Logo

Soạn Địa 10 Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

Hướng dẫn soạn Địa 10 Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất bao gồm trả lời câu hỏi và giải bài tập cho từng phần trong SGK chi tiết, dễ hiểu. Giúp học sinh ôn tập, nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học.
5.0
1 lượt đánh giá

Với bộ tài liệu giải Địa lớp 10 Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất được biên soạn bởi ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hướng dẫn học sinh giải các dạng bài tập trong sách giáo khoa và tổng hợp lý thuyết bài học. Nội dung chi tiết các em tham khảo tại đây.

Trả lời câu hỏi SGK Địa lý 10 Bài 11 trang 39 - 42 - 43

Trang 39 SGK Địa Lí 10: Hãy cho biết tác dụng của lớp ôdôn đối với sinh vật cũng như sức khỏe của con người.

Trả lời:

Tầng ôdôn rất quan trọng đối với sự sống trên Trái đất vì nó hấp thụ phần lớn tia cực tím của bức xạ mặt trời, không cho các tia này đến được Trái đất, ngăn ngừa tác dụng có hại của tia cực tím đến con người. Nếu tầng ôdôn bị suy giảm, bức xạ UV sẽ đến Trái đất nhiều hơn và làm tăng bệnh ung thư da, đục nhân mắt (cataract), làm giảm sản lượng lương thực, ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển. Từ đó hủy diệt dần sự sống trên Trái Đất.

Trang 42 SGK Địa Lí 10: Dựa vào kiến thức dã học và quan sát bảng 11 (trang 41 - SGK), hãy nhận xét và giải thích:

Trả lời:

- Sự thay đối nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ.

- Biên độ nhiệt là gì? Đây được hiểu là khoảng chênh lệch giữa mức nhiệt cao nhất và thấp nhất tại một thời điểm nhất định. Có thể trong một ngày, một tháng, một năm hoặc hơn ngay ở vùng địa lý nào đó.

Sự thay đổi biên độ nhiệt năm theo vĩ độ.

Nhận xét và giải thích

- Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ trung bình năm càng giảm. Nguyên nhân là càng lên vĩ độ cao góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ càng nhỏ).

- Càng lên vĩ độ cao biên độ nhiệt năm càng lớn. Nguyên nhân là càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng (ngày và đêm) trong năm càng lớn. Ở vĩ độ cao, mùa hạ góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài (gần tới 6 tháng ở cực); mùa đông góc chiếu sáng nhỏ dần tới 0o, thời gian chiếu sáng ít dần tới 6 tháng đếm ở địa cực).

Trang 43 SGK Địa Lí 10: Quan sát hình 11.3 (trang 42 SGK). hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi của biên độ nhiệt độ ở các địa điểm nằm trên khoảng vĩ tuyến 52oB.

Trả lời:

- Càng xa đại đương, biên độ nhiệt độ năm càng tăng, do tính chất lục địa tầng dần.

Trang 43 SGK Địa Lí 10: Quan sát hình 11.4 trang 43 1 SGK), hãy phân tích mối quan hệ: giữa hướng phơi của sườn núi vơi góc nhập xạ và lượng nhiệt nhận được.

Trả lời:

- Sườn núi ngược với chiều của ánh sáng Mặt Trời thường có góc nhập xạ lớn và lượng nhiệt nhận được cao hơn. Sườn núi cùng chiều với ánh sáng Mặt Trời, thường có góc chiếu sáng nhỏ hơn và lượng nhiệt nhận được thấp hơn.

Giải bài tập SGK Bài 11 Địa 10 trang 43

Câu 1: Nói rõ vai trò của khí quyển đối với đời sống trên Trái Đất.

Lời giải:

    - Cung cấp ôxi và các loại khí cần thiết khác cho sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của sự sống trên Trái Đất.

    - Là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất khỏi các tác nhân gây hại từ bức xạ của Mặt Trời.

Câu 2: Hãy nêu sự phân bố các khối khí và các frông theo trình tự từ cực Bắc tới cực Nam của Trái Đất.

Lời giải:

- Khối khí bắc cực (A )

- Frông địa cực (FA).

- Khối khí ôn đới (P).

- Frông ôn đới (FP).

- Khối khí chí tuyến (T).

- Khối khí xích đạo (E).

- Khối khí chí tuyến (T)

- Frông ôn đới (FP).

- Khối khí ôn đới (P)

- Frông địa cực (FA)

- Khối khí nam cực (A).

