Nội dung hướng dẫn giải Bài 27C: Liên kết câu bằng từ ngữ nối được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 chương trình mới (VNEN). Là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Tiếng Việt lớp 5.
1. Chơi "ai nhanh ai đúng"?
Các nhóm nhận phiếu, thảo luận rồi chọn những từ ngữ trong ngoặc có thể dùng để thay thế từ in đậm trong phiếu:
(nhưng, tuy nhiên, do đó, vì thế, ngoài ra, vậy nên, mặt khác, chính vì thế, trái lại, đồng thời....)
Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Vì vậy, ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng.
Lời giải chi tiết:
Những từ ngữ trong ngoặc có thể dùng để thay thế từ "vì vậy" là: Do đó, vì thế, chính vì thế, thế nên, chính vì vậy.
2. Tìm hiểu cách liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối
So sánh hai câu văn ở hoạt động 1 với hai câu văn sau và trả lời câu hỏi:
Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Khi quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng.
a. Đoạn văn nào thế hiện được rõ hơn sự liên kết giữa các câu? Vì sao?
b. Để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài, ta có thể sử dụng những từ ngữ nào?
Lời giải chi tiết:
a. Đoạn văn ở bài tập 1 thể hiện được rõ hơn sự liên kết giữa các câu. Vì ở giữa hai câu của bài tập 1 có từ ngữ kết nối các câu, đó là từ "vì vậy".
b. Để thể hiện mối quan hệ các nội dung giữa các câu trong đoạn, giữa các đoạn trong bài, ta có thể liên kết các câu, các đoạn ấy với nhau bằng quan hệ từ hoặc một số từ ngữ có tác dụng kết nối như: nhưng, tuy nhiên, thậm chí, ngoài ra, mặt khác, trái lại, đồng thời, vì thế, trước hết, trước tiên, cuối cùng,....
1. Thảo luận và nêu tác dụng có mỗi từ ngữ được in đậm trong các đoạn văn sau:
Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm bẩm ôn hòa.
Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo trong đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.
Nhưng khi lửa ở cây gạo sặp lụi thì nó lại "bén" sang những cây vông cạnh cầu Thê Húc. Rồi thì cả một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay, đỏ gắt suốt cả tháng tư.
Gợi ý:
- Từ ngữ nào có tác dụng kết nối các câu với nhau?
- Từ ngữ nào có tác dụng nối các đoạn văn với nhau?
Lời giải chi tiết:
- Những từ ngữ có tác dụng kết nối các câu với nhau là: Nhưng (thứ nhất), rồi, rồi thì.
- Những từ ngữ có tác dụng kết nối các đoạn văn với nhau là: Vì thế, nhưng (thứ hai).
2. Tìm từ nối phù hợp với chỗ trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện vui dưới đây:
- Bố ơi, bố có thể viết trong bóng tối được không?
- Bố viết được
- ... bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con
Đáp án
- Bố ơi, bố có thể viết trong bóng tối được không?
- Bố viết được
- Vậy, bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con
3. Viết một đoạn văn tả một bộ phận của cây hoặc tả cây ở một thời kì phát triển. Trong đoạn văn có sử dụng từ ngữ nối.
Cây đu đủ mà bố em mua về là giống cây đu đủ lùn, thân cây dù thấp nhưng sẽ cho quả rất nhiều Khi chín quả sẽ có màu đỏ và ngọt lịm, khác với giống đu đủ chín vàng truyền thống. Chính vì vậy, cả nhà em đều ưa thích loại trái cây này và mong nhanh được đến ngày có quả.
Vì cây còn non nên cây bé lắm. Thân cây nhỏ như chiếc bút mực của em, cao chừng hai gang tay. Tán lá còn nhỏ và ít, chỉ có vài chiếc lá xanh non xòe ra rất đẹp. Chiếc lá có hình như răng cưa với những đường gân xanh màu trắng nổi rõ. Rễ cây được người ươm giống bọc cẩn thận trong núi ni-lông với một chút đất ẩm để giữ cho cây được tươi xanh
4. Viết bài văn tả cây cối
Chọn một trong các đề bài sau:
a. Mỗi loài hoa đều có một vẻ riêng. Em hãy chọn một loài hoa mà em thích nhất và viết bài văn miêu tả để bạn em cũng thấy rằng loài hoa ấy thật là đẹp:
b. Tả một loại trái cây mà em thích:
Sáng hôm nay, lúc đi chợ về, mẹ có mua cho em một giỏ dâu tây tươi ngon. Chỉ cần nhìn thôi em đã thấy hạnh phúc lắm rồi, vì dâu tây là loại quả mà em thích nhất.
Trước đây, dâu tây là loại quả được nhập từ nước ngoài về nên khá hiếm và giá cả đắt đỏ. Tuy nhiên hiện nay, nó đã đã được lai tạo, nhân giống trồng nhiều nơi ở nước ta. Nên việc được thưởng thức những trái dâu một cách dễ dàng hơn.
Các trái dâu tây đều to bằng khoảng ba ngón tay, mình dày ú ụ. Quả có hình gần giống với hình trái tim, trông rất là đáng yêu. Bên ngoài quả có màu đỏ tươi, rực rỡ như hoa hồng. Riêng ở phần dưới đuôi thì màu có phần nhạt hơn, và một số quả thì ở dưới cùng có màu trắng. Mẹ bảo đó là do quả đó chưa chín hoàn toàn. Một điều đặc biệt ở quả dâu tây mà rất hiếm loại quả khác có, đó là hạt của nó nằm ở trên bề mặt vỏ chứ không nằm bên trong. Hạt của dâu tây nhỏ như hạt mè, cứng và có màu trắng. Ở những chỗ có hạt thì vỏ quả dâu tây sẽ lõm xuống một chút. Mật độ hạt trên vỏ dâu tây thưa hơn hạt trong quả thanh long một chút. Và tất nhiên là khi ăn cũng không ảnh hưởng gì cả. Trên đầu quả dâu tây, là những chiếc mũ nhỏ, gồm nhiều chiếc lá xanh tí xíu xếp thành vòng tròn như chiếc vương miện nhỏ xinh.
Bên trong thịt quả dâu tây có màu đỏ tươi, nhạt dần vào tâm quả. Ở giữa quả là phần cuống màu trắng, cùng vài đường vân trắng kéo ra giữa thịt quả, giống như quả dứa. Dâu tây ăn giòn và ngọt, xen lẫn chút vị chua. Rất là hấp dẫn. Với những quả có vị chua nhiều, thì em thường sẽ ăn cùng với một chút sữa. Ngoài ra, quả dâu tây còn có thể chế biến thành nhiều món khác nhau, như kem dâu, sinh tố dâu, ô mai dâu, bánh dâu, kẹo dâu, mứt dâu… Món nào cũng ngon và có màu sắc bắt mắt cả.
Đối với em, dâu tây là loại quả ngon nhất. Mỗi khi được ăn nó thì em sẽ cảm thấy thật vui vẻ và hạnh phúc.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Bài 27C: Liên kết câu bằng từ ngữ nối Tiếng Việt lớp 5 VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.