Logo

Giải Tiếng Việt VNEN lớp 5 Tập 1 Bài 8B: Ấm áp rừng chiều

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 VNEN Bài 8B: Ấm áp rừng chiều Tập 1 sách giáo khoa chương trình mới chi tiết, dễ hiểu giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả.
4.0
1 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn giải Bài 8B: Ấm áp rừng chiều được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 chương trình mới (VNEN). Là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Tiếng Việt lớp 5.

Hoạt động cơ bản - Bài 8B Tiếng Việt lớp 5 VNEN

Câu 1.

Quan sát ảnh cổng trời:

Câu 2.

Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài thơ sau:

Trước cổng trời

(Trích)

Giữa hai bên vách đá
Mở ra một khoảng trời
Có gió thoảng, mây trôi
Cổng trời trên mặt đất?

Nhìn ra xa ngút ngát
Bao sắc màu cỏ hoa
Con thác réo ngân nga
Đàn dê soi đáy suối

Giữa ngút ngàn cây trái
Dọc vùng rừng nguyên sơ
Không biết thực hay mơ
Ráng chiều như hơi khói...

Những vạt nương màu mật
Lúa chín ngập lòng thung
Và tiếng nhạc ngựa rung
Suốt triền rừng hoang dã

Người Tày đi khắp ngả
Đi gặt lúa, trồng rau
Những người Giáy, người Dao
Đi tìm măng, hái nấm

Vạt áo chàm thấp thoáng
Nhuộm xanh cả nắng chiều
Và gió thổi, suối reo
Ấm giữa rùng sương giá.

NGUYỄN ĐÌNH ẢNH

Câu 3.

Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:

- Nguyên sơ: Vẫn còn nguyên vẻ đẹ như lúc ban đầu.

- Vạt nương: Mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi núi.

- Triền miên: Dải đất thoai thoải ở hai bên bờ sông hoặc hai bên sườn núi.

- Sương giá: Sương lạnh buốt ( vào mùa đông).

Câu 4.

Cùng luyện đọc

Câu 5.

Thảo luận, trả lời câu hỏi:

(1) Vì sao địa điểm miêu tả trong bài thơ được gọi là “cổng trời”?

(2) Hình ảnh cổng Trời được miêu tả trong khổ thơ đầu đẹp như thế nào?

(3) Em hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong khổ thơ 2, 3 và 4.

(4) Điều gì đã khiến cánh rừng sương giá ấy như ấm lên?

(5) Trong những cảnh vật được miêu tả trong bài thơ, em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

(1) Địa điểm miêu tả trong bài thơ được gọi là “cổng trời” vì: đó là một đèo cao giữa hai vách đá; từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, gió thoảng, tạo cảm giác như đó là cổng để đi lên trời.

(2) Hình ảnh cổng trời được miêu tả trong khổ thơ đầu đẹp như ở cõi tiên trên trời, có gió thoảng, có mây trôi bồng bềnh

(3) Tả vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong khổ thơ 2, 3, 4 là:

Từ cổng trời nhìn xuống là một không gian mênh mông, bát ngát với những rừng cây ngút ngàn và muôn sắc màu cỏ hoa. Ở phía xa là thác nước như dải lụa trắng đổ xuống từ triền núi cao, tạo nên âm thanh ngân nga như khúc nhạc trời ban. Bên dòng suối mát trong lành, đàn dê sau buổi gặm bỏ, đang thong thả soi bóng xuống đáy nước trong lành. Chiều về trên vùng núi cao, những đám mây bồng bềnh như làn khói mỏng tạo nên vẻ đẹp huyền ảo, mơ màng cho thiên nhiên nơi đây. Trên những sườn đồi là những vạt nương ngô, nương khoai tốt tươi chờ ngày thu hoạch. Màu vàng của lúa dưới lòng thung như một tấm thảm vàng trải dài bát ngát.

