Logo

Bài tập trắc nghiệm Sử 12 Bài 27: Tổng kết Lịch sử Việt Nam (phần 2) (có đáp án)

Tổng hợp bộ bài tập trắc nghiệm Sử 12 Bài 27: Tổng kết Lịch sử Việt Nam (phần 2) (có đáp án). Nội dung bám sát kiến thức trọng tâm, là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh ôn tập hiệu quả.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo ngay Bài tập trắc nghiệm Sử 12 Bài 27: Tổng kết Lịch sử Việt Nam (phần 2) (có đáp án) được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Bài tập trắc nghiệm Sử 12 Bài 27: Tổng kết Lịch sử Việt Nam (phần 2)

Câu 51. Tổ chức chính trị sau đây theo khuynh hướng cách mạng vô sản?

A. Hội Phục Việt.

B. Việt Nam Quốc dân đảng.

C. Đảng Lập hiến.

D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 52. Tổ chức chính trị sau đây theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản?

A. Đảng Tân Việt.

B. Việt Nam Quốc dân đảng.

C. Đông Dương Cộng sản Đảng.

D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 53. Tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc nêu rõ mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc?

A. "Người cùng khổ"

B. "Bản án chế độ thực dân Pháp"

C. "Đường Kách mệnh"

D. “Yêu sách của nhân dân An Nam”.

Câu 54. Nội dung nào không phản ánh đặc điểm của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam?

A. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Tập hợp được liên minh công – nông trong phong trào đấu tranh.

C. Buộc thực dân Pháp phải nhượng bộ một số quyền lợi chính trị.

D. Là cuộc tập dượt đầu tiên chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Câu 55. Nhân tố quyết định đến sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam là

A. sự ra đời và lãnh đạo kịp thời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. chính sách bóc lột thuộc địa của thực dân Pháp.

C. ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.

D. mâu thuẫn giữa nông dân với thực dân và phong kiến.

Câu 56. Tính chất cách mạng triệt để của phong trào cách mạng 1930 - 1931 được thể hiện như thế nào?

A. Phong trào thực hiện sự liên minh công - nông vững chắc.

B. Phong trào đấu tranh liên tục từ Bắc đến Nam.

C. Giáng một đòn quyết liệt vào bọn thực dân, phong kiến.

D. Thành lập chính quyền cách mạng Xô viết Nghệ - Tĩnh.

Câu 57. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 7/1936 xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương là

A. đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

B. chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai.

C. chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc.

D. chống đế quốc và chống phong kiến.

Câu 58. Kẻ thù trực tiếp trước mắt của cách mạng Việt Nam trong thời kì 1936 - 1939 là

A. thực dân Pháp và phong kiến tay sai.

B. thực dân Pháp và phát xít Nhật.

C. thực dân Pháp là kẻ thù chủ yếu, trước mắt.

D. bọn phản động thuộc địa Pháp và tay sai của chúng.

Câu 59. Hình thức mặt trận được xây dựng trong thời kì cách mạng 1930 - 1931 có tên gọi là gì?

A. Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương.

B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

C. Hội phản đế Đông Dương.

D. Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.

Câu 60. Trong các mặt trận sau đây, mặt trận nào thực hiện vai trò tập hợp quần chúng đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ?

A. Mặt trận Việt Minh.

B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

D. Mặt trận Liên Việt.

Câu 61. Mục tiêu đấu tranh trong thời kì cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là

A. chống đế quốc và phong kiến đòi độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.

B. chống bọn phản động thuộc địa Pháp và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

C. chống đế quốc và phát xít Pháp - Nhật đòi độc lập cho dân tộc.

D. chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình.

Câu 62. Mục tiêu đấu tranh trước mắt trong thời kì cách mạng 1936 - 1939 ở Việt Nam là gì?

A. Giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

B. Đòi các quyền tự do dân chủ.

C. Giải phóng dân tộc là mục tiêu hàng đầu.

D. Tất cả các mục tiêu trên.

Câu 63. Thời kì cách mạng nào ở Việt Nam đã đặt nhiệm vụ dân chủ lên hàng đầu?

A. Thời kì 1930 - 1931.       

B. Thời kì 1936 - 1939.

C. Thời kì 1939 - 1941.       

D. Thời kì 1941 - 1945.

Câu 64. Mặt trận Việt Minh ra đời trong sự kiện lịch sử nào dưới đây?

A. Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11 - 1939).

B. Hội nghị toàn quốc của Đảng (13 đến 15 - 8 - 1945).

C. Đại hội quốc dân Tân Trào - Tuyên Quang (16 đến 18 - 8 - 1945).

D. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (10 đến 19-5-1941).

Câu 65. Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" xác định kẻ thù chủ yếu trước mắt của nhân dân Việt Nam là

A. thực dân Pháp.

B. phát xít Nhật.

C. chế độ phong kiến.

D. chế độ phản động thuộc địa.

Câu 66. Thời cơ Tiến hành tổng khởi nghĩa tháng Tám xuất hiện khi nào?

A. Từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật.

B. Từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật.

C. Từ trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật.

D. Từ trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật.

Câu 67. Sự kiện nào trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo ra thời cơ khách quan thuận lợi cho Cách mạng tháng Tám diễn ra nhanh chóng và ít đổ máu?

A. Hồng quân Liên Xô đánh bại phát xít Đức.

B. Hồng quân Liên Xô đánh bại một triệu quân Quan Đông Nhật.

C. Phát xít Nhật bị Đồng minh đánh bại ở Thái Bình Dương.

D. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

Câu 68. Sự kiện lịch sử nào dưới đây nằm trong cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945)?

A. Binh biến Đô Lương.

B. Phá kho thóc Nhật để giải quyết nạn đói.

C. Khởi nghĩa Nam Kì.

D. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.

Câu 69. Ngày 30 - 8 - 1945 ghi dấu sự kiện lịch sử nào trong Cách mạng tháng Tám 1945?

A. Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước.

B. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn.

C. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.

D. Cách mạng tháng Tám giành thắng lợi ở Hà Nội.

Câu 70. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A. sự thắng lợi của phe Đồng minh trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít.

B. sự lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

C. truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân Việt Nam.

D. tinh thần đoàn kết của nhân dân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.

Đáp án Bài tập trắc nghiệm Sử 12 Bài 27: Tổng kết Lịch sử Việt Nam (phần 2)

Câu 51.

Đáp án: D

Giải thích: Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên là tổ chức theo khuynh hướng cách mạng vô sản.

Câu 52.

Đáp án: B

Giải thích: Việt Nam Quốc dân đảng là tổ chức chính trị theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.

Câu 53.

Đáp án: C

Giải thích: Tác phẩm "Đường Kách mệnh" là tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại những lớp huấn luyện hội viên Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Quảng Châu. Tác phẩm nêu rõ rõ mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc, đó là cùng lật đổ ách thống trị của đế quốc.

Câu 54. 

Đáp án: C

Giải thích: Phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam không buộc thực dân Pháp phải nhượng bộ một số quyền lợi chính trị, ngược lại, thực dân Pháp còn tiến hàng khủng bố dã man phong trào cách mạng của quần chúng.

Câu 55.

Đáp án: A

Giải thích: Nhân tố quyết định đến sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam là sự ra đời và lãnh đạo kịp thời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 56. 

Đáp án: D

Giải thích: Tính chất cách mạng triệt để của phong trào cách mạng 1930 - 1931 được thể hiện qua việc thành lập chính quyền cách mạng Xô viết Nghệ - Tĩnh.

Câu 57. 

Đáp án: D

Giải thích: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 7/1936 xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương là chống đế quốc và chống phong kiến.

Câu 58.

Đáp án: D

Giải thích: Kẻ thù trực tiếp trước mắt của cách mạng Việt Nam trong thời kì 1936 - 1939 là bọn phản động thuộc địa Pháp và tay sai của chúng.

Câu 59. 

Đáp án: C

Giải thích: Công tác mặt trận được xây dựng trong thời kì cách mạng 1930 - 1931 có tên gọi là Hội phản đế Đông Dương.

Câu 60. 

Đáp án: B

Giải thích: Mặt trận Dân chủ Đông Dương (thành lập năm 1938) thực hiện vai trò tập hợp quần chúng đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ trong phong trào dân chủ 1936 – 1939.

Câu 61.

Đáp án: A

Giải thích: Mục tiêu đấu tranh trong thời kì cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là chống đế quốc và phong kiến, đòi độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.

Câu 62.

Đáp án: B

Giải thích: Mục tiêu đấu tranh trong thời kì cách mạng 1936 - 1939 ở Việt Nam là đòi các quyền tự do dân chủ.

Câu 63.

Đáp án: B

Giải thích: Nhiệm vụ dân chủ được đặt lên hàng đầu trong thời kì cách mạng 1936 – 1939 ở Việt Nam.

Câu 64.

Đáp án: D

Giải thích: Mặt trận Việt Minh ra đời theo Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (10 đến 19-5-1941).

Câu 65.

Đáp án: B

Giải thích: Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" xác định kẻ thù chủ yếu trước mắt của nhân dân Việt Nam là phát xít Nhật.

Câu 66.

Đáp án: C

Giải thích: Thời cơ Tiến hành tổng khởi nghĩa tháng Tám xuất hiện khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật.

Câu 67.

Đáp án: D

Giải thích: Sự kiện phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện đã tạo ra thời cơ khách quan thuận lợi cho Cách mạng tháng Tám diễn ra nhanh chóng và ít đổ máu.

Câu 68.

Đáp án: B

Giải thích: Phong trào phá kho thóc Nhật để giải quyết nạn đói nằm trong cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945).

Câu 69. 

Đáp án: C

Giải thích: Ngày 30 - 8 – 1945, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị, chấm dứt chế độ phong kiến hơn 10 thế kỉ ở Việt Nam.

Câu 70.

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 là sự lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Bài tập trắc nghiệm Sử 12 Bài 27: Tổng kết Lịch sử Việt Nam (phần 2) (có đáp án) file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    Có thể bạn quan tâm
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com