Logo

Giải Tiếng Việt VNEN lớp 3 Tập 1 Bài 5A: Ai là người dũng cảm

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 VNEN Bài 5A: Ai là người dũng cảm trang 34, 35, 36 Tập 1 sách giáo khoa chương trình mới chi tiết, dễ hiểu giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả
5.0
0 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn giải Bài 5A: Ai là người dũng cảm được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 chương trình mới (VNEN). Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Tiếng Việt lớp 3.

Hoạt động cơ bản Bài 5A: Ai là người dũng cảm

1. Hãy kể lại hành động dũng cảm của một người mà em biết 

Bài làm:

Ví dụ:

Trong một lần lũ lụt ở miền Trung, em đã thấy anh công an tên Cường đã dũng cảm bơi ra giữa dòng nước lớn chảy xiết để cứu lấy một cậu thanh niên đang vùng vẫy giữa dòng nước. Thật may, cả anh và cậu thanh niên đều đã vào bờ bình an.

2-3-4. Đọc, giải nghĩa và luyện đọc

Người lính dũng cảm

1. Bắn thêm một loạt đạn mà vẫn không diệt được máy bay địch. Viên tướng hạ lệnh :

- Vượt rào, bắt sống nó!

Hàng rào là những cây nứa tép dựng xiên ô quả trám. Cậu lính bé nhất nhìn thủ lĩnh, ngập ngừng :

- Chui vào à?

Nghe tiếng "chui", viên tướng thấy chối tai:

- Chỉ những thằng hèn mới chui.

2. Cả tốp leo lên hàng rào, trừ chú lính nhỏ. Chú nhìn cái lỗ hổng dưới chân hàng rào rồi quyết định chui qua đó. Nhưng chú mới chui được nửa người thì hàng rào đổ.Tướng sĩ ngã đè lên luống hoa mười giờ. Hàng rào thì đè lên chú lính.

Chiếc máy bay (là một chú chuồn chuồn ngô) giật mình cất cánh. Quân tướng hoảng sợ lao ra khỏi vườn.

3. Giờ học hôm sau, thầy giáo nghiêm giọng hỏi :

- Hôm qua em nào phá đổ hàng rào, làm giập hoa trong vườn trường ?

Thầy nhìn một lượt những gương mặt học trò, chờ đợi sự can đảm nhận lỗi. Chú lính nhỏ run lên. Chú sắp phun ra bí mật thì một cú véo nhắc chú ngồi yên.

Thầy giáo lắc đầu buồn bã:

- Thầy mong em nào phạm lỗi sẽ sửa lại hàng rào và luống hoa.

4. Khi tất cả túa ra khỏi lớp, chú lính nhỏ đợi viên tướng ở cửa, nói khẽ :”Ra vườn đi!”

Viên tướng khoát tay:

- Về thôi!

- Nhưng như vậy là hèn.

Nói rồi, chú lính quả quyết bước về phía vườn trường.

Những người lính và viên tướng đứng sững lại nhìn chú lính nhỏ.

Rồi, cả đội bước nhanh theo chú, như là bước theo một người chỉ huy dũng cảm.

Theo Đặng Ái

5. Thảo luận, trả lời câu hỏi

Ai là "người lính dũng cảm" trong câu chuyện này?

Trả lời:

Đọc câu chuyện trên em thấy, chú lính nhỏ chính là người lính dũng cảm. Mặc dù chú không dám nhận trước lớp mình làm sai, nhưng chú đã tự giác sửa lại hàng rào và luống hoa mà mình đã làm hỏng.

Hoạt động thực thành Bài 5A: Ai là người dũng cảm

2. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau:

Câu hỏi 1: Các bạn nhỏ chơi trò đánh trận giả ở đâu?

a. Ở sân trường

b. Ở vườn trường

c. Ở trong lớp học

Câu hỏi 2: Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào?

a. Vì chú lính sợ làm đổ hàng rào của vườn trường

b. Vì chú lính thích chui qua lổ hổng dưới chân hàng rào

c. Vì chú lính không thể nhảy qua rào.

Câu hỏi 3: Đoạn văn nào nói lên hậu quả việc leo rào của các bạn nhỏ?

a. Đoạn 1

b. Đoạn 2

c. Đoạn 3

Câu hỏi 4: Vì sao chú lính nhỏ là người dũng cảm?

a. Vì chú không leo lên hàng rào như các bạn khác

b. Vì chú không thực hiện yêu cầu của viên tướng

c. Vì chú dám nhận lỗi và sửa lỗi.

Trả lời:

Câu hỏi 1: Các bạn nhỏ chơi trò đánh trận giả ở đâu?

⇒ b. Ở vườn trường

Câu hỏi 2: Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào?

⇒ a. Vì chú lính sợ làm đổ hàng rào của vườn trường

Câu hỏi 3: Đoạn văn nào nói lên hậu quả việc leo rào của các bạn nhỏ?

⇒ b. Đoạn 2

Câu hỏi 4: Vì sao chú lính nhỏ là người dũng cảm?

⇒ c. Vì chú dám nhận lỗi và sửa lỗi.

3. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

Thầy giáo chờ mong điều gì ở học sinh trong lớp?

Trả lời:

Thầy giáo chờ mong bạn học sinh nào mắc lỗi thì nhận lỗi. Thế nhưng chẳng bạn nào dám đứng lên nhận lỗi, nên cuối cùng, thầy buồn bã mong bạn nào phạm lỗi sẽ sửa lại hàng rào và luống hoa mà mình đã làm hư hỏng.

4. Mỗi bạn lần lượt kể theo yêu cầu sau:

a. Bạn đã bao giờ dám dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi chưa?

b. Bạn mắc lỗi gì? Việc đó xảy ra vào lúc nào? Ở đâu?

Trả lời:

Ví dụ mẫu:

a, Em đã từng mặc lỗi, em đã dám dũng cảm nhận lỗi của mình và sửa chữa lỗi lầm đó.

b, Lỗi em mắc phải là: Một lần mải chơi em đã không học bài khiến bài kiểm tra được 2 điểm. Em đã tự thú nhận với bố mẹ và xin lỗi bố mẹ. Em đã hứa với bố mẹ sẽ chăm chỉ học tập và đạt điểm tốt trong kì thi tới. Kết quả là em đã thực hiện được khi bài kiểm tra của em đạt toàn điểm 9, 10. Bố mẹ rất hài lòng về cách khắc phục lỗi lầm của em.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Bài 5A: Ai là người dũng cảm Tiếng Việt lớp 3 VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com