Nội dung bộ 12 bài tập trắc nghiệm Hóa 8 Bài 37: Bazơ được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp kèm đáp án và lời giải được trình bày rõ ràng và chi tiết. Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo dưới đây.
Câu 1: Thành phần phân tử của bazơ gồm
A. một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm –OH.
B. một nguyên tử kim loại và nhiều nhóm –OH.
C. một hay nhiều nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm –OH.
D. một hay nhiều nguyên tử kim loại và nhiều nhóm –OH.
Lời giải:
Thành phần phân tử của bazơ gồm một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm –OH.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Tên gọi của NaOH là
A. Natri oxit
B. Natri hiđroxit
C. Natri (II) hiđroxit
D. Natri hiđrua
Lời giải:
Na là kim loại có 1 hóa trị => tên gọi của NaOH là: Natri hiđroxit
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Hợp chất nào sau đây là bazơ?
A. Đồng (II) nitrat
B. Kali clorua
C. Sắt (II) sunfat
D. Canxi hiđroxit
Lời giải:
- Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (–OH) và tên gọi của bazơ gồm tên kim loại + hiđroxit
=> bazơ là: Canxi hiđroxit
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Bazơ không tan trong nước là:
A. Cu(OH)2
B. NaOH
C. KOH
D. Ca(OH)2
Lời giải:
Bazơ không tan trong nước là: Cu(OH)2
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Trong các chất sau: KCl, AgCl, Ca(OH)2, CuSO4, Ba(OH)2, KHCO3. Số chất thuộc hợp chất bazơ là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Lời giải:
Các chất thuộc hợp chất bazơ là: Ca(OH)2, Ba(OH)2
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6:
Lời giải:
Câu 7: Cho các bazơ sau: natri hiđroxit, bari hiđroxit, sắt (II) hiđroxit, đồng (II) hiđroxit, canxi hiđroxit, nhôm hiđroxit. Số các bazơ không tan trong nước là
A. 2.
B. 3
C. 4
D. 5
Lời giải:
Những bazơ không tan là:
+) sắt (II) hiđroxit : Fe(OH)2
+) đồng (II) hiđroxit: Cu(OH)2
+) nhôm hiđroxit: Al(OH)3
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Al2O3 có bazơ tương ứng là
A. Al(OH)2.
B. Al2(OH)3.
C. AlOH.
D. Al(OH)3.
Lời giải:
Al2O3 có bazơ tương ứng là Al(OH)3
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Cho các chất sau: NaCl, HCl, H2SO4, Ba(OH)2, Ca(OH)2, Mg(OH)2, K2CO3, AlCl3, NaOH. Số các chất có khả năng làm quỳ ẩm chuyển xanh là
A. 2.
B. 3
C. 4
D. 5
Lời giải:
Các chất có khả năng làm quỳ ẩm chuyển xanh là các bazơ tan: Ba(OH)2, Ca(OH)2, NaOH.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Phương trình hóa học biểu diễn quá trình CaO → Ca(OH)2 là
A. 2CaO + H2 → 2Ca(OH)2
B. CaO + H2O → Ca(OH)2
C. CaO + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
D. 2CaO + O2 + 2H2 → 2Ca(OH)2
Lời giải:
Phương trình hóa học đúng là: CaO + H2O → Ca(OH)2
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Dãy dung dịch nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?
A. NaOH, BaCl2, H3PO4, KOH.
B. NaOH, Na2SO4, KCl, KOH.
C. NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH.
D. NaOH, Ca(NO3)2, KOH, H2SO4.
Lời giải:
Dãy dung dịch làm đổi màu quỳ tím thành xanh là dãy gồm các dung dịch bazơ: NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Tên gọi của Al(OH)3 là:
A. Nhôm (III) hidroxit.
B. Nhôm hidroxit.
C. Nhôm (III) oxit.
D. Nhôm oxit.
Lời giải:
Al(OH)3: nhôm hidroxit
Đáp án cần chọn là: B
Chú ý: Không gọi là Nhôm (III) hidroxit vì nhôm chỉ có 1 hóa trị III. Cách gọi này chỉ ứng với kim loại có nhiều hóa trị
►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Bộ 12 bài tập trắc nghiệm về Bazơ có đáp án và lời giải chi tiết file PDF hoàn toàn miễn phí.