Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc xoay quanh hạt xá lợi (hạt xá lị) trong Phật giáo, mời bạn theo dõi.
Tham khảo thêm:
Xá lợi (còn gọi là Xá lị, tiếng Phạn là Sarira) là những hạt tròn có kích thước nhỏ, nhìn trông giống các hạt ngọc trai hay pha lê được hình thành sau khi hỏa táng thi thể của các vị cao tăng đạo Phật sau khi viên tịch. Trong tiếng Hán, xá lợi dịch ra là Thân cốt hoặc linh cốt, có nghĩa là xương nơi thân. Trong thực tế xá lợi có nhiều màu sắc khác nhau như vàng, bạc, hồng, xanh, … thậm chí có viên còn lấp lánh như đá hoa cương.
Có rất nhiều loại xá lợi và được giải thích khác nhau dưới góc nhìn tâm linh và khoa học. Nhưng trên thực tế vẫn có nhiều tranh cãi và những bí ẩn vẫn chưa thể giải đáp.
Xá lợi Phật được hình thành từ chính Kim thân của Đức Phật, tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nhìn thấy. Xá lị Phật có hào quang, có khả năng biến hiện và không bị phá hủy. Về màu sắc, tùy theo phước đức từng người mà sẽ nhìn thấy màu sắc khác nhau của xá lợi Phật, thậm chí có những người cả đời không thể nhìn thấy được xá lị Phật.
Xá lị này tùy vào đạo hạnh của người tu hành mà sẽ có hình dáng và màu sắc khác nhau, như của Tổ Ấn Quang có nhiều màu ngũ sắc, của Bồ Tát Thích Quảng Đức thì màu nâu như trái tim không hoại.
Phần lớn những loại xá lợi mà ngày nay chúng ta nhìn thấy đều là của người tu hành, vì xá lị Phật rất hiếm có để có thể thấy, trừ khi phải đặc biệt hữu duyên. Thậm chí, nếu người không có tâm từ bi hành thiện thì có đặt xá lợi Phật trước mặt cũng không thể nào thấy được.
Hiện nay, nguyên nhân hình thành xá lợi vẫn còn đang là một vấn đề gây tranh cãi và có rất nhiều giả thuyết được đưa ra để giải đáp cho nguyên nhân này.
Hạt xá lợi hình thành do thói quen ăn uống đồ chay
Những nhà sư hay nhà tu hành trong sinh hoạt hàng ngày hay sử dụng đồ chay, chứa nhiều chất xơ và chất khoáng. Điều này đã khiến quá trình tiêu hóa dễ dàng hấp thụ các muối phốt phát và cacbonat tích lũy dẫn trong cơ thể tạo thành xá lợi. Tuy nhiên, giả thuyết này vẫn không hoàn toàn thuyết phục vì có rất nhiều người trong đời sống là người ăn thuần chay, nhưng cơ thể họ vẫn không thể tạo thành xá lợi sau khi hỏa táng.
Xá lợi hình thành do bệnh lý?
Một giả thuyết khác được một số nhà khoa học đưa ra thì việc xá lị hình thành là dấu hiệu của bệnh lý, sỏi thận sỏi mật… Tuy nhiên, giả thiết này lại hoàn toàn không thuyết phục khi có rất nhiều người mắc bệnh nhưng không một ai có xá lị, ngược lại những vị cao tăng tu hành có xá lị thì lại không hề mắc phải những bệnh lý trên.
Xá lợi hình thành do năng lực tinh thần
Nếu ở trên là hai giả thuyết theo khoa học thì một giả thuyết khác được đưa ra rằng việc hình thành xá lợi là do sức mạnh của tinh thần. Hàng ngàn năm trước đây, khi khoa học chưa phát triển thì giả thuyết này được phần lớn chúng sinh tin tưởng và chấp nhận, tuy nhiên nếu đặt trong bối cảnh xã hội hiện tại thì giả thuyết này lại vướng vào sự phản đối của rất nhiều người.
