Nếu bạn đang muốn tìm sự mới lạ trong bữa cơm của gia đình hằng ngày vào những dịp ăn chay. Vậy hãy cùng vào bếp với chúng tôi thực hiện cách nấu hủ tiếu chay miền Tây, Sa Đéc thơm ngon lạ miệng này ngay thôi nào!
Tham khảo thêm:
Món hủ tiếu chay Sa Đéc thơm ngon, bạn nên thử
Tên gọi của món ăn đã phản ánh rõ xuất xứ của chúng. Cụ thể, món ăn này đã theo chân người Khmer đến với vùng đất Sa Đéc từ hàng trăm năm nay. Và tại đây, quá trình phát triển, nhân rộng của hủ tiếu chay có mối liên hệ mật thiết với làng nghề làm bột gạo, sợi bún, sợi hủ tiếu tại xã Tân Phú Đông.
Nguyên liệu làm hủ tiếu chay Sa Đéc:
Các bước làm hủ tiếu chay Sa Đéc ngon, chuẩn vị:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Bước 2: Cách nấu nước lèo hủ tiếu chay Sa Đéc chuẩn vị:
Làm nóng dầu rồi cho đậu phụ, tàu hũ ky đã ráo nước vào , rán vàng
Cho lê, táo vào nồi nấu hủ tiếu bằng điện chứa 2,5l nước, đun trên lửa vừa đến khi nguyên liệu chín mềm, chuyển màu trong suốt thì vớt ra
Phần lá hành bô roa, cà rốt và củ cải, nấu sôi rồi ninh nhỏ lửa trong 1,5h để chất ngọt trong củ thôi ra hết
Sau khoảng thời gian trên thì tra đường phèn, hạt nêm, muối, điều chỉnh vừa miệng rồi tắt bếp.
Bước 3: Thành phẩm
Lấy 1 xoong nhỏ, đun sôi 1,5l nước, nhúng nhanh hủ tiếu trong 2′. Sau đó cho ra bát, làm tương tự với giá đỗ
Cho củ lên trên cùng rau thơm, sau đó rưới nước dùng, cuối cùng thêm tỏi phi và thưởng thức.
Thành phẩm có màu sắc rất đẹp mắt, nhìn đã thèm. Phần topping xen lẫn sắc trắng ngà của hủ tiếu là màu vàng cam của cà rốt. Đặc biệt lại bonus thêm tone trắng trong của củ cải, màu ngả nâu của nấm, sắc xanh mượt của rau ăn kèm. Nước dùng có mùi vị thanh ngọt siêu hấp dẫn, các loại củ và nấm tỏa mùi thơm phức. Ăn cùng chút mùi tàu, húng quế, xà lách và tương đen, tương ớt thì bao “ghiền”.
Hủ tiếu chay miền Tây được nhiều người yêu thích nhờ hương vị thơm ngon đặc biệt
Nguyên liệu làm Hủ tiếu chay miền Tây:
Các bước làm hủ tiếu chay miền Tây chuẩn vị:
Bước 1: Sơ chế rau củ
Mướp gọt bỏ vỏ, rửa sạch, để ráo rồi cắt làm đôi.
Củ cải trắng, cà rốt, củ sắn gọt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt khúc vừa ăn dày khoảng 1/3 lóng tay.
Nấm rơm cắt bỏ chân nấm, rửa sạch, cắt làm đôi. Giá, hẹ rửa sạch, để ráo. Ngò gai bỏ gốc rễ, rửa sạch, cắt nhỏ. Húng quế nhặt bỏ phần lá già, rửa sạch, để ráo.
Đậu hũ, chả chay cắt miếng vừa ăn khoảng 2 lóng tay.
Bước 2: Chiên tàu hũ ki
Bắc chảo lên bếp mở lửa vừa, thêm 5 muỗng canh dầu ăn, đợi dầu nóng cho tàu hũ ky vào chiên vàng đều 2 mặt rồi vớt ra để ráo dầu.
Bước 3: Cách nấu nước dùng hủ tiếu chay miền Tây ngon
Bắc nồi lên bếp mở lửa lớn, thêm 3.5 lít nước nấu sôi, khi nước sôi bạn cho 1/2 củ củ cải muối, củ sắn, củ cải trắng, cà rốt vào, hạ nhỏ lửa và hầm khoảng 10 phút.
Tiếp đó thêm mướp, nấm rơm vào hầm thêm 20 - 25 phút nữa.
Nêm gia vị với 1 muỗng canh muối, 1/2 muỗng canh bột ngọt, 3 muỗng canh đường phèn, 1 muỗng canh hạt nêm chay.
Đợi nước sôi lại bạn nêm nếm lại cho vừa ăn, thêm ngò gai, 1 ít tiêu vào nồi và tắt bếp.
Bước 4: Trụng hủ tiếu và giá
Bắc nồi lên bếp mở lửa lớn, thêm 2 lít nước nấu sôi, khi nước sôi bạn cho giá hẹ vào trụng khoảng 20 giây rồi vớt ra để ráo.
Tiếp đó cho sợi hủ tiếu vào trụng khoảng 1 phút rồi vớt ra để ráo nước.
Cách trụng hủ tiếu dai ngon, không bị bở
Thành phẩm
Hủ tiếu chay miền Tây sau khi hoàn tất sẽ có mùi thơm hấp dẫn và rất bắt mắt, nước dùng thanh ngọt từ rau củ kết hợp với sợi hủ tiếu mềm dai.
Khi ăn bạn cho hủ tiếu vào tô, chan thêm nước dùng, thêm tàu hũ ky, tàu hũ, chả chay, đậu phộng rang rồi ăn kèm với giá hẹ và húng quế, chấm thêm chén mắm cay để tăng hương vị nhé!
Trên đây là tổng hợp 2 cách thức nấu hủ tiếu chay miền Tây và Sa Đéc thơm ngon, đúng vị bạn có thể tham khảo. Xem thêm nhiều công thức nấu ăn ngon khác tại chuyên trang của chúng tôi.