Logo

Đề Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2021 Vĩnh Long có đáp án chính thức

Đề Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2021 Vĩnh Long chính thức có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, chính xác từ sở giáo dục đào tạo Vĩnh Long dành cho các em học sinh lớp 9 tham khảo nhanh nhất, hỗ trợ file tải pdf, word miễn phí
4.3
9 lượt đánh giá

Trọn bộ đề thi Ngữ Văn vào 10 năm học 2020-2021 của các trường THPT Vĩnh Long cùng đáp án, lời giải chuẩn xác nhất có file tải miễn phí định dạng Word và PDF được chúng tôi cập nhật kịp thời nhằm giúp các em học sinh lớp 9, thầy cô và quý phụ huynh tham khảo, so kết quả nhanh nhất.

Tham khảo thêm:

Đề tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ Văn 2021 Vĩnh Long chính thức

Xem ngay nội dung đề Văn thi vào 10 năm 2021 của An Giang đầy đủ các mã đề được cung cấp chi tiết dưới đây.

Toàn bộ thông tin đề thi chuyển cấp lớp 10 môn Văn 2021 An Giang được cung cấp miễn phí để các bạn tham khảo và chia sẻ rộng rãi đến bạn bè và người thân kịp thời.

Đề thi tuyển sinh môn Ngữ văn vào lớp 10 tỉnh Vĩnh Long 2021

I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Câu chuyện về củ khoai tây

Một ngày nọ, thầy giáo yêu cầu mỗi chúng tôi mang một túi nilông sạch và một bao tải khoai tây đến lớp. Sau đó, thầy bảo mỗi lần chúng tôi không tha thứ lỗi lầm cho người nào đó thì hãy chọn ra một củ khoai tây, viết tên người ấy và ngày tháng lên đó, rồi bỏ nó vào túi nilông. Sau vài ngày, túi của nhiều người trong lớp đã bắt đầu nặng dần.
Sau đó, thầy lại yêu cầu chúng tôi phải luôn đeo cái túi đây bên mình dù đi bất cứ đâu, ngủ hay làm việc. Sự phiền phức khi phải mang vác một cái túi chứa hàng chục củ khoai tây khiến chúng tôi càng cảm nhận rõ ràng gánh nặng tinh thần mà mình đang chịu đựng. Không những thế, chúng tôi còn phải luôn để tâm đến nó, nhó đến nó và nhiều khi đặt nó ở những chỗ chẳng tế nhị chút nào.
Qua thời gian, khoai tây bắt đầu phân hủy thành một thứ chất lỏng nhầy nhựa và chúng tôi không muốn mang nó bên mình nữa...

(Theo www.thuvienbinhthuan.com.vn,04/9/2018)

Câu 1: Theo lời người kể, thầy giáo yêu cầu họ viết những gì trên củ khoai tây? (0,5 điểm)

Câu 2: Nêu ra 1 phiền phức mà túi khoai tây đã gây ra cho người đeo nó. (0,5 điểm)

Câu 3: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu văn được in đậm: "Sau vài ngày, túi của nhiều người trong lớp đã bắt đầu nặng dần?" (1,0 điểm)

Câu 4: Thế nào là hàm ý? Nêu điều kiện sử dụng hàm ý. Đặt 1 câu có hàm ý khuyên mọi người nên tha thứ lỗi lầm cho người khác. (0,5 điểm)

II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày nguyên nhân, hậu quả và đề ra giải pháp cho hiện tượng ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa,

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau, trích Ánh trăng - Nguyễn Duy:

Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa ngang
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường

Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa síir
đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình,

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2019, tr.156)

Từ đoạn thơ, hãy rút ra bài học nhận thưc và định hướng hành động cho bản thân để xứng đáng với những hi sinh của thế hệ đi trước trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.

