Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập SGK Địa lý Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam lớp 8 được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Địa lý.
(trang 130 SGK Địa Lí 8): - Dựa vào vốn hiểu biết của mình, em hãy nêu những nhân tố tạo nên sự phong phú về thành phần loài của sinh vật nước ta và cho ví dụ?
Trả lời:
- Môi trường sống thuận lợi: ánh sáng dồi dào, đủ nước, tầng đất sâu dày, vụn bở…
- Ngoài các loài sinh vật bản địa (chiếm khoảng hơn 50%), còn có nhiều luồng sinh vật di cư tới như Trung Hoa, Hi-ma-lay-a, Mai-lai-xi-am Ấn Độ - Mi-an-ma, các luồng này chiếm khoảng gần 50%.
(trang 131 SGK Địa Lí 8): - Em hãy kể tên một số vườn quốc gia của nước ta. Các vườn quốc gia có giá trị như thế nào? Cho ví dụ?
Trả lời:
- Một số vườn quốc gia của nước ta:
Tên vườn | Tỉnh | Diện tích(ha) | Hệ sinh thái đặc trưng |
---|---|---|---|
Cúc Phương | Ninh bình, Hòa Bình, Thanh hóa | 22000 | Rừng rậm nhiệt đới trên núi đá vôi |
Ba Vì | Hà nội | 7300 | Rừng nhiệt đới trên núi |
Tam Đảo | Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên quang | 19000 | Rừng trên núi đá vôi |
Cát Bà | Hải Phòng | 1520 | Rừng nhiệt đới chuyển tiếp |
Ba Bể | Bắc Cạn | 7610 | Rừng nhiệt đới chuyển tiếp |
Bến Én | Thanh Hóa | 16600 | Rừng rụng lá |
Bạch Mã | Thừa Thiên – Huế | 22000 | Rừng cận xích đạo |
Yok Đôn | Đắc Lắc | 58200 | Rừng trên đảo và ven biển |
Nam Cát Tiên | Đồng Nai | 38600 | Rừng cận xích đạo |
Côn Đảo | Bà – Rịa – Vũng Tàu | 19000 | Rừng trên đảo và ven biển |
Tràm Chim | Đồng Tháp | 7500 | Đầm lấy nhiệt đới |
- Giá trị các vườn quốc gia:
+ Giá trị khoa học:
• Bảo tồn nguồn gen sinh vật tự nhiên.
• Cơ sở để nhân giống và lai tạo giống mới.
• Là phòng thí nghiệm tự nhiên không có gì thay thế được.
+ Giá trị kinh tế - xã hội:
• Phát triển du lịch sinh thái, nâng cao đời sống nhân dân địa phương (tạo việc làm, tăng thu nhập, phục hồi nghề truyền thống, các lễ hội tốt đẹp ở địa phương).
• Tạo môi trường sống tốt cho xã hội (chữa bệnh, phát triển thể chất, rèn luyện thân thể…).
• Xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên.
(trang 131 SGK Địa Lí 8): - Rừng trồng và rừng tự nhiên có gì khác nhau?
Trả lời:
- Rừng trồng: cây cối thuần chủng, không có nhiều tầng, động vật rất ít.
- Rừng tự nhiên: cây cối đa dạng, nhiều tầng, có nhiều loài động vật (chim, thú rừng…)
Bài 1 (trang 131 SGK Địa Lí 8): Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam?
Lời giải:
- Sinh vật nước ta rất phong phú và đa dạng. Trước hết là sự đa dạng về thành phần loài, sự đa dạng về gen di truyền, sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái và sau nữa là sự đa dạng về công dụng của các sản phẩm sinh học.
- Trên đất liền, hình thành đới rừng nhiệt đới ẩm gió mùa và trên Biển Đông hình thành khu hệ sinh thái vật biển nhiệt đới vô cùng giàu có.
- Do tác động của con người, nhiều hệ sinh thái tự nhiên (rừng, biển ven bờ) bị tàn phá, biến đổi và suy giảm về chất lượng và số lượng
Bài 2 (trang 131 SGK Địa Lí 8): Nêu tên và sự phân bố các hệ sinh thái rừng ở nước ta?
Lời giải:
- Hệ sinh thái ngập mặn ở vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển.
- Hệ sinh tháo rừng nhiệt đới gió mùa ở vùng đồi núi.
- Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.
- Các hệ sinh thái nông nghiệp ở vùng nông thôn đồng bằng, trung du và miền núi.
1. Đặc điểm chung
- Sinh vật Việt Nam phong phú và đa dạng
- Sự đa dạng về thành phần loài, về gen di truyền, về kiểu hệ sinh thái, và về công dụng của các sản phẩm sinh học.
- Trên đất liền đới rừng nhiệt đới gió mùa phát triển và trên biển Đông hệ sinh thái biển nhiệt đới vô cùng giàu có.
2. Sự giàu có về thành phần loài sinh vật
Nước ta có tới 14600 loài thực vật, 11200 loài và phân loài động vật. Trong đó có 365 loài động vật và 350 loài thực vật thuộc loại quý hiếm.
3. Sự đa dạng về hệ sinh thái
Việt Nam có nhiều hệ sinh thái khác nhau phân bố rộng khắp mọi miền.
a) Vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.
b) Vùng đồi núi nước ta phát triển các hệ sinh thái rừng nhiệt đới với nhiều biến thể như rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá, rừng tre nứa, rừng ôn đới núi cao,…
c) Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.
d) Các hệ sinh thái nông nghiệp
CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải bài tập Địa lý Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam SGK lớp 8 hay nhất file word, pdf hoàn toàn miễn phí.