Logo

Giải Bài 6: Ôn tập chương 1 Toán VNEN lớp 6

Giải Bài 6: Ôn tập chương 1 Toán VNEN lớp 6 trang 136, 137, 138 sách giáo khoa chương trình mới chi tiết, dễ hiểu giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả.
5.0
1 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải bài tập Toán lớp 6 VNEN Bài 6: Ôn tập chương 1 chi tiết, dễ hiểu được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập. Mời các em tham khảo tại đây.

Giải Toán 6 VNEN Bài 6: Hoạt động luyện tập

Câu 1 (trang 136 Toán 6 VNEN Tập 1): Thực hiện các hoạt động sau

a) Nhớ lại và trao đổi

Sgk trang 136 Toán 6 VNEN Tập 1

b) Đố bạn

- Viết vào chỗ chấm (...) tên các hình đã học (1) .......................; (2) .......................; (3).......................; (4).......................; (5)........................

Trả lời:

(1) điểm.

(2) đường thẳng

(3) đoạn thẳng.

(4) tia.

(5) ba điểm thẳng hàng.

- Viết thêm vào chỗ chấm (...) dưới đây để hoàn thành các tính chất đã học.

(1) Có một và ................ đường thẳng đi qua hai điểm M và N;

(2) Trong ba điểm thẳng hàng có ................ điểm nằm giữa hai điểm còn lại;

(3) Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia ................;

(4) Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + ................ = ................ ;

Trả lời:

(1) Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm M và N;

(2) Trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại;

(3) Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau;

(4) Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB;

c) Trả lười các câu hỏi

(1) Một điểm có là một hình không?

(2) Thế nào là ba điểm không thẳng hàng?Thế nào là ba điểm thẳng hàng?

(3) Khi nào điểm M nằm giữa hai điểm A, B?

(4) Thế nào là hai đường thẳng trùng nhau? Thế nào là hai đường thẳng phân biệt?

(5) Thế nào là một tia? Thế nào là hai tia đối nhau? Thế nào là hai tia trùng nhau?

(6) Thế nào là đoạn thẳng?

(7) Để đo đọ dài một đoạn thẳng ta làm như thế nào?

(8) Người ta làm thế nào để so sánh độ dài hai đoạn thẳng?

(9) Khi nào thì AM + MB = AB.

(10) Để vẽ trên tia Ox một đoạn thẳng có độ dài bằng một đoạn thẳng cho trước ta làm như thế nào?

(11) Trung điểm của đoạn thẳng AB là gì?

(12) Muốn vẽ trung điểm của đoạn thẳng AB ta làm như thế nào?

Trả lời:

(1) Một điểm là một hình.

(2) Ba điểm thẳng hàng là ba điểm cùng nằm trên một đường thằng.

Ba điểm không thẳng hàng là ba điểm không nằm trên một đường thẳng.

(3) Khi AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B.

(4) Hai đường thẳng trùng nhau là hai đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.

Hai đường thẳng phân biệt là hai đường thẳng không trùng nhau.

(5) Hình gồm điểm A và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm A được gọi là một tia gốc A.

Hai tia chung gốc tạo thành một đường thẳng được gọi là hai tia đối nhau.

Hai tia chung gốc và không tạo thành mộ đường thẳng là hai tia trùng nhau.

(6) Đoạn thẳng XY là hình gồm cả điểm X, Y (phân biệt) và tất cả các điểm nằm giữa X và Y.

(7) Để đo độ dài đoạn thẳng AB, ta đặt cạnh thước (có chia đơn vị) đi qua hai điểm A, B sao cho điểm A trùng với vạch số 0, khi đó nếu điểm B trùng với một vạch x thì ta nói đoạn thẳng AB có độ dài x cm.

(8)Người ta có thể so sánh độ dài hai đoạn thẳng bằng cách đo độ dài của chúng.

(9) Khi M nằm giữa A và B thì AM + MB = AB.

