Logo

Đề Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2021 Bắc Kạn có đáp án chính thức

Đề Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2021 Bắc Kạn chính thức có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, chính xác từ sở giáo dục đào tạo Bắc Kạn dành cho các em học sinh lớp 9 tham khảo nhanh nhất, hỗ trợ file tải pdf, word miễn phí
3.5
3 lượt đánh giá

Trọn bộ đề thi Ngữ Văn vào 10 năm học 2020-2021 của các trường THPT Bắc Kạn cùng đáp án, lời giải chuẩn xác nhất có file tải miễn phí định dạng Word và PDF được chúng tôi cập nhật kịp thời nhằm giúp các em học sinh lớp 9, thầy cô và quý phụ huynh tham khảo, so kết quả nhanh nhất.

Đề tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ Văn 2021 Bắc Kạn chính thức

Xem ngay nội dung đề Văn thi vào 10 năm 2021 của Bắc Kạn đầy đủ các mã đề được cung cấp chi tiết dưới đây.

Toàn bộ thông tin đề thi chuyển cấp lớp 10 môn Văn 2021 Bắc Kạn được cung cấp miễn phí để các bạn tham khảo và chia sẻ rộng rãi đến bạn bè và người thân kịp thời.

Trích dẫn nội dung đề  tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ Văn 2021 sở giáo dục Bắc Kạn:

Đáp án đề thi Văn vào 10 năm 2021 tỉnh Bắc Kạn chính xác nhất

So đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bắc Kạn 2021 cập nhật từ đội ngũ chuyên gia giải đề của chúng tôi (đáp án mang tính chất tham khảo).

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu 2:

Cách giải:

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Liệt kê

Câu 3:

Cách giải:

Học sinh có thể trình bày theo quan điểm của mình, có lý giải.

Gợi ý:

Nhan đề “Tay trong tay” là một thành ngữ chỉ sự thân thiết, gắn bó, chia sẻ, đồng cảm vượt để cùng nhau vượt qua khó khăn thử thách.

Câu 4:

Cách giải:

Học sinh trình bày thông điệp ý nghĩa nhất với bản thân, giải thích tại sao.

Gợi ý:

-    Thông điệp ý nghĩa nhất với em là thông điệp được nêu ra ở cuối bài: “ Với những ai có được bàn tay của người khác….. thì mới có thể vượt qua khó khăn thử thách”.

-    Giải thích: Thông điệp cho thấy tầm quan trọng của sự đồng cảm, chia sẻ và thấu hiểu giữa con người với con người. Nó tạo nên động lực to lớn giúp con người vượt qua tất cả mọi gian nan, thử thách của cuộc đời.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Cách giải:

I. Mở đoạn:

Giới thiệu vấn đề nghị luận: Ý nghĩa sự đồng cảm và chia sẻ

II. Thân đoạn:

1. Giải thích đồng cảm và chia sẻ:

a. Đồng cảm là gì?

-    Là chung một cảm nghĩ, một tấm lòng

-    Là sự đồng cảm, luôn thấu hiểu và quan tâm đến người khác

b. Chia sẻ là gì?

-    Là san sẻ những gì mình có với người khác

-    Cùng vui cùng buồn với người khác, khi họ gặp khó khăn, gian khổ

-    Giúp đỡ họ khi họ không có khả năng thực hiện

2. Bàn luận

a) Sự đồng cảm và chia sẻ được thể hiện qua các mối quan hệ:

-    Giữa con người với con người

-    Giữa các thành viên trong gia đình với nhau

-    Giữa học đường, tập thể, xã hội, toàn cầu…

b) Những biểu hiện của đồng cảm và chia sẻ:

-    Về vật chất: chúng ta có thể quyên góp, ủng hộ bằng nhiều cách để giúp đỡ những người gặp hoạn nạn, khó khăn.

-    Về tinh thần: chúng ta biết lắng nghe, mở lòng để thấu hiểu họ, thể hiện tình cảm, sự thấu hiếu đối với những người gặp khó khăn

c) Ý nghĩa của sự đồng cảm và chia sẻ:

-    Đối với người nhận: những người gặp khó khăn sẽ rất vui, họ cảm thấy được an ủi, được quan tâm và chia sẻ

-    Đối với người ủng hộ: những người ủng hộ sẽ được an lòng, cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản và sống tốt hơn.

-    Đồng cảm và chia sẻ đều mang lại lợi ích cho cả hai bên, giúp cho tinh thần của học trở nên thư thái và được yêu thương hơn.

III. Kết đoạn:

-    Nêu cảm nghĩ của em về đồng cảm và chia sẻ

-    Đồng cảm và chia sẻ là một hành động tốt trong xã hội bây giờ

-    Chúng ta hãy đồng cảm và chia sẻ để giúp những người xung quanh

Câu 2:

Cách giải:

1. Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả Lê Minh Khuê và truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.

+  Lê Minh Khuê (1949) là nữ nhà văn gốc Thanh Hóa thuộc thế hệ những nhà văn bắt đầu sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mĩ.

+  Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê nhà văn nữ chuyên viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ nơi tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ.

- Giới thiệu khái quát về đoạn trích và nhân vật Phương Định.

2. Thân bài

* Khái quát về tác phẩm Những ngôi sao xa xôi

-  Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm được sáng tác vào những năm 1970 trong thời kì kháng chiến chống Mỹ vô cùng gian khổ, ác liệt.

-  Nội dung tác phẩm kể về 3 cô thanh niên xung phong có nhiệm vụ phá bom trong thời kì chúng Mỹ, dù công việc rất khó khăn và nguy hiểm nhưng họ vẫn lạc quan, yêu đời và có tinh thần trách nhiệm cao.

