Giải Toán lớp 6 SGK tập 1 trang 12, 13 đầy đủ nhất bao gồm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết tương ứng với từng bài tập SGK. Lời giải bài tập Toán 6 này sẽ giúp các em học sinh ôn tập các dạng bài tập có trong sách giáo khoa. Sau đây mời các em cùng tham khảo lời giải chi tiết
- Một tập hơp có thể có một phần tử,có nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào.
- Tập hợp không có phần tử nào được gọi là tập rỗng và được kí hiệu là Φ.
- Nếu một phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A gọi là tập hợp con của tập hợp B.
Kí hiệu: A ⊂ B hay B ⊃ A và đọc là:
A là tập hợp con của tập hợp B hoặc A được chứa trong B hoặc B chứa A.
Các tập hợp sau có bao nhiêu phần tử?
D = {0}, E = {bút, thước},
H={ x ∈ N| x≤10}
Phương pháp giải:
Viết tập hợp H bằng cách liệt kê các phần từ
Đếm số phần tử của các tập hợp
Đáp án:
- Tập hợp D có 1 phần tử là 0
- Tập hợp E có 2 phần tử là bút, thước
- Tập hợp H = { 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10 } nên có 11 phần tử.
Tìm số tự nhiên x mà x+5=2
Phương pháp giải:
Số hạng chưa biết bằng tổng trừ đi số hạng đã biết
Đáp án:
Ta có : x + 5=2
Suy ra x = 2 – 5
x = 2–5 (vô lý vì 2 không trừ được cho 5)
Vậy không có giá trị của x.
Cho ba tập hợp: M = {1; 5}, A = {1; 3; 5}, B = {5; 1; 3}.
Dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa hai trong ba trường hợp trên.
Phương pháp giải:
Sử dụng định nghĩa: Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập A được gọi là tập con của tập hợp B
Kí hiệu: A⊂B
Đáp án:
Ta có:
Tập hợp M có 2 phần tử là: 3; 5
Tập hợp A có 3 phần tử là: 1; 3; 5
Tập hợp B có 3 phần tử là: 5; 1; 3
Mọi phần tử của tập hợp M đều thuộc tập hợp A nên M ⊂ A
Mọi phần tử của tập hợp M đều thuộc tập hợp B nên M ⊂ B
Mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B nên A ⊂ B
Mọi phần tử của tập hợp B đều thuộc tập hợp A nên B ⊂ A
Mỗi tập hợp sau có bao nhiêu phần tử ?
a) Tập hợp A các số tự nhiên x mà x – 8 = 12
b) Tập hợp B các số tự nhiên x mà x + 7 = 7.
c) Tập hợp C các số tự nhiên x mà x. 0 = 0.
d) Tập hợp D các số tự nhiên x mà x. 0 = 3.
Đáp án:
a) x – 8 = 12 khi x = 12 + 8 = 20. Vậy A = {20}.
Nên tập hợp A có 1 phần tử
b) x + 7 = 7 khi x = 7 – 7 = 0. Vậy B = {0}.
Nên tập hợp B có 1 phần tử
c) Với mọi số tự nhiên x ta đều có x. 0 = 0. Vậy C = N.
Nên tập hợp C có vô số phần tử.
d) Vì mọi số tự nhiên x ta đều có x. 0 = 0 nên không có số x nào để x. 0 = 3. Vậy D = Φ
Nên tập hợp D không có phần tử nào.
Viết các tập hợp sau và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử?
a) Tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 20.
b) Tập hợp B các số tự nhiên lớn hơn 5 nhưng nhỏ hơn 6.
Phương pháp giải:
Tìm tập hợp A, B bằng cách liệt kê các phần tử sau đó đếm số phần tử của từng tập hợp.
Đáp án:
a) Các số tự nhiên không vượt quá 20 là những số tự nhiên bé hơn hoặc bằng 20. Do đó A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19; 20}. Như vậy A có 21 phần tử.
b) Giữa hai số liền nhau không có số tự nhiên nào nên B = Φ
Cho A = {0}. Có thể nói rằng A là tập hợp rỗng hay không?
Phương pháp giải
Tập rỗng là tập hợp không có 1 phần tử nào
Đáp án:
Tập hợp A có một phần tử, đó là số 0. Vậy A không phải là tập hợp rỗng.
Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 10, tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 5, rồi dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa hai tập hợp trên.
Phương pháp giải:
Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A gọi là tập hợp con của tập hợp B.
Kí kiệu là: A ⊂ B
Đáp án:
A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}; B = {0; 1; 2; 3; 4}. B ⊂ A
Cho tập hợp A = {15; 24}. Điền kí hiệu ∈, ⊂ hoặc = vào ô trống cho đúng.
a) 15 ...A;
b) {15}...A;
c) {15; 24}...A.
Phương pháp giải:
+) Nếu a là 1 phần tử của tập hợp A thì a ∈ A
+) Nếu mọi phần tử của tập A đều thuộc tập hợp B thì A là tập con của B. Kí hiệu: A⊂B.
+) Nếu A⊂B và B⊂A thì A=B
+) Cần phân biệt cách viết tập hợp và phần tử của tập hợp.
Chú ý: Nếu a là 1 phần tử của tập hợp A thì cách viết {a} ∈ A là sai. Cách viết đúng là {a} ⊂ A.
Đáp án:
a) 15 ∈ A.
b) {15} không phải là một phần tử mà là một tập hợp gồm chỉ một phần tử là số 15. Vì 15 ∈ A nên {15} ⊂ A.
Lưu ý. Nếu A là một tập hợp và a ∈ A thì {a} không phải là một phần tử của tập hợp A mà là một tập hợp con gồm một phần tử của A.
Do đó {a} ⊂ A. Vì vậy viết {a} ∈ A là sai.
c) {15; 24} = A
CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Giải bài tập toán lớp 6 trang 12, 13 file word, pdf hoàn toàn miễn phí