Logo

Giải Bài 3: Độ dài đoạn thẳng. Trung điểm của đoạn thẳng Toán VNEN lớp 6

Giải Bài 3: Độ dài đoạn thẳng. Trung điểm của đoạn thẳng Toán VNEN lớp 6 trang 126, 127, 128, 129 sách giáo khoa chương trình mới chi tiết, dễ hiểu giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả.
5.0
1 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải bài tập Toán lớp 6 VNEN Bài 3: Độ dài đoạn thẳng. Trung điểm của đoạn thẳng chi tiết, dễ hiểu được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập. Mời các em tham khảo tại đây.

Giải Toán 6 VNEN Bài 3: Hoạt động khởi động và hoạt động hình thành kiến thức

Câu 1 (trang 126 Toán 6 VNEN Tập 1): Thực hiện các hoạt động sau

a) Đọc và làm theo hướng dẫn

Sgk trang 126 Toán 6 VNEN Tập 1

Câu 1 (trang 126,127 Toán 6 VNEN Tập 1). b) Đọc kĩ nội dung sau

Sgk trang 126, 127 Toán 6 VNEN Tập 1

Câu 1 (trang 127 Toán 6 VNEN Tập 1). c) Luyện tập, ghi vào vở

Hình 23

- Dùng thước đo độ dài các đoạn thẳng: GK, HK, KL, LG, GK, LH ở hình 23.

- Từ đó, điền kí hiệu >, = hay < vào chỗ chấm (...) để có kết quả đúng: GH ... LK; GH ... HK; HK ... GK; GL ... HK; GK ... LH.

Trả lời:

- Độ dài các đoạn thẳng: GK, HK, KL, LG, GK, LH lần lượt là 3.5 cm, 1.8 cm, 3 cm, 1.8 cm, 3.5 cm, 3.5 cm.

- GH = LK; GH > HK; HK < GK; GL = HK; GK = LH.

Câu 2 (trang 127 Toán 6 VNEN Tập 1): Thực hiện các hoạt động sau

a) Đọc và làm theo hướng dẫn

- Đo độ dài các đoạn thẳng MN, NP, MP ở hình 24.

+) Điền độ dài các đoạn thẳng vào chỗ chấm (...) :

MN = ..., NP = ..., MP = ... .

+) So sánh MN + NP với MP. Nêu nhận xét.

Trả lời:

+) MN = 2cm, NP = 3cm, MP = 5cm.

+) MN + NP = 5cm = MP.

Nhận xét: Nếu điểm N nằm giữa hai điểm M và P thì MN + NP = MP

- Vẽ ba điểm thẳng hàng A, B, C mà điểm C nằm giữa A và B. Đo và so sánh AC + CB với AB.

Trả lời:

Theo hình vẽ có AC = 3cm, CB = 5cm, AB = 8cm

AC + CB = 8cm = AB.

b) Đọc kĩ nội dung sau

Sgk trang 127 Toán 6 VNEN Tập 1

c) Luyện tập, ghi vào vở

Em nói: Ở hình 25 có điểm U nằm giữa hai điểm T và V nên TU + UV = TV. Biết TU = 3cm, TV = 6cm, suy ra UV = 3cm. So sánh TU và UV

Trả lời:

So sánh: TU = UV

d) Đọc kĩ nội dung sau

Sgk trang 127 Toán 6 VNEN Tập 1

Câu 2 (trang 128 Toán 6 VNEN Tập 1). e) Luyện tập, ghi vào vở

Đo độ dài của các đoạn thẳng SW, WJ, SJ, SF, FJ ở hình 27. Trả lời các câu hỏi sau:

+) W có phải là trung điểm của đoạn thẳng SJ hay không? Vì sao?

+) F có phải là trung điểm của đoạn thẳng SJ hay không? Vì sao?

Trả lời:

+) W là trung điểm của đoạn thẳng SJ. Vì W nằm giữa hai điểm S, J và cách đều S và J (WS = WJ = 1,8cm).

+) F không phải là trung điểm của đoạn thẳng SJ. Vì F cách đều S và J nhưng F không nằm giữa S và J.

Giải Toán VNEN lớp 6 Bài 3: Hoạt động luyện tập

Câu 1 (trang 128 Toán 6 VNEN Tập 1): Đọc và cho biết mỗi câu sau đây là đúng hay là sai, vì sao?

