Hướng dẫn giải bài tập Toán lớp 6 VNEN Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Đoạn thẳng chi tiết, dễ hiểu được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập. Mời các em tham khảo tại đây.
Câu 1 (trang 121 Toán 6 VNEN Tập 1): Thực hiện các hoạt động sau
a) Quan sát và làm theo hướng dẫn
Sgk trang 121 Toán 6 VNEN Tập 1
- Dùng thước thẳng kiểm tra xem đường thẳng YZ có đi qua điểm V không, đường thẳng WX có đi qua điểm V không?
Trả lời:
Đường thẳng YZ có đi qua điểm V
Đường thẳng WX có đi qua điểm V
Câu 1 (trang 121, 122 Toán 6 VNEN Tập 1). b) Đọc kĩ nội dung sau
Sgk trang 121, 122 Toán 6 VNEN Tập 1
Câu 1 (trang 122 Toán 6 VNEN Tập 1). c) Luyện tập, ghi vào vở
- Em nói ở hình 13 có ba điểm X, U, T không thẳng hàng; ba điểm U, V, X thẳng hàng, điểm X nằm giữa hai điểm U và V
- Xem hình 13 và cho biết:
+) Các bộ ba điểm không thẳng hàng;
+) Hai điểm nằm cùng phía đối với điểm V;
+) Hai điểm nằm khác phía đối với điểm X.
Trả lời:
+) Các bộ ba điểm không thẳng hàng là: T, U, X; T, U, V; T, X, V.
+) Hai điểm nằm cùng phía đối với điểm V là U và X.
+) Hai điểm nằm khác phía đối với điểm X là U và V.
Câu 2 (trang 122 Toán 6 VNEN Tập 1): Thực hiện các hoạt động sau
a) Đọc và làm theo hướng dẫn
Sgk trang 122 Toán 6 VNEN Tập 1
b) Em nói và ghi nhớ
Sgk trang 122 Toán 6 VNEN Tập 1
Câu 2 (trang 122, 123 Toán 6 VNEN Tập 1). c) Quan sát hình, nêu nhận xét và ghi nhớ
Sgk trang 122, 123 Toán 6 VNEN Tập 1
Câu 2 (trang 123 Toán 6 VNEN Tập 1). d) Luyện tập, ghi vào vở
- Xem hình 19 và chỉ ra: Hai đường thẳng cắt nhau; hai đường thẳng trùng nhau; hai đường thẳng phân biệt; đường thẳng cắt đoạn thẳng; đoạn thẳng cắt đoạn thẳng.
Trả lời:
Hai đường thẳng cắt nhau: UT và VT; UT và UV; UT và XW; VT và VU; VT và XW.
Hai đường thẳng trùng nhau: TW và TV; TW và WV; TV và WV; TX và TU; TX và XU; TU và XU.
Hai đường thẳng phân biệt: XW và UV; TU và UV; TV và UV.
Đường thẳng cắt đoạn thẳng: đường thẳng TU và đoạn thẳng XW, đường thẳng TU và đoạn thẳng UV; đường thẳng TV và đoạn thẳng XW; đường thẳng TV và đoạn thẳng UV.
Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng: TX và XW; XW và XU; TW và XW; XW và VW.
Câu 1 (trang 123, 124 Toán 6 VNEN Tập 1):
a) Em vẽ vào vở theo các diễn đạt sau (trên một hình):
- Ba điểm X, Y, Z thẳng hàng và điểm Y nằm giữa hai điểm X và Z.
- Ba điểm X, Z, U không thẳng hàng.
- Ba điểm X, Y, T thẳng hàng và điểm T nằm giữa hai điểm X và Y
b) Dựa vào hình vừa vẽ được cho biết:
- Các bộ ba điểm thẳng hàng;
- Điểm nằm giữa hai điểm khác;
- Hai điểm nằm cùng phía với điểm Z;
- Hai điểm nằm khác phía với điểm Y.
c) Vẽ bốn điểm M, N, P, Q trong đó chỉ có ba điểm M, N, P thẳng hàng.
- Vẽ và kể tên các đoạn thẳng có hai đầu mút trong số các điểm M, N, P, Q.
- Vẽ các đường thẳng, mỗi đường đi qua hai trong số các điểm M, N, P, Q. Khi đó kể tên các đường thẳng phân biệt.
