Logo

Giải Tự nhiên xã hội VNEN lớp 4 Bài 12: Nước có những tính chất gì?

Giải bài tập Tự nhiên xã hội lớp 4 VNEN Bài 12: Nước có những tính chất gì? Tập 1 sách giáo khoa chương trình mới chi tiết, dễ hiểu giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả
5.0
0 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn giải Bài 12: Nước có những tính chất gì? được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa môn Tự nhiên xã hội lớp 4 chương trình mới (VNEN). Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn TN&XH lớp 4.

Hoạt động cơ bản Bài 12: Nước có những tính chất gì?

1. Thực hiện các hoạt động

a. Lấy một cốc nước uống (hình 1) và một cốc sữa (hình 2)

b. Hãy ngửi và nếm xem nước có mùi gì, vị gì?

c. Quan sát, so sánh màu của nước với màu của sữa.

d. Lấy bảng 1 ở góc học tập và viết kết quả quan sát vào bảng 1:

 

Nước

Sữa

Vị (em nếm được)

 

 

Mùi (em ngửi thấy)

 

 

Màu (em nhìn thấy)

 

 

Đáp án và hướng dẫn giải

Hoàn thành bảng:

 

Nước

Sữa

Vị (em nếm được)

Không vị

Ngọt

Mùi (em ngửi thấy)

Không mùi

Mùi thơm

Màu (em nhìn thấy)

Không màu, trong suốt

Màu trắng

2. Làm thí nghiệm

a. Đổ nước lên một tấm kính (hoặc nhựa, gỗ…) đặt nằm nghiêng trên một khay như hình 3 và nhận xét:

· Nước chảy như thế nào trên mặt kính?

· Xuống khay, nước chảy tiếp tục như thế nào?

b. Đặt chiếc khăn khô vào khay, đổ từ từ nước vào khăn. Hãy cho biết điều gì xảy ra với chiếc khăn

Đáp án và hướng dẫn giải

a. Khi đổ nước vào tấm kính từ trên xuống, nước sẽ lan ra khắp mọi phía.

b. Đặt chiếc khăn khô vào khay, đổ từ từ nước vào khăn. Nước từ từ thấm vào khăn, làm chiếc khăn từ khô chuyển sang ướt.

3. Thực hành và nhận xét

a. Chuẩn bị: Muối, đường, cát và 3 cốc nước, đánh dấu các cốc theo thứ tự 1, 2, 3 (hình 4)

b. Cho một chút đường vào cốc 1, một chút muối vào cốc 2, một chút cát vào cốc 3 rồi khuấy đều.

c. Chất nào tan, chất nào không tan trong nước?

Đáp án và hướng dẫn giải

Khi cho một chút đường vào cốc 1, một chút muối vào cốc 2, một chút cát vào cốc 3 rồi khuấy đều, ta thấy:

· Đường và muối tan trong nước

· Cát không tan được trong nước

4. Đọc và viết

Viết vào vở các tính chất của nước

Đáp án và hướng dẫn giải

Tính chất của nước là:

- Nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị

- Nước có thể thấm qua một số vật

- Nước Có thể hòa tan một số chất

Hoạt động thực hành Bài 12: Nước có những tính chất gì?

1. Quan sát và thảo luận

a. Trong các hình từ 5 đến 8, con người sử dụng những tính chất nào của nước

b. Còn các hoạt động nào khác các hoạt động trong hình trên cũng sử dụng những tính chất của nước.

Đáp án và hướng dẫn giải

a. Trong các hình từ 5 đến 8, con người sử dụng những tính chất của nước gồm: Nước thấm qua một số vật, nước làm tan một số chất.

b. Những hoạt động khác sử dụng tính chất của nước là:

· Nước bị đổ ra bàn lấy khăn giấy lau nước (nước thấm qua một số đồ vật).

· Dùng nước để pha nước chanh (nước hòa tan một số chất)

· Dùng nước để nấu cơm (không màu, không mùi, không vị)

2. Thảo luận và hoàn thành bảng

Thảo luận và viết vào bảng ứng dụng từng tính chất của nước

Tính chất của nước

Ứng dụng trong thực tế

Chảy từ cao xuống thấp

Ví dụ: Các mái nhà thường được làm nghiêng để nhanh thoát nước khi mưa

Thấm qua một số vật

 

Không thấm qua một số vật

 

Hòa tan một số chất

 

Đáp án và hướng dẫn giải

Tính chất của nước

Ứng dụng trong thực tế

Chảy từ cao xuống thấp

Ví dụ: Các mái nhà thường được làm nghiêng để nhanh thoát nước khi mưa

Thấm qua một số vật

Sử dụng khăn để lau cơ thể sau khi tắm, vì khăn tắm thấm nước, giúp làm khô cơ thể.

Không thấm qua một số vật

Mặc áo mưa khi trời mưa vì nước mưa không thấm nước.

Hòa tan một số chất

Dùng nước để pha nước chanh, đường vì đường và chanh tan trong nước.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Tự nhiên xã hội lớp 4 VNEN Bài 12: Nước có những tính chất gì? file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com