Logo

Tất niên là gì? Hướng dẫn cúng tất niên cuối năm 30 tết chuẩn nhất

Cúng tất niên vào ngày nào? Bài cúng tất niên là gì? Mâm cúng tất niên gồm những gì? Thủ tục cúng tất niên cuối năm ra sao cho đúng nhất, tránh phạm? Mời các bạn cùng theo dõi ở ngay nội dung bài viết dưới đây
5.0
3 lượt đánh giá

Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nguồn gốc, ý nghĩa buổi lễ cúng tất niên vào ngày 30 tết hàng năm cũng như cách sắp lễ vật, bày biện mâm cỗ và các bước cúng tất niên như thế nào cho chu toàn và đúng nhất.

Tất niên là gì? Ý nghĩa cúng 30 tết?

Lễ Tất niên, tiệc Tất niên là một nghi thức nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Xét nghĩa từng chữ cùng là một cách để trả lời tất niên nghĩa là gì khá dễ hiểu, chữ Tất có nghĩa là xong, là hết; chữ Niên là năm, Tất Niên là kết thúc một năm - 365 hay 366 ngày của năm cũ sắp qua, sẵn sàng bước vào năm mới.

Vì Tất niên luôn có ý nghĩa tích cực trong đời sống của người Việt Nam ta nên phần lớn các công ty, xí nghiệp, thương nghiệp, hội đoàn thường tổ chức tiệc tất niên vào buổi chiều hay buổi tối cuối năm để ăn mừng công việc, những dự án thành công, sự phát triển, tăng trưởng của công ty trong năm vừa qua, đồng thời, chào đón năm mới đang đến gần. Chính vì thế, đối với dân kinh doanh hay công sở, tiệc tất niên còn là cơ hội để bạn gặp gỡ, giao lưu với các đồng nghiệp, nhất là những đồng nghiệp ở phòng khác rất ít khi gặp mặt.

Các bạn có thể tham khảo ngay Các mẫu thư mời tất niên - Mẫu thiệp mời tất niên công ty đẹp nhất

Có các bài cúng tất niên nào?

Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu các bài văn khấn sử dụng trong buổi cúng tất niên hàng năm mà bất cứ gia đình nào cũng cần sử dụng đến được sưu tầm từ các nguồn tài liệu chính thống, mời các bạn tham khảo.

Bài Văn khấn cúng tất niên chiều 30 Tết (Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam)

Nam Mô A-di-đà Phật! (3 lần)

- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần.

- Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.

- Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

- Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.

- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.

- Con kính lạy chư gia Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, tiên linh nội ngoại họ ...

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm ...

Tín chủ (chúng) con là: ...

Ngụ tại...


Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.

Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thuỳ chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hoà thuận.

Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.

Nam Mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).

Link tải miễn phí

Bài cúng tất niên cuối năm ở cơ quan, công ty, cửa hàng

Bài văn khấn cúng tất niên tại cơ quan, công ty mới nhất

Link tải miễn phí

Bài cúng tất niên gia tiên cuối năm

Bài văn khấn cúng tất niên gia tiên cuối năm tối 30 tháng chạp

Link tải miễn phí

Bài cúng tất niên trong nhà

Bài văn khấn cúng tất niên trong nhà mới nhất

Link tải miễn phí

Bài cúng lễ tất niên thần linh

Bài văn khấn cúng tất niên thần linh chuẩn xác nhất

Link tải miễn phí

Văn khấn dọn bàn thờ cuối năm

Văn khấn dọn bàn thờ cuối năm

Mẫu sớ cúng lễ tất niên hàng năm

Phục dĩ

Thánh công tham tán tiệm hồi ngọc luật chi xuân thiên ý trùng hàn dục tống lạp mai chi tuyết tuế diệc mạc chỉ tế dĩ an chi

Viên hữu:.......................................

Việt Nam quốc:......................................

Thượng phụng

Phật hiến cúng

......thiên tiến lễ

Tạ ân tất niên tập phúc nghênh tường cầu vạn an sự

Nhương chủ:.............................................

Cao ngự phủ giám phàm tình ngôn niệm tuế nguyệt như lưu nãi thiên thì chi mặc vận thủy chung bất thất tư tự sự chi khổng minh

Cố quyên cát nhật vi hi đông vu bá chu thi thập nhi cát tính dĩ tế công xã thùy nguyệt lệnh chi văn cố

Tư đại lữ sao thanh tam bách lục tuần tương tận chị thử nhị dương ứng độ thất thập nhị hầu sơ chu thành khả thông

Thần liêu dĩ tốt tuế do thị kim nguyệt cát nhật kiền bị phỉ

Cụ hữu sớ văn mạo thân

Thượng tấu

Cung duy

Thập phương vô lượng thường trụ tam bảo

Nam mô sa bà giáo chủ bản sư thích ca mâu ni phật

Nam mô tam thừa đẳng giác chư đại bồ tát chư hiền thánh tăng

Tam giới thiên chủ tứ phủ vạn linh công đồng đại đế

Cung vọng

Duệ gián tập hi kim luân thường chuyển tự chính nguyệt nhi kết nguyệt hồng đăng khai cát khánh chi hoa quá kim niên phục lai niên lục

Trúc báo bình an chi tự phúc lộc thường xuân chi cảnh phục dĩ nhi lai tai ương biến quái chi tường kim đương thỉnh giải

Đãn thần hạ tình vô nhân kích thiết bình doanh chi chí cẩn sớ.

Thiên vận...niên...nguyệt...nhật thần khấu thủ bách bái thượng sớ.