Câu 3: Dựa vào bảng 11 (trang 41 – SGK) và hình 11.3 (trang 42 SGK), trình bày và giải thích sự thay đổi biên độ nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ, theo vị trí gần hay xa đại dương.

Lời giải:

- Biên độ nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Xích đạo về cực. Nguyên nhân, càng lên vĩ độ cao, chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng ngày và đêm) trong năm càng lớn. Ở vĩ độ cao, mùa hạ góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài (gần tới 6 tháng ở cực); mùa đông góc chiếu sáng nhỏ dần tới 0o, thời gian chiếu sáng ít dần (tới 6 tháng ở địa cực).

- Biên độ nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ đại dương vào đất liền. Nguyên nhân: càng xa đại dương, tính chất lục địa càng tăng dần.

Lý thuyết Địa Lý lớp 10 Bài 11

I. Khí quyển

- Khái niệm: Là lớp không khí bao quanh Trái Đất luôn chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ, trước hết là Mặt Trời.

- Thành phần khí quyển: Khí nitơ, ôxi, hơi nước và các khí khác.

- Vai trò: Bảo vệ Trái Đất, sự tồn tại và phát triển của sinh vật.

1. Cấu trúc của khí quyển (thuộc chương trình giảm tải).

2. Các khối khí

- Trong tầng đối lưu có 4 khối khí cơ bản (2 bán cầu):

   + Khối khí cực (rất lạnh): A.

   + Khối khí ôn đới (lạnh): P.

   + Khối khí chí tuyến (rất nóng): T.

   + Khối khí xích đạo (nóng ẩm): E.

- Mỗi khối khí chia ra 2 kiểu: kiểu hải dương (ẩm): m; kiểu lục địa (khô): c (riêng khối khí xích đạo - Em).

- Các khối khí khác nhau về tính chất, luôn luôn chuyển động và bị biến tính.

Hình 11.1. Vị trí các khối khí trên địa cầu ở hai bán cầu

3. Frông (F)

- Khái niệm: Là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí.

- Phân loại: Frông địa cực (FA) và Frông ôn đới (FP) ở mỗi bán cầu.

- Dải hội tụ nhiệt đới: Ở khu vực xích đạo có dải hội tụ nhiệt đới cho cả hai bán cầu (FIT - Dải hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc của các khối khí xích đạo bán cầu Bắc và Nam, đây đều là 2 khối khí có cùng tính chất nóng ẩm).

Hình 11.2. Quá trình hình thành dải hội tụ nhiệt đới

II. Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên Trái Đất

1. Bức xạ và nhiệt độ không khí

Hình 11.3. Phân phối bức xạ Mặt Trời

- Khái niệm: Là các dòng năng lượng và vật chất của mặt trời tới Trái Đất, được mặt đất hấp thụ 47%, khí quyển hấp thụ 1 phần (19%).

- Đặc điểm:

   + Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đất được mặt trời đốt nóng.

   + Góc chiếu lớn nhiệt càng nhiều.

2. Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất

a. Phân bố theo vĩ độ địa lí

- Đặc điểm:

   + Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo đến cực (vĩ độ thấp lên cao)

   + Biên độ nhiệt lại tăng dần (chênh lệch góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng càng lớn).

- Nguyên nhân: Do Trái Đất có dạng hình cầu nên càng lên vĩ độ cao, góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ dẫn đến lượng nhiệt nhận được giảm.

b. Phân bố theo lục địa, đại dương

Hình 11.4. Biên độ nhiệt năm thay đổi vị trí gần hay xa đại dương

- Đặc điểm:

   + Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa.

   + Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn.

   + Càng xa đại dương, biên độ nhiệt năm càng tăng.

- Nguyên nhân: Do sự hấp thụ nhiệt của đất, nước khác nhau và càng xa đại dương tính chất lục địa càng tăng dần.

c. Phân bố theo địa hình

- Đặc điểm:

   + Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, trung bình cứ 100m giảm 0,60C.

   + Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi sườn núi.

- Nguyên nhân: Góc nhập xa khác nhau, tác động của dòng biển nóng, lạnh, lớp phủ thực vật và các hoạt động sản xuất của con người,…

Hình 11.5. Nhiệt độ thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi. (Mức độ đốt nóng được biểu hiện bằng độ dày của lớp được đốt nóng, tô bằng màu đỏ).

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải bài tập SGK Địa Lý 10 Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất chi tiết, đầy đủ nhất file word, file pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com