Chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 2 sắp tới, chúng tôi xin giới thiệu đến các em bộ Đề thi Văn giữa học kì 2 lớp 8 trường THCS Trương Định năm 2018-2019 có lời giải chi tiết. Nội dung bám sát theo chương trình học trong nhà trường. Giúp các bạn học sinh ôn tập và luyện tập làm quen với nhiều dạng đề, đồng thời cũng chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới của mình. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời mà em cho đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. (0,25 đ) Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là gì?
A. Nét mặt C. Điệu bộ
B. Cử chỉ D. Ngôn từ
Câu 2. (0,25 đ) Trong những câu sau, câu nào không có mục đích hỏi?
A. Mẹ đi chợ chưa ạ? C. Trời ơi, sao tôi khổ thế này?
B. Ai là tác giả bài thơ này? D. Bao giờ bạn đi Hà Nội?
Câu 3. (0,5 đ) Câu cầu khiến dưới đây dùng để làm gì?
“Đừng vội vã thế cháu ơi, đến trường lúc nào cũng còn là sớm!”
A. Khuyên bảo.
B. Ra lệnh.
C. Yêu cầu.
D. Đề nghị.
Câu 4. (0,25 đ) Dấu ngoặc kép có tác dụng gì?
A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
C. Đánh dấu tên tác phẩm, tạp chí... dẫn trong công văn.
D. Cả ba ý trên.
Câu 5: (0,25 đ) Dòng nào sau đây nêu lên chức năng chính của câu nghi vấn?
A. Dùng để yêu cầu. C. Dùng để bộc lộ cảm xúc.
B. Dùng để hỏi. D. Dùng để kể sự việc.
Câu 6. (0,25 đ) Câu “Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc” là kiểu câu gì?
A. Câu cảm thán.
B. Câu nghi vấn.
C. Câu cầu khiến.
D. Câu phủ định.
Câu 7: Nối mỗi câu đúng
Kiểu câu |
| Chức năng chính |
Câu trần thuật |
| Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (viết). |
Câu cảm thán |
| Dùng để phủ định. |
Câu cầu khiến |
| Dùng để kể, nhận định, thông báo, trình bày... |
Câu nghi vấn |
| Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị... |
|
| Dùng để hỏi. |
Câu 1: (3.0 điểm) Hãy sắp xếp các cụm từ in đậm trong câu: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.” bằng ba cách khác nhau. Cách sắp xếp nào hợp lí? Vì sao?
Câu 2: (5,0 điểm) Viết đoạn hội thoại trong đó có sử dụng các kiểu câu trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.
1-D 2-C 3-A 4-D 5-B 6-D
Câu 7: Nối mỗi câu đúng: (0, 5 điểm)
Kiểu câu | Chức năng chính |
Câu trần thuật | Dùng để kể, nhận định, thông báo, trình bày... |
Câu cảm thán | Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (viết). |
Câu cầu khiến | Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị... |
Câu nghi vấn | Dùng để hỏi. |
| Dùng để phủ định. |
Câu 1: (3,0 điểm)
- HS có thể sắp xếp câu như sau: (1 điểm)
Tre giữ nước, giữ làng, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
Tre giữ nước, giữ làng, giữ đồng lúa chín, giữ mái nhà tranh.
Tre giữ làng, giữ nước, giữ đồng lúa chín, giữ mái nhà tranh.
- Chỉ ra được cách sắp xếp hợp lí, giải thích vì sao (1 điểm)
Cách sắp xếp trật tự từ của câu trong văn bản mang lại hiệu quả diễn đạt cao hơn vì:
Diễn đạt trình tự sự việc từ nhỏ bé đến rộng lớn (làng, nước)
Diễn đạt trình tự sự việc từ gần đến xa (mái nhà tranh, đồng lúa chín)
Hài hoà về ngữ âm, tạo nhịp điệu cho câu văn.
Câu 2: (5 điểm)
Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 câu nói về việc học của bản thân (Có sử dụng ít nhất 2 kiểu câu đã học). Đồng thời xác định kiểu câu của các câu đã viết.
Viết được đoạn văn hoàn chỉnh, trong sáng: 3 điểm.
Xác định đúng mỗi kiểu câu đã học: 2 điểm.
Ngoài nội dung trên, các em xem và tham khảo thêm tài liệu môn Văn: hướng dẫn bài soạn, đề cương ôn tập, các bài kiểm tra trên lớp, những bài văn mẫu,... được cập nhật liên tục mới nhất tại chuyên trang của chúng tôi.