(10) Để vẽ trên tia Ox một đoạn thẳng có độ dài bằng một đoạn thẳng cho trước ta làm như sau

- Đặt com-pa sao cho mũi nhọn trùng với mút đầu , mũi kia trùng với mút còn lại của tia Ox cho trước

- Giu độ mở của com - pa ko đổi, đặt com-pa cho một mũi nhọn trùng với gốc O của tia Ox , mũi kia nằm trên tia sẽ cho ta một mút mới.

(11) Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm nằm trên AB và cách đều hai điểm A và B.

(12) Muốn vẽ trung điểm của đoạn thẳng AB ta làm như sau:

- Đo độ dài đoạn thẳng AB ta đc x.

- Trên đoạn thẳng AB lấy điểm M sao cho AM = x:2 . Khi đó ta đươc trung điểm M của đoạn thẳng AB.

d) Ghi lại nội dung ở phần 1.c) theo cách khác (theo bảng; hay sơ đồ;...)

Trả lời:

(1) Một điểm có là một hình không?

Một điểm là một hình.

(2) Thế nào là ba điểm không thẳng hàng?Thế nào là ba điểm thẳng hàng?

Ba điểm thẳng hàng là ba điểm cùng nằm trên một đường thằng.

(3) Khi nào điểm M nằm giữa hai điểm A, B?

(3) Khi AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B.

(4) Thế nào là hai đường thẳng trùng nhau? Thế nào là hai đường thẳng phân biệt?

(4) Hai đường thẳng trùng nhau là hai đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.

Hai đường thẳng phân biệt là hai đường thẳng không trùng nhau.

(5) Thế nào là một tia? Thế nào là hai tia đối nhau? Thế nào là hai tia trùng nhau?

Hình gồm điểm A và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm A được gọi là một tia gốc A.

Hai tia chung gốc tạo thành một đường thẳng được gọi là hai tia đối nhau.

Hai tia chung gốc và không tạo thành mộ đường thẳng là hai tia trùng nhau.

(6) Thế nào là đoạn thẳng?

Đoạn thẳng XY là hình gồm cả điểm X, Y (phân biệt) và tất cả các điểm nằm giữa X và Y.

(7) Để đo đọ dài một đoạn thẳng ta làm như thế nào?

Để đo độ dài đoạn thẳng AB, ta đặt cạnh thước (có chia đơn vị) đi qua hai điểm A, B sao cho điểm A trùng với vạch số 0, khi đó nếu điểm B trùng với một vạch x thì ta nói đoạn thẳng AB có độ dài x cm.

(8) Người ta làm thế nào để so sánh độ dài hai đoạn thẳng?

Người ta có thể so sánh độ dài hai đoạn thẳng bằng cách đo độ dài của chúng.

(9) Khi nào thì AM + MB = AB.

Khi M nằm giữa A và B thì AM + MB = AB.

(10) Để vẽ trên tia Ox một đoạn thẳng có độ dài bằng một đoạn thẳng cho trước ta làm như thế nào?

Để vẽ trên tia Ox một đoạn thẳng có độ dài bằng một đoạn thẳng cho trước ta làm như sau

- Đặt com-pa sao cho mũi nhọn trùng với mút đầu , mũi kia trùng với mút còn lại của tia Ox cho trước

- Giu độ mở của com - pa ko đổi, đặt com-pa cho một mũi nhọn trùng với gốc O của tia Ox , mũi kia nằm trên tia sẽ cho ta một mút mới.

(11) Trung điểm của đoạn thẳng AB là gì?

Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm nằm trên AB và cách đều hai điểm A và B.

(12) Muốn vẽ trung điểm của đoạn thẳng AB ta làm như thế nào?

Muốn vẽ trung điểm của đoạn thẳng AB ta làm như sau:

- Đo độ dài đoạn thẳng AB ta đc x.

