Logo

Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn Quận Tây Hồ năm 2020 (Có đáp án)

Đề thi thử Văn vào 10 Quận Tây Hồ năm 2020-2021 có lời giải chi tiết, được chúng tôi cập nhật mới nhất từ hệ thống kho đề thi, đề kiểm tra tuyển sinh lớp 10. Hỗ trợ học sinh ôn luyện hiệu quả
4.0
6 lượt đánh giá

Chúng tôi sưu tầm và giới thiệu các em tài liệu đề thi thử lớp 10 môn Văn Quận Tây Hồ năm 2020-2021 có lời giải đi kèm, từ hệ thống kho đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trên cả nước. Nhằm giúp các em ôn tập, rèn luyện giải các dạng đề thi khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi chuyển cấp quan trọng của các em học sinh lớp 9.

Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 Ngữ văn Quận Tây Hồ 2020

Phần I ( 6,5 điểm )

Bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy khiến người đọc vô cùng xúc động bởi những suy ngẫm về cuộc sống và những triết lí nhân sinh sâu sắc được diễn tả dung dị như lời tâm tình, lời nhắc nhở chân thành, cảm động. Mở đầu bài thơ, tác giả viết :

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào và hoàn cảnh ra đời có gì đặc biệt ?

Câu 2. Cũng trong bài thơ " Ánh trăng", các hình ảnh "đồng", "sông", "bể", "rừng" còn được nhắc lại ở một khổ thơ khác. Hãy chép lại chính xác khổ thơ đó và cho biết ý nghĩa của các hình ảnh này trong mỗi khổ thơ.

Câu 3. Câu thơ cuối của khổ thơ trên, tác giả viết " vầng trăng thành tri kỉ"

a/ Hãy giải thích nghĩa từ "tri kỉ". Vì sao con người và trăng có thể trở thành tri kỉ ?

b/ Gọi tên và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ trên.

Câu 4. Khép lại bài thơ, Nguyễn Duy viết :

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

Dựa vào khổ thơ, hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu làm rõ những suy ngẫm sâu sắc và triết lí nhân sinh của nhà thơ qua hình tượng trăng, trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định và phép nối để liên kết câu ( gạch chân và chú thích ).

Phần II ( 3, 5 điểm ):

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu :

... Tri thức đúng là sức mạnh. Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten - mét - xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10 000 đô la. Nhiều người cho Xten - mét - xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten - mét - xơ ghi : " Tiền vạch một đường thẳng là một đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá : 9 999 đô la ". Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà người khác không làm nổi. Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không ! ?

(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)

Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì ? Khái quát nội dung của đoạn trích bằng một câu văn.

Câu 2. Ghi lại lời dẫn trực tiếp được tác giả sử dụng trong đoạn trích ? Theo em có nên chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp không ? Vì sao ?

Câu 3. Từ ý nghĩa của câu chuyện trên và những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi với chủ đề " Tri thức là sức mạnh "

Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Văn Quận Tây Hồ

Phần I ( 6,5 điểm )

Bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy khiến người đọc vô cùng xúc động bởi những suy ngẫm về cuộc sống và những triết lí nhân sinh sâu sắc được diễn tả dung dị như lời tâm tình, lời nhắc nhở chân thành, cảm động. Mở đầu bài thơ, tác giả viết :
Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ: năm chữ

Hoàn cảnh ra đời của bài thơ khá đặc biệt khi lúc này tác giả Nguyễn Duy đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh - nơi đô thị của cuộc sống tiện nghi hiện đại, nơi những người từ trận đánh trở về đã để lại sau lưng cuộc chiến gian khổ mà nghĩa tình.

Câu 2. - Chép đúng khổ thơ:

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

- ý nghĩa của các hình ảnh này trong mỗi khổ thơ:

+ trong khổ thơ đầu là những hình ảnh vô cùng thân thuộc của quê hương, là hình ảnh khắc vào tuổi thơ.

+ vẫn là các hình ảnh "đồng", "sông", "bể", "rừng" đó, hình ảnh kỉ niệm còn vẹn nguyên.

Câu 3. Câu thơ cuối của khổ thơ trên, tác giả viết " vầng trăng thành tri kỉ"

a/

- "tri kỉ" là thừ tình cảm vô định hình, nó thể hiện sự thân thiết để ta có thể chia sẻ mọi khắc khắc vui buồn, người thấu hiểu ta.

- con người và trăng có thể trở thành tri kỉ bởi:

+ Trăng trở thành người cùng chia sẻ mọi vui buồn, trăng đồng cam cộng khổ, xoa dịu những nỗi đau của chiến tranh bằng ánh sáng tươi mát, hiền hòa.

+ Trăng là người bạn đồng hành, đồng cam cộng khổ với người chiến sĩ, trăng chính là hiện thân của quá khứ chan hòa tình nghĩa.

b/ Gọi tên và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ trên.

Câu 4. Đảm bảo nội dung:

– Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” là tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu.

– Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người.

Phần II ( 3, 5 điểm ):

Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là nghị luận

Khái quát nội dung của đoạn trích bằng một câu văn: Tri thức là sức mạnh

Câu 2. Lời dẫn trực tiếp được tác giả sử dụng trong đoạn trích: "Tiền vạch một đường thẳng là một đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá : 9 999 đô la."

Không nên chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp bởi đây là dẫn chứng xác thực, ghi lời dẫn trực tiếp làm nội dung của nó được nhấn mạnh hơn về độ chính xác và cũng thể hiện sự tôn trọng với tác giả viết ra câu nói đó.

Câu 3. Đoạn văn tham khảo (sưu tầm):

Tri thức là sức mạnh, là vũ khí mà mỗi người có thể tự trang bị cho bản thân mình trên con đường vươn tới thành công. Thật vậy, thứ nhất, tri thức chính là nền móng vững chắc cho sự nghiệp xây dựng tương lai. Có tri thức, con người mới làm việc được dựa theo thế mạnh và đam mê của mình. Tri thức giống như vũ khí khi ra chiến trận của bất cứ ai, người có tri thức nhiều thì người đó thắng và giành quyền chủ động. Thứ hai, tri thức tạo ra thế mạnh cho mỗi người. Về một lĩnh vực nào đó, người tài giỏi hơn là người có nhiều tri thức hơn và tạo ra được sản phẩm chất lượng tốt hơn. Trên thực tế, người được trả lương cao hơn là người nghĩ ra được những sản phẩm chất xám tuyệt vời. Từ đó những người khác phải sản xuất sản phẩm đó hàng loạt. Thứ ba, tri thức là sức mạnh vì nó là cánh cửa cho phép con người tiếp cận với những cơ hội khác. Nhờ có tri thức mà một người có thể được đi khắp nơi, học hỏi và mở rộng tầm mắt, đem tri thức phục vụ cho xã hội. Tóm lại, tri thức là vũ khí mạnh của bất cứ ai trong cuộc sống hiện đại và đầy tính cạnh tranh.

→ Link tải miễn phí Đề thi thử vào lớp 10 Ngữ văn Quận Tây Hồ 2020:

Ngoài nội dung trên, các em xem và tham khảo thêm tài liệu Ngữ văn như: soạn bài, đề thi, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra 15 phút trên lớp, đề cương ôn tập, những bài văn mẫu,... được cập nhật mới nhất tại chuyên trang của chúng tôi.

Đánh giá bài viết
4.0
6 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com