Đề thi lên lớp 10 môn Văn trường Chuyên tỉnh Vĩnh Long 2021

I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Cùng với sự phát triển của đất nước, văn hóa đọc đang trở lại  khá tích cực. Với nhiều người, thói quen đọc sách đã trở thành nét văn hóa và giàu ý nghĩa trong đời sống thường ngày. Đọc những cuốn sách hay không những giúp con người có thêm tri thức mà còn tạo ra nhiều ý tưởng mới để sáng tạo và phục vụ cho công việc, phục vụ cuộc sống. Ngược lại, khi không đọc sách, kiến thức sẽ bị hạn chế; lối sống dễ tiêu cực; nông cạn... từ đó ảnh hưởng đến sự thành công trong tương lai.

Mua sách đã quý, nhưng mua sách để đọc mới thực sự đáng quý, đáng trân trọng. Thống kê trong năm 2020 cho thấy, trừ sách giáo khoa thì mỗi người Việt Nam chỉ đọc trung bình 1,4 cuốn sách/năm. Vì vậy, cuốn sách trên giá mới thế mà dần trở thành "sách chết".

[...]

Ý nghĩa của cuộc sống có thể được tìm trong từng trang sách. M.Gorki đã nói: "Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới". Hóa ra những "chân trời mới" ở ngay bên ta, đôi khi còn nằm la liệt, phủ bụi dưới chân; chỉ là vì từ lâu, một phần trong ta đã từ bỏ thói quen đọc sách vô tình lẫn vô tâm để sách "chết dần chết mòn".

(Theo Khoa Minh, Ý nghĩa cuộc sống trong từng trang sách, www.qdnd.vn, 17/5/2021)

Câu 1: Bài viết nêu lên những tác hại nào của việc không đọc sách? (0,5 điểm)

Câu 2: Theo tác giả thế nào là sách chết? (0,5 điểm)

Câu 3: Rút ra thông điệp tác giả gửi gắm qua câu "ý nghĩa của cuộc sống có thể được tìm trong từng trang sách" (1,0 điểm)

Câu 4: a) Nêu các cách phát triển từ vựng tiếng Việt. Xác định từ Hán - Việt trong các từ sau: văn hóa, chân trời, tri thức, nông cạn, trang sách (0,5 điểm)

b) Tìm 02 từ có mô hình cấu tạo: "Phát + x" (trong đó, "Phát" là tiếng cố định, có ý nghĩa là mở rộng theo chiều hướng tối, "x" là các tiếng khác nhau khi nghĩa của từ thay đổi) (0,5 điểm)

II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Được là chính mình - Nhu cầu chính đáng của tuổi teen?

Bày tỏ suy nghĩ của bản thân về vấn đề trên bằng đoạn văn khoảng 01 trang giấy thi.

Câu 2 (5,0 điểm)

Trong bài phát biểu tại Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ X, đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, nay là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư - cho rằng:

"Văn học sẽ là một trong những nơi con người tìm đến như một điểm tựa tinh thần, niềm an ủi, nâng đỡ con người, làm cho con người thực sự trở thành Con Người.

(Theo www.tienphong.vn, 25/11/2020)

Điều này có đúng với bài thơ Bếp lửa - Bằng Việt, truyện ngắn Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng

Đáp án đề thi Văn vào 10 năm 2021 tỉnh Vĩnh Long chính xác nhất

Đáp án đề tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021 tỉnh Vĩnh Long

Phần 1: Đọc hiểu

Câu 1:

Theo lời người kể, thầy giáo yêu cầu học sinh mỗi lần không tha thứ lỗi lầm cho người nào thì chọn ra một củ khoai tây và viết tên người ấy cùng ngày tháng lên đó.

Câu 2:

Học sinh có thể nêu ra bất kì phiền phức nào được đề cập tới trong bài

Gợi ý:

- Cảm nhận thấy rõ gánh nặng tinh thần mà mình đang chịu đựng.

- Phải luôn để tâm đến nó, nhớ đến nó và nhiều khi đặt nó ở nơi chẳng tế nhị chút nào.

- Qua thời gian, khoai tây phân hủy thành chất lỏng nhầy nhụa khiến người đeo không muốn mang nó theo bên mình.

