Giải bài tập Sách bài tập Toán 8 bài 6: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung được sưu tầm và tổng hợp có chọn lọc kỹ lưỡng. Dưới đây là lời giải chi tiết cho các câu hỏi trong Sách bài tập nằm trong khung chương trình giảng dạy môn Toán lớp 8 tập 1. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu bổ ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô cùng các em học sinh.
Tính nhanh:
a. 85.12,7 + 5.3.12,7
b. 52.143 – 52.39 – 8.26
Lời giải:
a. 85.12,7 + 5.3.12,7
= 12,7.(85 + 5.3)
= 12,7. ( 85 + 15)
= 12,7.100 = 1270
b. 52.143 – 52.39 – 8.26
= 52.143 – 52.39 – 52.4 ( vì 8.26 = 4.2.26 = 4. 52 = 52.4)
= 52.(143 – 39 – 4)
= 52.100 = 5200
Phân tích thành nhân tử:
a. 5x – 20y
b. 5x(x – 1) – 3x(x – 1)
c. x(x + y) – 5x – 5y
Lời giải:
a. 5x – 20y = 5x – 5.4y = 5(x – 4y)
b. 5x(x – 1) – 3x(x – 1) = x(x – 1)(5 – 3) = 2x(x – 1)
c. x(x + y) – 5x – 5y
= x( x+ y) – ( 5x + 5y)
= x(x + y) – 5(x + y) = (x + y)(x – 5)
Tính giá trị của các biểu thức sau:
a. x2 + xy + x tại x = 77 và y = 22
b. x(x – y) + y(y – x) tại x= 53 và y =3
Lời giải:
a. Ta có: x2 + xy + x = x(x + y + 1)
Thay x = 77, y = 22 vào biểu thức, ta được:
x(x + y + 1) = 77.(77 + 22 + 1) = 77.100 = 7700
b. Ta có: x(x – y) + y(y – x) = x(x – y) – y(x – y) = (x – y)(x – y) = (x – y)2
Thay x = 53, y = 3 vào biểu thức ta được:
(x – y)2 = (53 – 3)2 = 502 = 2500
Tìm x biết:
a. x + 5x2 = 0
b. x + 1 = (x + 1)2
c. x3 + x = 0
Lời giải:
a) Ta có: x + 5x2 = 0 ⇔ x(1 + 5x) = 0 ⇔ x = 0 hoặc 1 + 5x = 0
1 + 5x = 0 ⇒ x = - 1/5 . Vậy x = 0 hoặc x = - 1/5
b) Ta có: x + 1 = (x + 1)2
⇔ (( x + 1) - (x + 1)2 = 0
⇔ (x + 1)[ 1- (x + 1) ] = 0
⇔ -x = 0 hoặc x + 1 = 0
x + 1 = 0 ⇒ x = -1.
- x = 0 nên x= 0
Vậy x = 0 hoặc x = -1.
c) Ta có: x3 + x = 0 ⇒ x(x2 + 1) = 0
Vì x2 ≥ 0 nên x2 + 1 ≥ 1 > 0 với mọi x
Vậy x = 0
Chứng minh rằng: n2 (n + 1) + 2n(n + 1) luôn chia hết cho 6 với mọi số nguyên n.
Lời giải:
Ta có n2 (n + 1) + 2n(n + 1) = (n2 + 2n).(n+ 1)= n(n+ 2).(n+1) = n(n + 1)(n + 2)
Vì n và n + 1 là 2 số nguyên liên tiếp nên có một số chia hết cho 2
⇒ n(n + 1) ⋮ 2
n, n + 1, n + 2 là 3 số nguyên liên tiếp nên có một số chia hết cho 3
⇒ n(n + 1)(n + 2) ⋮ 3 mà ƯCLN (2;3) = 1
vậy n(n + 1)(n + 2) ⋮ (2.3) = 6 với mọi số nguyên n
1. Phân tích đa thức x2(x + 1) − x(x + 1) thành nhân tử ta được kết quả là:
A. x;
B. x(x + 1);
C. x(x + 1)x;
D. x(x − 1)(x + 1).
Hãy chọn kết quả đúng?
Lời giải:
Ta có: x2(x + 1) − x(x + 1) = (x + 1).(x2 – x)
= (x+ 1).x (x-1) = x.(x- 1).(x+ 1)
Chọn D. x(x − 1)(x + 1).
2. Tính nhanh các giá trị biểu thức
a) 97.13 + 130.0,3
b) 86.153 − 530.8,6
Lời giải:
a) 97.13 + 130.0,3 = 97.13 + 13.10.0,3
= 97.13 + 13.3 = 13.(97 + 3) = 13.100=1300
b) 86.153 − 530.8,6 = 86.153 – 53.10.8,6
= 86.153 − 53.86 = 86.(153 − 53) = 86.100=8600
CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download Giải toán Sách bài tập Toán lớp 8 tập 1 bài 6 trang 8 file word, pdf hoàn toàn miễn phí.