Để giải một dạng toán, chúng ta có thể thực hiện thông qua nhiều phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng biệt. Đối với dạng toán phân tích đa thức thành nhân tử, chúng tôi xin giới thiệu đến các em học sinh và quý thầy cô phương pháp giải hay, ngắn gọn từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ thông qua giải Bài 79 trang 33 SGK Toán 8 tập 1.
Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
a) x2 – 4 + (x – 2)2
b) x3 – 2x2 + x – xy2
c) x3 – 4x2 – 12x + 27
Hướng dẫn giải chi tiết:
a) Cách 1: x2 – 4 + (x – 2)2
(Xuất hiện hằng đẳng thức (3))
= (x2– 22) + (x – 2)2
= (x – 2)(x + 2) + (x – 2)2
(Có nhân tử chung x – 2)
= (x – 2)[(x + 2) + (x – 2)]
= (x – 2)(x + 2 + x – 2)
= (x – 2)(2x)
= 2x(x – 2)
Cách 2: x2 – 4 + (x – 2)2
(Khai triển hằng đẳng thức (2))
= x2 – 4 + (x2 – 2.x.2 + 22)
= x2 – 4 + x2 – 4x + 4
= 2x2 – 4x
(Có nhân tử chung là 2x)
= 2x(x – 2)
b) x3 – 2x2 + x – xy2
(Có nhân tử chung x)
= x(x2 – 2x + 1 – y2)
(Có x2 – 2x + 1 là hằng đẳng thức).
= x[(x – 1)2 – y2]
(Xuất hiện hằng đẳng thức (3))
= x(x – 1 + y)(x – 1 – y)
c) x3 – 4x2 – 12x + 27
(Nhóm để xuất hiện nhân tử chung)
= (x3 + 27) – (4x2 + 12x)
= (x3 + 33) – (4x2 + 12x)
(nhóm 1 là HĐT, nhóm 2 có 4x là nhân tử chung)
= (x + 3)(x2 – 3x + 9) – 4x(x + 3)
= (x + 3)(x2 – 3x + 9 – 4x)
= (x + 3)(x2 – 7x + 9)
Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô tham khảo và đối chiếu đáp án.
Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn toán như đề kiểm tra, hướng dẫn giải sách giáo khoa, vở bài tập được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.