Câu 3:

Học sinh có thể trình bày theo ý hiểu của mình và lý giải:

Câu văn: “Sau vài ngày, túi của nhiều người trong lớp đã bắt đầu nặng dần” cho thấy:

- Mỗi ngày con người đều gặp phải những việc không hài lòng khó tha thứ.

- Gánh nặng về việc không tha thứ đối với mỗi người ngày càng lớn dần.

Câu 4:

- Hàm ý là phần thông báo tuy không dược diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

- Điều kiện sử dụng:

+ Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.

+ Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.

- Đặt câu: Đừng để gánh nặng của những củ khoai làm ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta.

Phần 2: Làm văn

Câu 1:

1. Mở đoạn: giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hiện tượng ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa.

2. Thân đoạn:

a. Giải thích

- Rác thải nhựa là gì? → Là những vật, những chất mà con người không còn ý muốn sử dụng nữa, đó là các chai nhựa và những vật dụng làm tự nhựa cứng, nhựa dẻo...

- Hiện trạng: Tại Việt Nam, người ta nghiên cứu cho thấy mỗi ngày có trung bình khoảng 12 triệu tấn rác thải sinh hoạt. Và dự kiến trong tương lai, con số này có thể tăng lên thêm nữa. Còn trên toàn thế giới thì một năm có thể thu được con số là vào khoảng 2,5 đến 4 tỉ tấn rác thải - đây là con số thông báo của Viện nguyên vật liệu Cyclope và Veolia Propreté, công ty quản lý rác lớn thứ hai thế giới…

b. Nguyên nhân:

- Việc sử dụng nhựa quá nhiều trong buôn bán, trong cuộc sống chính là tác nhân dẫn đến vấn đề rác thải này.

- Không chỉ vậy, việc dùng các vật làm từ nhựa dùng một lần, vất rác bừa bãi… cũng là nguyên nhân…

- Thói quen vứt rác tiện tay của con người

c. Hậu quả

- Môi trường:

+ Rác thải có tác hại rất lớn đối với môi trường. Bởi số lượng rác thải rất lớn nên không phải công ty xử lý rác thải sẽ hoạt động hết mức mà xử lý tất cả được.

+ Nhựa phân hủy rất kém nên ứ đọng nhiều và gây ô nhiễm

- Dẫn chứng: Có còn ai nhớ không dòng sông Tô Lịch khi xưa ở Hà Nội còn xinh đẹp thế nào. Chính vì thói quen vất rác xuống đây nên dần dần, nơi này đã trở thành dòng sông rác, nước sông đen ngòm, không một sinh vật nào có thể tồn tại được. Người ta ái ngại khi đi ngang qua đây, vô số những bài thơ chế về mái tóc của cô gái với nước sông Tô Lịch… Và rồi, cuối cùng thì phải lấp dòng sông đó đi. Một dòng sông đẹp trở thành dĩ vãng, không còn tồn tại nữa chỉ vì rác thải.

- Sinh vật: Các loài thực vật, động vật dưới nước không có nơi để ở vì ao hồ ô nhiễm, ngày ngày có thể bị chết vì các chất độc trong rác thải, bị thương vì những vật như ống hút, chai nhựa,...

- Con người và sức khoẻ: Trong thành phần của rác thải thì hàm lượng hữu cơ thông thường sẽ chiếm tỷ lệ lớn, chính vì thế khi phân huỷ sẽ gây mùi hôi thối, phát triển vi khuẩn, dịch bệnh. Chính môi trường ẩm ướt và có mùi ấy, dịch chuột, gián, muỗi sẽ lan rộng ra rất nhiều, mang theo bệnh truyền nhiễm đến cho con người.

- Dẫn chứng: Người ta đã nghiên cứu và cho biết rằng những người tiếp xúc thường xuyên với rác như những người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, ngoài da, phụ khoa. Và hàng năm, theo tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới rác thải...

d. Giải pháp:

- Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đa đã làm việc với các chuyên gia máy tính và nghiên cứu về tuổi thọ của các loại bao bì chất thải, để từ đó có cơ sở cho các doanh nghiệp sản xuất dụng cụ bao bì phù hợp hơn. Ngày nay, thế giới đã chuyển dần sang dùng túi vải để dựng thức ăn đồ đạc mua từ cửa hàng về để tránh dùng quá nhiều túi nilon.