- Trên đoạn thẳng AB lấy điểm M sao cho AM = x:2 . Khi đó ta đươc trung điểm M của đoạn thẳng AB

Câu 2 (trang 137 Toán 6 VNEN Tập 1): Đọc kĩ nội dung sau

Sgk trang 137 Toán 6 VNEN Tập 1

Câu 3 (trang 137 Toán 6 VNEN Tập 1): Thực hiện các hoạt động sau

a) Vẽ đoạn thẳng PQ = 6cm. Trên tia PQ vẽ đoạn thẳng PA = 8cm.

- Điểm A có nằm giữa hai điểm P và Q không? Vì sao?

- So sánh độ dài hai đoạn thẳng QP và QA.

- Điểm Q có phải là trung điểm của đoạn thẳng PA không? Vì sao?

- Vẽ trung điểm M của đoạn thẳng PA.

- Vẽ tia Qt không trùng với các tia QP và QA. Trên tia Qt vẽ đoạn thẳng QT = 3cm.

- Vẽ tia đối của tia QT. Trên tia đối của tia QT vẽ điểm Z sao cho Q là trung điểm của đoạn thẳng TZ.

Trả lời:

Điểm A không nằm giữa P và Q. Vi PQ < PA nên điểm Q nằm giữa hai điểm P và A.

- Vì Q nằm giữa A và P nên QA + QP = PA

Nên suy ra QA = PA - QP = 8 - 6 = 2 (cm).

Do đó QP > QA.

- Không. Vì Q không cách đều A và P.

Lấy M thuộc PA sao cho PM = 4cm, ta được M là trung điểm của PA.

 

b) Biết ba điểm A, B, C thẳng hàng, điểm C nằm giữa hai điểm A và B. Có thể chỉ đo độ dài của hai đoạn thẳng mà em biết được cả ba độ dài AB, AC, BC không? Giải thích cách làm của em.

Trả lời:

Có. Vì C nằm giữa A và B nên ta luôn có mối quan hê về độ dài giữa ba đoạn AB, AC, BC là AC + CB = AB.

Do đó khi đo độ dài hai đoạn thẳng bất kì, ta luôn tìm được độ dài của hai đoạn còn lại.

Giải Toán VNEN lớp 6 Bài 6: Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng

Câu 1 (trang 138 Toán 6 VNEN Tập 1): Quan sát,tìm hiểu

Sgk trang 138 Toán 6 VNEN Tập 1

Câu 1 (trang 138 Toán 6 VNEN Tập 1): Đố bạn

a) Hành lang của một toà nhà có 5 cột thẳng hàng, mỗi cột cách nhau 4m. Theo em, đoạn thẳng nối các chân cột đó dài khoảng bao nhiêu mét?

b) Trên sân trường, các học sinh của một lớp xếp theo đội hình 5 hàng dọc mỗi hàng 7 em, mỗi em cách nhau 0,5m và các em sếp theo hình chữ nhật. Chu vi của hình chữ nhật đó là bao nhiêu mét.

Trả lời:

a) Vì có 5 cột thẳng hàng nên sẽ có 4 khoảng cách nhỏ giữa các cột.

Mỗi khoảng cách đó dài 4m nên đoạn thẳng nối các chân cột đó dài khoảng:

4 x 4 = 16(m)

Đáp số: 16m.

b) Các học sinh của một lớp xếp theo đội hình 5 hàng dọc mỗi hàng 7 em do đó chiều rộng của hình chữ nhật là độ dài đoạn thẳng nối 5 em và chiều dài là độ dài đoạn thẳng nối 7 em.

Mỗi em cách nhau 0,5m nên ta tính được:

+) chiều rộng là: 0,5 x 4 = 2m.

+) chiều dài là: 0,5 x 6 = 3m.

Vậy chu vi hình chữ nhật đó là:

(2 + 3) x 2 = 10m.

Câu 1 (trang 138 Toán 6 VNEN Tập 1): Tìm hiểu, đọc thêm.

Sgk trang 138 Toán 6 VNEN Tập 1

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Toán lớp 6 sách VNEN Tập 1 Bài 6: Ôn tập chương 1 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com