- Nếu M nằm giữa hai điểm A và B thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB.

- Nếu MA = MB thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB.

- Nếu AM + MB = AB thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB.

- Nếu AM = MB và AM + MB = AB thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB.

- Nếu AM = MB = AB2 thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB.

- Mỗi đoạn thẳng chỉ có một trung điểm.

- Mỗi điểm chỉ có thể là trung điểm của một đoạn thẳng.

- M và N tương ứng là trung điểm của đoạn thẳng AB và CD thì M không thể trùng với N.

Trả lời:

a) Sai. Vì phải có thêm điều kiện M cách đều A và B.

b) Sai. Vì M có thể không nằm giữa A và B.

c) Sai. Vì AM + MB = AB thì M chỉ nằm giữa A và B chứ không nằm giữa và cách đều A và B.

d) Đúng. Vì AM + MB = AB thì M nằm giữa A và B, AM = MB nên M cách đều A và B do đó M là trung điểm của AB.

e) Đúng. Vì AM = MB = AB:2 nên suy ra AM + MB = AB do đó M nằm giữa A và B, AM = MB nên M cách đều A và B. Vậy M là trung điểm của AB.

f) Đúng. VÌ chỉ tồn tại duy nhất 1 điểm nằm trên đoạn thẳng và cách đều 2 đầu mút của đoạn thẳng.

g) Sai. Vì một điểm có thể nằm giữa và cách đều nhiều điểm.

h) Sai. Vì AB và CD có thể cắt nhau tại trung điểm mỗi đoạn thẳng. Khi đó M trùng với N.

Câu 2 (trang 128 Toán 6 VNEN Tập 1):

- Biết BC = DE. So sánh độ dài hai đoạn thẳng BE và CD.

- Biết BE = CD và A là trung điểm của đoạn thẳng CE. Theo em, A có phải là trung điểm của đoạn thẳng BD không? Vì sao?

Trả lời:

- Vì C nằm giữa B và E nên BC + CE = BE.(1)

Vì E nằm giữa C và D nên CE + ED = CD.(2)

Mà BC = DE, kết hợp với (1) và (2) ta có BE = CD.

- C nằm giữa A và B nên BC + CA = AB.(1)

E nằm giữa A và nên AE + ED = AD.(2)

A là trung điểm của đoạn thẳng CE nên AE = AC và BC = DE (theo đề bài).(3)

Từ (1), (2) và (3) ta có AE + ED = AD = BC + CA = AB.

Ta có: A nằm giữa B và D, AD = AB nên A là trung điểm của đoạn thẳng BD.

Câu 3 (trang 128 Toán 6 VNEN Tập 1): Luyện tập, ghi vào vở

a) Theo em, các câu sau đây đúng hay sai? Vì sao?

- Hai đoạn thẳng có độ dài bằng nhau thì bằng nhau.

- Nếu A, M, B thẳng hàng thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB.

- Nếu M cách đều A và B thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB.

b)Hình 29 có BD = 14cm; BC = ED = 3cm và A là trung điểm của đoạn thẳng BD.

- Cho biết độ dài của đoạn thẳng CA.

- Cho biết độ dài của đoạn thẳng BE.

Trả lời:

a)

- Đúng.

- Sai. Vì nếu A nằm giữa M và B thì AM + MB > AB.

- Sai. Vì M các đều A và B nhưng chưa chắc M đã nằm giữa A va B.

b) Độ dài đoạn thẳng CA là 4cm.

Độ dài đoạn thẳng BE là 11cm

Giải SGK Toán 6 VNEN Bài 3: Hoạt động vận dụng

Câu 1 (trang 129 Toán 6 VNEN Tập 1): Thực hành

Sgk trang 129 Toán 6 VNEN Tập 1

Câu 2 (trang 129 Toán 6 VNEN Tập 1): Quan sát, nhận xét

Sgk trang 129 Toán 6 VNEN Tập 1

Giải VNEN Toán 6 Bài 3: Hoạt động tìm tòi mở rộng

Tìm hiểu, đọc thêm

Sgk trang 129 Toán 6 VNEN Tập 1

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Toán lớp 6 sách VNEN Tập 1 Bài 3: Độ dài đoạn thẳng. Trung điểm của đoạn thẳng file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com