- Các chương trình, chiến dịch dọn rác cũng được thực hiện với quy mô trong tỉnh, trong cả nước. Như ở nước ta, Liên minh Hạ Long - Cát Bà đã tổ chức các đợt dọn dẹp rác ven biển với quy mô lớn. Các công ty, nhà máy cũng đã chú ý hơn đến việc xử lý chất thải trước khi đưa ra ngoài môi trường… Một số nước đã đặt ra mức thuế với việc sử dụng đồ nhựa, rác thải.

- Công ty ADIDAS dùng nhựa tái chế từ chai nhựa và sản xuất thành những đôi giày mới.

e. Bài học hành động: Mỗi người chúng ta nên bắt đầu từ việc nhỏ nhất nhưng cũng là việc quan trọng nhất - nâng cao ý thức của bản thân mình. Có ý thức thì ta sẽ chú ý hơn trong hành động của bản thân mỗi ngày. Từ đó có thể làm gương cho những người xung quanh, tạo ra hiệu ứng bầy đàn, lan toả đến mọi người trong cộng đồng.

3. Kết đoạn: rút ra bài học nhận thức và hành động của bản thân.

Câu 2:

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

1. Giới thiệu chung

Tác giả:

- Nguyễn Duy sinh năm 1948, tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, quê ỏ làng Quảng Xá, xã Đông Vệ, thành phố Thanh Hoá.

+ Năm 1966, ông nhập ngũ vào bộ đội thông tin, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường.

+ Nguyễn Duy được trao giải nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ 1973 với chùm thơ bốn bài (Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ rơm, Giọt nước mắt và nụ cười, Bầu trời vuông). Từ giải thưởng này, Nguyễn Duy trở thành một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ và tiếp tục bền bỉ sáng tác.

Tác phẩm:

- Bài thơ “Ánh trăng” được viết năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh, in trong tập “Ánh trăng” - tập thơ của Nguyễn Duy được giải A của Hội nhà văn Việt Nam 1984

- Nguyễn Duy viết bài thơ này khi kết thúc chiến tranh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được ba năm. Ba năm sống trong hoà bình, không phải ai cũng còn nhớ những gian khổ và kỉ niệm nghĩa tình trong quá khứ. Bởi vậy “Ánh trăng” như một lời tâm sự, một lời nhắn nhủ chân tình của nhà thơ với chính mình, với mọi người về lẽ sống chung thuỷ, nghĩa tình.

2. Phân tích

2. 1. Tình cảm của con người với vầng trăng trong quá khứ

Tình cảm của tác giả với vầng trăng trong hiện tại

- Người lính từ những cánh rừng đơn sơ trở về thành phố, bước vào cuộc sống mới, cuộc sống hòa bình, tự do, cách nói hoán dụ “ánh điện, cửa gương” chỉ tới một cuộc sống tiện nghi, hiện đại, nhưng nó hoàn toàn tách biệt, xa rời thiên nhiên.

- Trong cuộc sống hiện tại đó, một cách vô tình, sự thay đổi đến với con người từ từ, khó nhận biết. Trăng xưa vẫn vậy, vẫn đi qua ngõ, vẫn sát cánh bên con người, nhưng bởi lòng người đã lãng quên nên vầng trăng “Tri kỉ”, “tình nghĩa” ngày nào nay đã trở thành “người dưng qua đường”. Phép so sánh đã cho thấy sự thay đổi đến đau lòng, câu thơ ngắn gọn mà ý tứ diễn đạt thì vô cùng. Sự ồn ã, xa hoa của phố phường, công việc mưu sinh rồi những nhu cầu vật chất... đã lôi kéo con người ra khỏi những giá trị tinh thần của một thời. Sự vô tâm của con người đã khiến họ trở thành kẻ quay lưng với quá khứ.

=> Trong cuộc sống hiện đại dù vô tình, con người đã trở thành kẻ bạc bẽo, hoàn toàn quên lãng vầng trăng.