* Giới thiệu nội dung đoạn trích và nêu cảm nhận chung về nhân vật Phương Định:

Khung cảnh và công việc phá bom của Phương Định cùng hai nữ đồng đội ở một cao điểm trên đường mòn Trường Sơn đã được nhà văn tái hiện một cách chân thực và sinh động qua đoạn trích trên. Nhân vật Phương Định trong đoạn trích đã để lạ ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc bởi lòng quả cảm, không sợ hi sinh.

a. Phân tích và cảm nhận về nhân vật Phương Định

-  Lý tưởng sống cao đẹp và tinh thần dũng cảm

+  Vừa rời khỏi ghế nhà trường trung học phổ thông, cô đã không ngại gian khó, nguy hiểm xung phong ra mặt trận, nghe theo tiếng gọi của con tim, đi theo tiếng gọi của Tổ Quốc.

- Hoàn cảnh sống và công việc

+  Vào chiến trường đã được 3 năm, thuộc tổ trinh sát mặt đường, hàng ngày phải đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần phải phá bom.

+  Thời gian làm việc: Cô và đồng đội phải "chạy trên cao điểm cả ban ngày".

=> Công việc luôn ẩn chứa hiểm nguy, có thể lấy đi tính mạng con người bất cứ lúc nào.

=> Phẩm chất của thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mỹ: dũng cảm, gan dạ, kiên cường.

-  Thái độ, tinh thần lạc quan của Phương Định:

+  Cuộc sống nơi chiến trường luôn đối mặt với thử thách, nguy hiểm và cái chết đã tôi luyện ở Phương Định lòng quả cảm, không sợ hi sinh. Tâm lí Phương Định trong một lần phá bom được miêu tả rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong giây lát.

+  Mặc dù đây là công việc hằng ngày, như cô kể: “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần” nhưng mỗi lần phá bom vẫn là một thử thách. Khung cảnh và không khí chưa đầy sự căng thẳng: “Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa.” nhưng Phương Định vẫn có nét tâm lí rất con gái, cảm giác: “Có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình”. Để rồi sự dũng cảm ở cô như được kích thích bởi lòng tự trọng: “Tôi đến gần quả bom,… tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đường hoàng mà bước tới”.

+  Ở bên quả bom, cận kề với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người cũng trở nên sắc nhọn: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”. Cô bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, sau đó châm ngòi, chạy lại chỗ ẩn nấp… bom nổ, tiếng kỳ quái đến váng óc…

+  Cô kể: “Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu.”

+  Công việc phá bom đầy hiểm nguy và phải luôn đối mặt với thần chất nhưng cô luôn cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

-  Phương Định có nghĩ đến cái chết nhưng là “một cái chết mờ nhạt, không cụ thể”, còn cái chính vẫn là: “liệu mìn có nổ, bom có nổ không?”. Đây là một trách nhiệm rất cao trong công việc, là lòng dũng cảm vô song.

-  Ngoài đoạn trích này, nhà văn còn có những chi tiết khác về Phương Định : một cô gái Hà Nội đẹp, có tâm hồn giàu yêu thương, nhiều mơ mộng, lạc quan, yêu đời và tinh thần đồng đội thắm thiết.

=> Có thể nói, xây dựng nhân vật Phương Định, Lê Minh Khuê đã chọn được những phương thức trần thuật hợp lí khi nhà văn đặt điểm nhìn vào nhân vật chính của mình để nhân vật tự kể chuyện. Nhờ vậy, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật – tâm lí Phương Định đạt đến độ tinh tế nhất. Ngôn ngữ trần thuật qua nhân vật chính làm cho tác phẩm có giọng điệu, ngôn ngữ tự nhiên gần với khẩu ngữ, trẻ trung, nữ tính…

b. Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ

-  Ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam trong lao động và trong chiến đấu.

-  Vẻ đẹp của các nhân vật đều mang màu sắc lí tưởng, họ là hình ảnh của con người Việt Nam mang vẻ đẹp của thời kì lịch sử gian khổ hào hùng và lãng mạn của dân tộc.

-  Sự dũng cảm, cương quyết, luôn luôn đối đầu với hiểm nguy và gian khó . Dám hy sinh tuổi trẻ của mình cho sự nghiệp giải phóng và xây dựng dân tộc .

- Họ là những tấm gương, điểm tựa để thế hệ trẻ hôm nay phấn đấu góp một phần sức lực của mình cho đất nước.

=> Chính họ là những người đã viết nên những trang sử hào hùngvề thời kì cả đất nước đứng lên.

* Cảm nhận về đặc sắc nghệ thuật

-  Nghệ thuật xây dựng hình tượng, miêu tả tâm lí và tính cách nhân vật sâu sắc

-  Ngôn ngữ trần thuật phù hợp, ngôn ngữ nhân vật trẻ trung, tự nhiên, giàu nữ tính

-  Ngôi kể thứ nhất, nhân vật tự kể khiến câu chuyện hiện lên chân thực, chi tiết, tỉ mỉ; đồng thời dễ dàng bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình.

3. Kết bài

-  Nêu đánh giá, cảm nhận của em về nhân vật Phương Định.

-  Liên hệ vai trò của tuổi trẻ hiện nay trong việc bảo vệ đất nước.

Mời các bạn xem và tải về các bộ đề thi vào lớp 10 của tỉnh Bắc Kạn các môn khác:

Ngoài tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2021 của Bắc Kạn, các bạn còn có thể tham khảo thêm hướng dẫn giải các đề thi vào 10 môn tiếng Anh, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa… cùng các môn học khác đã được cập nhật tại chuyên trang của chúng tôi.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021 tỉnh Bắc Kạn có đáp án chính thức, hỗ trợ tải file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
3.5
3 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com