Trả lời:
Tham khảo hình sau
a)
b)
Dựa vào hình vừa vẽ ta có:
-Các bộ ba điểm thẳng hàng: X T Y; X T Z; T Y Z.
- Điểm nằm giữa hai điểm khác: điểm T nằm giữa X và Y; điểm T nằm giữa X và Z; điểm Y nằm giữa X và Z; điểm Y nằm giữa T và Z.
- Hai điểm nằm cùng phía với điểm Z: X và T; X và Y; T và Y.
- Hai điểm nằm khác phía với điểm Y: X và Z; T và Z.
c)
Ta có hình sau:
- Các đoạn thẳng có hai đầu mút trong số các điểm M, N, P, Q: MQ, NQ, PQ, MN, NP, MP.
- Các đường thẳng phân biệt: MQ và MP; MQ và NQ; MQ và PQ;NQ và MP; NQ và PQ; QP và MP.
Câu 2 (trang 124 Toán 6 VNEN Tập 1): Biết rằng T là một điểm bất kì thuộc đoạn thẳng MN.
- Bạn Ân cho rằng: Điểm T phải trùng với điểm M.
- Bạn Bình khẳng định: Điểm T phải trùng với điểm N.
- Bạn Cảnh nói: Điểm T phải nằm giữa hai điểm M và N.
- Bạn Dung nói: Điểm T hoặc trùng với điểm M, hoặc trùng với điểm N, hoặc nằm giữa hai điểm M và N.
Theo em, trong số các bạn Ân, Bình, Cảnh, Dung bạn nào nói chưa đúng? Giải thích tại sao bạn ấy nói chưa đúng.
Trả lời:
Trong số các bạn thì bạn Ân, Bình, Dung nói chưa đúng vì điểm T thuộc đoạn thẳng MN thì T phải nằm giữa M và N. Nếu đặt điểm T trùng điểm M hoặc N mà T là bất kì thì đoạn thẳng MN sẽ chỉ là một điểm T. Mà đoạn thẳng là một phần của đường thẳng mà bị giới hạn bởi hai đầu mút.Do đó Cảnh nói đúng còn các bạn khác nói sai.
Câu 3 (trang 124 Toán 6 VNEN Tập 1): Luyện tập, ghi vào vở
a) Theo em trong các câu sau đây, câu nào đúng? câu nào sai?
- Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng phân biệt.
- Hai đường thẳng cắt nhau là hai đường thẳng phân biệt.
- Hai đường thẳng có điểm chung là hai đường thẳng phân biệt.
b) Xem hình 20.
- Tìm điểm D trên đường thẳng m sao cho ba điểm C, A, D thẳng hàng. Tìm điểm E trên đường thẳng n sao cho ba điểm B, A, E thẳng hàng.
- Vẽ và gọi tên các đoạn thẳng mà hai đầu mút của chúng nằm trong số các điểm: A, B, C, D, E.
Trả lời:
a) Câu đúng là:
Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng phân biệt.
Hai đường thẳng cắt nhau là hai đường thẳng phân biệt.
Câu sai là:
Hai đường thẳng có điểm chung là hai đường thẳng phân biệt.
b)
- Vẽ đường thẳng đi qua A và C cắt đường thẳng m tại D (như hình vẽ).
- Vẽ đường thẳng đi qua A và B cắt đường thẳng n tại E (như hình vẽ).
Các đoạn thẳng mà hai đầu mút của chúng nằm trong số các điểm: A, B, C, D, E là: AE, AD, AB, AC, DE, DB, DC,EB,EC,BC.
Câu 1 (trang 124 Toán 6 VNEN Tập 1): Thực hành
Sgk trang 124 Toán 6 VNEN Tập 1
Câu 2 (trang 125 Toán 6 VNEN Tập 1): Quan sát, tìm hiểu
Sgk trang 125 Toán 6 VNEN Tập 1
Câu 3 (trang 125 Toán 6 VNEN Tập 1): Trò chơi “Thẳng hàng”
Sgk trang 125 Toán 6 VNEN Tập 1
Tìm hiểu, đọc thêm
Sgk trang 125 Toán 6 VNEN Tập 1
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Toán lớp 6 sách VNEN Tập 1 Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Đoạn thẳng file PDF hoàn toàn miễn phí.