Cuộc hội ngộ giữa người và trăng

- Tình huống bất ngờ làm thay đổi mạch cảm xúc:

+ Trăng xuất hiện đánh thức bao kỉ niệm, gợi nên bao suy ngẫm: “Thình lình đèn điện tắt ...vầng trăng tròn”

+ Ba khổ thơ đầu, điệp từ “hồi” được lặp lại khiến giọng thơ bình thường, đều đặn, thủ thỉ, sang khổ thơ thứ 4, giọng thơ đột ngột cất cao trước một tình huống bất ngời. Bằng phép đảo ngữ “thình lình đèn điện tắt”, cuộc sống xa hoa, hiện đại tạm thời biến mất, theo phản xạ tìm ánh sáng từ trong bóng tối, con người vội bật tung cửa sổ và bất ngờ gặp lại vầng trăng xưa. Trăng vẫn bên cửa sổ. Tròn vành vạnh, vẫn tình nghĩa, thủy chung như ngày nào. Phép đảo ngữ “đột ngột” càng nhấn mạnh sự bất ngờ thức tỉnh sau một chặng đường dài lãng quên.

=> Đến đây người lính từng trải như Nguyễn Duy đã chợt nhận ra một điều: cuộc đời mỗi con người giống như một dòng chảy có những quanh co, uốn khúc nhưng phải qua những khúc quanh, qua những biến cố, con người mới nhận ra đâu là chân giá trị của cuộc sống.

- Tình huống bất ngờ xảy đến khiến dòng chảy cuộc đời như ngừng lại, thời gian cũng như ngừng trôi trong cuộc gặp gỡ giữa hai tâm hồn, khi người và trăng mặt đối mặt. Con người như lặng đi trong nỗi xúc động mãnh liệt. Người đối diện với trăng trong tư thế có phần thành kính “ngửa mặt lên nhìn mặt "có cái gì rưng rưng”

+ Từ “mặt” là từ nhiều nghĩa, tác giả đối mặt vầng trăng hay cũng chính là đối diện đàm tâm, tự soi vào chính mình, soi vào quá khứ, nhìn một thời lãng quên vô tình, bạc bẽo.

+ Trong cuộc đối diện không lười đó, gặp lại người bạn tri kỉ thuở xưa, con người “rưng rưng” xúc động. “Rưng rưng” là cảm xúc dân trào đến nghẹn lời, đến muốn khóc.

+ Trong sự xúc động dâng cao đó, cả một quãng thời gian rất xa sống dậy: “Như là đồng là bể như là sông là rừng” Điệp ngữ “Như là”, phép liệt kê: đồng, sông, bể, rừng xuất hiện một lần nữa, cùng nhịp thơ nhanh như nhiều lớp sóng của hoài niệm ùa về. Phép so sánh để khẳng định cái khoảnh khắc “rưng rưng” ấy, chính là tuổi thơ êm đềm, là những năm tháng chiến đấu gian lao, vất vả, ở đó người luôn có trăng.

=> Khổ thơ là sự xúc động chân thành sâu lắng. Những suy ngẫm của tác giả.

- Khép lại bài thơ Ánh trăng, Nguyễn Duy đã thể hiện rất rõ ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và từ đó tác giả nêu ra bài học triết lí gợi nhắc thái độ sống đối với mỗi người “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.”

- Trăng xưa vẫn vậy, vẫn tròn đầy, vẹn nguyên thủy chung, từ “cứ”, “kể chi” còn cho thấy thái độ bao dung, độ lượng của vần trăng nhưng đối lập với hình ảnh trăng tròn vành vạnh là con người vô tình, đổi thay.