Mâm cúng tất niên gồm những món gì?

Lễ cúng tất niên cuối năm gồm những gì? Trong lễ cúng Tất Niên, thường người ta sẽ làm 2 mâm cỗ, mâm thứ nhất để cúng gia tiên trên bàn thờ trong nhà, mâm còn lại cúng đất, trời  sẽ để ở ngoài sân. Ở Việt Nam có rất nhiều vùng miền nên sẽ có những tập tục riêng, vì vậy trong lễ cúng Tất Niên thì ở mỗi vùng lại có sự khác nhau.

Mâm cúng tất niên miền Bắc

Trong mâm cơm cúng tất niên miền Bắc, các món ăn thường bao gồm:

- Móng giò hầm măng lưỡi lợn

- Canh bóng nấu thập cẩm

- Miến nấu lòng gà

- Xôi/bánh chưng

- Thịt đông, thịt gà luộc

- Giò lụa, giò xào

- Nộm và dưa hành muối…

Mâm cúng tất niên Miền Trung

Còn mâm cúng tất niên Miền Trung gồm: bánh chưng, bánh tét và có nhiều món ăn được chế biến gồm đủ các thành phần để có bữa cỗ “hào soạn” gồm:

- Đĩa dưa món

- Đĩa giò lụa Huế

- Đĩa gà bóp rau răm

- Đĩa thịt đông

- Đĩa chả Huế

- Thịt heo luộc

- Giá chua

- Bát ninh măng khô

- Bát miến Huế

- Đĩa cá chiên, hay đĩa ram

Mâm cúng tất niên Miền Nam

Mâm cỗ cúng lễ tất niên miền Nam thường gồm:

- Bánh tét kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm

- Canh măng nấu (dùng măng tươi thay cho măng khô)

- Bát canh khổ qua nhồi thịt

- Thịt kho tàu (thịt heo, trứng với nước dừa)

- Đĩa thịt heo luộc

- Đĩa gỏi tôm thịt

- Đĩa nem

- Đĩa chả giò

- Đĩa dưa giá, củ kiệu

Một số câu hỏi thường gặp về tất niên cuối năm

Dưới đây là giải đáp các câu hỏi thường gặp về buổi tất niên mà có lẽ nhiều người chưa biết, mời các bạn cùng tham khảo.

Tất niên tiếng Anh là gì?

- Year end

Tất niên tiếng Trung là gì?

- Trong tiếng Trung từ "Cơm tất niên" được gọi là 年夜饭  (nián yè fàn)

Cúng tất niên vào ngày nào?

Ngày tất niên có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên.

Ngày cúng tất niên năm 2024?

Theo thông lệ thì ngày cúng tất niên sẽ được tính là ngày cuối cùng của năm. Tuy nhiên, một số gia đình tổ chức cúng tất niên sớm hơn, có thể là ngày 25, 26, 27 hoặc 28 tháng Chạp. Nhìn chung, thời gian tốt nhất để cúng tất niên vẫn là 2 ngày cuối cùng của năm cũ.

Ngày tốt cúng tất niên 2024 gồm các ngày dưới đây:

Ngày 26 tháng Chạp: tức ngày Kỷ Hợi, tháng Ất Sửu, năm Quý Mão

Ngày 29 tháng Chạp: tức ngày Nhâm Dần, tháng Ất Sửu, năm Quý Mão

Ngày 30 tháng Chạp: tức ngày Quý Mão, tháng Ất Sửu, năm Quý Mão

Nên cúng tất niên vào giờ nào?

Về giờ tốt để cúng tất niên, các gia đình nên chọn cúng vào các thời điểm: 9-11h (giờ Thìn); 17 -19h (giờ Dậu); 21-23h (giờ Hợi).

Cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời?

Thường thì các gia đình chỉ tổ chức cúng tất niên trong nhà, nhưng nếu có điều kiện thì cũng có thể làm mâm lễ cúng tất niên ngoài trời. Đối với mâm cúng tất niên ngoài trời, do là lễ cúng thiên địa nên không gian cúng và đặt mâm lễ cần phải ở vị trí có sự giao thoa giữa cả đất, trời và vạn vật xung quanh. Vì thế mà vị trí thích hợp nhất sẽ khoảng sân hoặc khoảng trống trước nhà. Khi cũng nên mở cửa để vận khí được lưu thông, mang lại nhiều phúc lành.

Cúng tất niên có hóa vàng không?

Thông thường sau khi cúng bái và tàn hương thì sẽ tiến hành hóa vàng mã và thu dọn đồ lễ.

Cúng tất niên gà quay ra hay quay vô?

“Lợn quay ra, gà quay vào” nghĩa là (khi cúng tế) mà nếu có đặt đầu lợn (hoặc cả con lợn) thì quay hướng đầu nhìn ra phía ngoài nhà; đặt gà thì để đầu gà hướng vào phía trong nhà.

Với mâm cúng trên bàn thờ gia tiên, thường là đặt đầu gà quay vào phía bát hương với tư thế há miệng, chân quỳ, cánh duỗi tự nhiên. Tư thế này được coi là “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu”. Không nên đặt gà quay đầu ra, vì tư thế đó được cho là gà “không chịu chầu”.

Trên đây là những thông tin quan trọng và đầy đủ nhất về văn cúng tất niên cuối năm, lễ cúng tất niên 30 tết mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc, hy vọng nội dung này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về buổi lễ truyền thống của dân tộc và dễ dàng chuẩn bị cho lễ cúng tất niên hàng năm chu đáo nhất.

Đánh giá bài viết
5.0
3 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com