x 13) / 12 = 6,5 mol
⇒ Vkk = 6,5 : 20% = 32,5 lít
Câu 10:
Đáp án: B
nX = 1 mol; nNH3 = nX - nY = 1- 0,9 = 0,1 mol
⇒ nAl(OH)3 = 0,1 /3 ⇒ m =2,6g
Câu 11:
Đáp án: B
nH2 = 4 mol; nN2 = 1 mol ⇒ hỗn hợp khí có áp suất giảm 9%
⇒ Số mol sau phản ứng = 91%. 5 = 4,55 mol
3H2 (3x) + N2 (x) → 2NH3 (2x) do H2 : N2 = 4 : 1 ⇒ Hiệu suất tính theo N2
n hỗn hợp sau pư = nH2 dư + nN2 dư + nNH3 = 4 - 3x + 1 – x + 2x = 5 - 2x = 4,55
⇒ x = 0,225 ⇒ H% = 22,5%
Câu 12:
Đáp án: D
Ta có
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: msau = mtrước
→ nH2 = 7,5 mol; nN2 = 2,5 mol
3H2 (3x) + N2 (x) → 2NH3 (2x mol) do H2 : N2 = 3 : 1 ⇒ Hiệu suất tính theo N2 hoặc H2
Sau phản ứng n = nH2 + nN2 + nNH3 = 7,5 - 3x + 2,5 – x + 2x = 10 – 2x = 9
→ x = 0,5 ⇒ H% = (0,5/2,5). 100% = 20%
Câu 13:
Đáp án: D
NH4Cl (x mol); (NH4)2SO4 (y mol)
nBaSO4 = y = 0,04 mol
nNH3 = nNH4+ = x + 2y = 0,1 mol ⇒ x = 0,02 mol
mX = 0,02. 53,5 + 0,04. 132 = 6,35 gam
Câu 14:
Đáp án: A
Câu 15:
Đáp án: C
nNaNO2 = 0,6 mol; nNH4Cl = 0,4 mol
NH4Cl + NaNO2 -toC→ N2 + NaCl + 2H2O
nN2 = nNH4Cl = 0,4 mol ⇒ VN2 = 8,96l
Câu 16:
Đáp án: C
NH4HSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ + NH3 ↑ + H2O
HSO4- + Ba2+ → SO42- + H2O
OH- + NH4+ → NH3 + H2O
⇒ nNH3 = 0,06 mol
⇒ V = 1,344l
Ba2+ + SO42- → BaSO4
⇒ nBaSO4 = 0,08 mol
⇒ m = 18,64g
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Bộ 16 bài tập trắc nghiệm về Amoniac và muối amoni có đáp án và lời giải chi tiết file PDF hoàn toàn miễn phí.