- Trăng như một người bạn với ánh nhìn im phăng phắc, đó là cái nhìn nghiêm nghị dù rất bao dung, không một lời trách cứ, Trăng như một người bạn bao dung, nhân hậu, độ lượng

- Đến đây “Vầng trăng” đã được thay bằng “Ánh trăng” để nhấn mạnh về ánh sáng. Ánh sáng của lương tri con người soi rọi những góc khuất tối trong tâm hồn người. Ánh sáng soi đường cho con người trở về về với con đường thủy chung, tình nghĩa

- Trước cái nhìn nghiêm nghị, bao dung của người bạn thủy chung, ân tình, trước ánh sáng kì diệu của vầng trăng, con người phải “giật mình”. Giật mình để nhìn lại chính mình. Giật mình để tự vấn lương tâm, để soi vào chính mình, để thấy những tháng ngày qua mình đã vô tình bạc bẽo, để hoàn thiện bản thân. Đây là cái giật mình vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

=> Như vậy, qua khổ thơ cuối, hình ảnh vần trăng mang ý nghĩa biểu tượng sâu xa. Trăng là vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên, trăng là đồng chí, đồng đội, là tấm lòng bao dung, nhân hậu của nhân dân. Trăng là quá khứ vất vả, gian lao nhưng tình nghĩa. Trăng là cội nguồn, là quê hương, đất nước. Từ hình ảnh vầng trăng, tác giả gợi nhắc người đọc một bài học triết lí sâu xa. Đó là thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung.

=> Bài học về cách sống của bản thân:

- Luôn sống thủy chung, tình nghĩa, nghĩ nhớ công ơn thế hệ trước và những người giúp đỡ mình. - Sống độ lượng, bao dùng.

- Luôn biết yêu thương, quan tâm với mọi người.

3. Tổng kết

Nội dung :

- Bài thơ là lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước, bình dị, hiền hậu.

- Từ đó, gợi nhắc người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ. Nghệ thuật :

Đáp án đề thi Văn vào lớp 10 trường Chuyên của tỉnh Vĩnh Long năm 2021

Phần 1: Đọc hiểu

Câu 1:

Theo bài viết, khi không đọc sách, kiến thức sẽ bị hạn chế; lối sống dễ tiêu cực; nông cạn… từ đó ảnh hưởng đến sự thành công trong tương lai.

Câu 2:

Theo tác giả, “sách chết” nghĩa là sách được mua về nhưng không đọc, không được dùng tới, bị lãng quên.

Câu 3:

Thông điệp tác giả gửi gắm qua câu “Ý nghĩa của cuộc sống có thể tìm được qua từng trang sách”.

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, lý giải.

Gợi ý:

- Sách là chính là nguồn tri thức của nhân loại.

- Sách mở ra những chân trời mới, giúp con người mở mang kiến thức, lối sống tích cực

- Sách đôi khi giúp chúng ta khám phá ra chính bản thân mình.

=> Đọc sách chính là một cách khiến con người tìm ra ý nghĩa của cuộc sống.

Câu 4:

a. - Có hai cách phát triển từ vựng:

+ Biến đổi và phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc.

+ Phát triển số lượng từ ngữ (tạo thêm từ hoặc mượn từ)

- Từ Hán Việt: tri thức, nông cạn.

b.  Học sinh có thể tìm các từ khác nhau đáp ứng yêu cầu của để bài:

Gợi ý:

Phát triển, phát huy, phát đạt,…

Phần 2: Làm văn

Câu 1:

1. Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Được là chính mình – Nhu cầu chính đáng của tuổi teen?

2. Thân đoạn

a. Giải thích

- "Được là chính mình" ở đây giống với một khái niệm trong tâm lý học là "sống thật". Tức là nó xuất phát từ việc bạn thực sự là ai.

- Tuổi teen là chỉ lớp tuổi của những đứa trẻ mới lớn (dậy thì) và đang trong độ tuổi trưởng thành.

=> Câu nói mang ý nghĩa: mỗi người sinh ra có những đặc điểm riêng, và đó là nhu cầu chính đáng của mỗi người - tuổi teen.

b. Phân tích

- Tuổi teen - ở độ tuổi này, các cô cậu thường có nhiều sự thay đổi về mặt thể chất cũng như tâm sinh lý, đặc biệt là chúng có sắc thái riêng. Vì vậy cần tôn trọng cuộc sống của chúng.