(4) Cảnh rừng sương giá như ấm lên bởi có hình ảnh sinh hoạt và lao động của con người, ai nấy tất bật, rộn ràng với công việc: người Tày từ khắp ngả đi gặt lúa, trồng rau; người Giáy, người Dao đi tìm măng, hái nấm; tiếng xe ngựa vang lên suốt triền rừng hoang dã; những vạt áo chàm nhuộm xanh cả nắng chiều.

(5) Trong bức tranh thiên nhiên được miêu tả, em thích nhất cảnh:

Những vạt nương màu mật
Lúa chín ngập lòng thung

→ Bức tranh đó vừa gợi lên màu sắc, báo hiệu một mùa màng tốt tươi vừa gợi lên cuộc sống ấm no, thanh bình vùng núi cao.

Câu 6.

Cùng nhau học thuộc lòng những khổ thơ em thích hoặc cả bài thơ.

Hoạt động thực hành - Bài 8B Tiếng Việt 5 VNEN

Câu 1. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em

Câu 2. Dựa theo dàn ý đã lập, viết một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em

Câu 3. Kể một mẩu chuyện (đoạn truyện) đã nghe (đã đọc) về quan hệ giữa con người với thiên nhiên

Câu 4.

Kể chuyện trong nhóm:

1. Mỗi em kể câu chuyện mình đã chọn và chuẩn bị. Nêu điều em cảm thấy thú vị trong câu chuyện.

2. Nhận xét bạn kể (về nội dung câu chuyện và cách kể chuyện)

Câu 5.

Kể chuyện trước lớp

Câu 6.

Thảo luận: Con người cần làm gì để thiên nhiên mãi tươi đẹp?

Mỗi chúng ta ai cũng hiểu được sự cần thiết của thiên nhiên trong cuộc sống của con người, thì phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn thiên nhiên như một người hạn quý. Cho nên hơn lúc nào hết, chúng ta hãy thực hiện cấp bách nhiệm vụ “Hãy bảo vệ thiên nhiên” để tạo cho mình một cuộc sống tốt đẹp trong bầu không khí trong lành của thiên nhiên.

Hoạt động ứng dụng - Bài 8B Tiếng Việt VNEN lớp 5

Kể cho người thân nghe một câu chuyện nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên mà em cho là có ý nghĩa nhất.

Lời giải chi tiết:

Học sinh tham khảo câu chuyện sau:

Ông Mạnh thắng Thần Gió

1. Ngày xưa, loài người chưa biết làm nhà, phải ở hang núi. Về sau, nhiều người về đồng bằng và ven biển sinh sống. Đây là nơi Thần Gió hoành hành.

2. Một hôm, Thần Gió gặp một người tên là Mạnh. Thần xô ông Mạnh ngã lăn quay. Ông lồm cồm bò dậy, nổi giận, quát:

- Thật độc ác!

Thần Gió bay đi với tiếng cười ngạo nghễ.

3. Từ đó, ông Mạnh quyết chống trả. Ông vào rừng lấy gỗ dựng nhà. Cả ba lần, nhà đều bị quật đổ. Cuối cùng, ông quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi. Ông đẵn những cây gỗ lớn nhất làm cột, chọn những viên đá thật to làm tường.

4. Ngôi nhà đã làm xong. Đêm ấy, Thần Gió lại đến đập cửa, thét:

- Mở cửa ra!

- Không! Sáng mai ta sẽ mở cửa mời ông vào.

Sáng hôm sau, mặt trời lên, ông Mạnh mở cửa, thấy cây cối xung quanh đổ rạp. Rõ ràng đêm qua Thần Gió đã giận dữ, lồng lộn mà không thể xô đổ ngôi nhà.

5. Mấy tháng sau, Thần Gió đến nhà ông Mạnh, vẻ ăn năn. Ông Mạnh an ủi và mời Thần thỉnh thoảng tới chơi. Từ đó, Thần Gió thường đến thăm, đem cho ngôi nhà không khí mát lành từ biển cả và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa.

Phỏng theo A-nhông

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Bài 8B: Ấm áp rừng chiều Tiếng Việt lớp 5 VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
4.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com