- Mỗi con người sinh ra đều có khuôn mặt, hoàn cảnh, điều kiện sống khác nhau từ đó hình thành những tính cách, suy nghĩ khác nhau. Chính vì những sự khác nhau này tạo nên đặc điểm nhận dạng riêng biệt của người đó.

- Tại sao sống cần được là chính mình?  Vậy hãy tự đặt ra câu hỏi bạn có muốn trở thành bản sao của người khác không?

- Xã hội phát triển là do sự khác biệt của con người tạo nên, mỗi người một cá tính góp phần làm cho cuộc sống muôn màu muôn vẻ hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người, bạn học sinh sống được là chính mình, tự tin về bản thân mình và đạt được nhiều thành công để minh họa cho bài làm của mình.

Lưu ý: dẫn chứng xác thực, nổi bật, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

- Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người tự ti vào bản thân, và cố gắng trở thành bản sao của người nào đó.

- Lại có những người vì tham vọng của bản thân mà đánh mất chính mình,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán, chỉ trích.

- Được sống là chính mình không có nghĩa là bảo thủ và đề cao cái tôi cá nhân.

3. Kết đoạn

Khái quát lại vấn đề nghị luận: Được sống là chính mình  đó là nhu cầu chính đáng của tuổi teen ; đồng thời rút ra bài học, liên hệ đến bản thân mình.

Câu 2:

1. Mở bài:

- Giới thiệu dẫn dắt vào đề

- Khái quát tác giả tác phẩm của Bếp lửa và Chiếc lược ngà

- Nêu luận đề.

2. Thân bài

a. Giải thích nhận định:

- Văn học là bộ môn nghệ thuật lấy con người làm đối tượng nhận thức trung tâm, lấy hình tượng làm phương thức biểu đạt nội dung, lấy ngôn từ làm chất liệu xây dựng hình tượng.

- Quy luật: Cái đẹp: nhằm thỏa mãn nhu cầu về tình cảm vô cùng phong phú của con người.
- Đôi khi văn học không trực tiếp miêu tả con người nhưng con người vẫn là trung tâm mà văn học hướng tới. Văn học không chỉ phản ánh đời sống con người mà còn nói lên những mơ ước, khát vọng, những tâm tư tình cảm của con người, trong chiều sâu tâm hồn với tất cả sự đa dạng và phong phú của nó.

- Điểm tựa tinh thần: Mỗi người sẽ có những điểm tựa khác nhau. Điểm tựa có thể là bất cứ thứ gì dù vô hình hay hữu hình, ở bất cứ thời gian nào của quá khứ, hiện tại hay tương lai, trong bất cứ bối cảnh nào, miễn là nó giúp chúng ta có thể dựa vào (một phút hay nhiều năm dài) để không gục ngã, để được bình yên, để vui vẻ, yêu đời hơn, để thấy phần đời có ý nghĩa hơn vẫn luôn luôn chờ ta ở phía trước.

- Khiến con người thực sự trở thành Con người: con người biết sống là chính mình, biết sống với lý tưởng, sống một cuộc đời đầy ý nghĩa.

=> Văn học chính là nơi muôi dưỡng tinh thần để từ đó hướng con người đến một cuộc đời có ý nghĩa.

b. Chứng minh:

* Chứng minh nhận định qua Bếp lửa – Bằng Việt

+ Bếp lửa xuất hiện với hình ảnh "chờn vờn sương sớm", "ấp iu nồng đượm" là những hình ảnh thân thuộc bắt đầu gợi lên những kỉ niệm xa xưa.

+ Những kỉ niệm về tình bà cháu: những khó khăn của tuổi thơ, những gian khó của cuộc sống, những hi sinh lớn lao của bà.

+ Nhắc đến bếp lửa là cháu nhớ đến bà và ngược lại khi nghĩ về bà, cháu luôn nhớ tới hình ảnh bếp lửa thân yêu: bếp lửa là hiện thân của tình thương, đức hi sinh của bà.

+ Lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.

+ Bếp lửa trở thành điểm tựa, theo cháu đi suốt cuộc đời.

=> Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt toàn bài, chính là hiện thân cho tình yêu, là chứng nhân cho quá khứ nghĩa tình, là động lực để người cháu lớn lên và mang theo những khát vọng đẹp.

* Chứng minh nhận định qua Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng

- Tình yêu cha của bé Thu là khiến người đọc trăn trở, suy nghĩ về tình cha con trong chiến tranh để từ đó có thể ý thức được nõi đau chiến tranh.

+ Thu là một đứa trẻ hồn nhiên chân thật trong tình cảm, mãnh liệt trong tình yêu thương cha (Tuy có phần ương ngạnh, bướng bỉnh).

-> Sự ương ngạnh của bé Thu hoàn toàn không đáng trách mà còn có phần đáng yêu. Đó là phản ứng tâm lý hoàn toàn tự nhiên của một đứa trẻ có cả tính mạnh mẽ. Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá bé nhỏ để có thể hiểu được những tình thế khắc nghiệt, éo le của đời sống và người lớn cũng không ai kịp chuẩn bị cho nó đón nhận những khả năng bất thường, nên nó không tin ông Sáu là ba chỉ vì trên mặt ông Sáu có thêm vết sẹo, khác với hình ba mà nó đã được biết. Cô bé không tin thậm chí còn ngờ vực. Cô bé không dễ tin người khác cả bạn của cha, cả mẹ xác nhận là cha nhưng không ai tháo gỡ được thắc mắc thầm kín trong lòng mình thì cô bé chưa chịu thông. Phản ứng tâm lý của em là hoàn toàn tự nhiên, nó còn chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, tình cảm của em sâu sắc, chân thật, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba. Chính cái thái độ quyết liệt ngang ngạnh đó lại là biểu hiện tuyệt vời của tình cảm người con dành cho cha  người trong tấm hình chụp chung với má em, một tình yêu chân thực, sâu sắc và mãnh liệt.

-> Trong buổi sáng cuối cùng, trước giờ phút ông Sáu phải đi xa thì thái độ và hành động của bé Thu đã đột ngột, thay đổi hoàn toàn. Nó đã dành cho ba một tình cảm thật mãnh liệt. Nỗi nhớ mong với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận. Giờ đây người cha sắp phải đi xa, xe mẹ, xa con và tiếp tục cuộc đời người lính gian khổ. Lần đầu tiên, Thu cất tiếng gọi “Ba” và tiếng kêu như tiếng “xé”, không còn là tiếng kêu biểu lộ sợ hãi mà là tiếng nói của tình yêu thương ruột thịt. Rồi nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thốt lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó, nó hôn lên ba nó cùng khắp, hôn cả vết thẹo dài trên má như để nhận lỗi. Hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cải hai chân rồi cấu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run. Thì ra trong đêm bỏ về nhà bà ngoại, Thu đã được bà giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt ba nó. Sự nghi ngờ bấy lâu đã được giải toả và ở Thu nảy sinh một trạng thái như là sự ân hận, hối tiếc: “nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Giờ đây cô mới vỡ lẽ ra người cha của cô thật đẹp và thật anh hùng. Cô bé không chỉ yêu cha, thương cha mà còn tự hào về cha.

=> Hình ảnh bé Thu và tình yêu cha sâu sắc của Thu đã gây xúc động mạnh trong lòng người đọc, để lại những ấn tượng sâu sắc. Tình cảm cha con trong chiến tranh có những xa cách, trắc trở nhưng rất thiêng liêng và sâu sắc. Người đọc thực sự xúc động về tình cảm của họ nhưng không khỏi có những trăn trở suy ngẫm.

- Chính tình yêu cha mãnh liệt đã là điểm tựa, động lực khiến Thu trưởng thành trong tương lai, trở thành một người con gái mạnh mẽ, kiên cường, giống như cha, anh dũng chiến đấu, cống hiến để bảo vệ Tổ Quốc.

3. Kết bài:

- Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật.

Mời các bạn xem và tải về các bộ đề thi vào lớp 10 của tỉnh Vĩnh Long các môn khác:

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021 Vĩnh Long (có đáp án), hỗ trợ tải file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
4.3
9 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com