Ngoài ra, còn có các giả thuyết khoa học khác nói về nhiệt độ hỏa táng, quá trình hỏa táng thuận lợi cho việc hình thành các tinh thể, nhưng nói tóm lại, nguyên nhân chính xác dẫn đến việc hình thành xá lợi, và việc tại sao xá lị lại có được nhiều màu sắc khác nhau và thường chỉ xuất hiện ở những vị cao tăng đắc đạo thì vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải đáp đối với nhân loại.
Theo ghi chép lịch sử Phật giáo, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau khi viên tịch, sau khi hỏa táng đã thu được 84000 viên xá lợi với những tia sáng muôn màu như những viên ngọc quý. Sau đó mỗi một viên xá lị đều trở thành bảo vật quý giá của Phật giáo. Trên thực tế những năm gần đây cũng có nhiều trường hợp các cao tăng sau khi hỏa táng thì trong tro cốt cũng tìm thấy xá lợi.
Năm 1990, tại Singapore, vị cao tăng Hoằng Huyền pháp sư sau khi viên tịch đã tìm được 480 viên xá lị với kích cỡ như hạt đỗ, trong suốt và sáng lấp lánh.
Năm 1991, phó Hội trưởng hội Phật giáo Ngũ Đài Sơn đã xác lập kỷ lục thế giới khi tìm thấy tận 11000 viên xá lị.
Tại Việt Nam, cũng có một số các trường hợp tìm được xá lợi khi hỏa táng thi thể của các cao tăng sau viên tịch. Theo Đại Việt Sử ký toàn thư, năm 1034, triều vua Lý Thái Tông có hai nhà sư là Nghiêm Bảo Tính và Phạm Minh Tâm sau khi viên tịch đã để lại xá lợi. Nhà vua đã lấy những hạt này đem thờ tại chùa Trường Thánh.
Hay gần đây nhất là trường hợp của Bồ Tát Thích Quảng Đức. Năm 1963, để chống lại chế độ đàn áp của Mỹ Diệm, hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu. Sau khi thi hài ngài được hỏa táng thì trái tim không hề bị thiêu cháy mà nguội dần rồi cứng lại như một viên xá lị lớn màu nâu sẫm, gọi là trái tim bất hoạt hay Trái tim xá lợi. Đây là một hiện tượng lạ lùng mà chưa một ai có thể lý giải được. Hiện trái tim xá lị ấy đang được thỉnh về chùa Việt Nam quốc tự để bảo vệ.
Được coi như một bí ẩn chưa có lời giải đáp xác đáng của nhân loại, xá lợi có thật không vẫn là một câu hỏi được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, đối với những Phật tử nói riêng hay những người có phần tin tưởng vào Phật giáo nói chung thì xá lợi vẫn là một biểu tượng tâm linh có ý nghĩa tốt. Nó đem lại vận may, phước đức cho chúng sanh. Nhưng ngược lại, nếu muốn hưởng được phước đức từ bất cứ điều gì thì chính bản thân mỗi người phải tích đức hành thiện, bồi dưỡng lòng từ bi, có tâm hướng thiện, từ đó việc dữ ắt hóa lành, cuộc sống sẽ thêm phần an yên, hạnh phúc.
Cung nghinh xá lợi, tôn thờ xá lợi làm cho thân tâm nhẹ nhàng thanh tĩnh, phước huệ trang nghiêm, thọ mạng miên trường, gia đình được vô lượng an lạc, cửu huyền thất tổ siêu sanh lạc quốc.
Trong kinh Kim Quang Minh ghi, “Xá lợi là vật được huân tu bởi giới, định, tuệ rất khó có được, là phước điền tối thượng”. Phước đức thì khó bàn cụ thể, nhưng rõ ràng những ai tin Phật, tin sự xuất hiện của Ngài trên thế gian mà chiêm bái, đãnh lễ xá lợi Ngài thì tự thấy tâm mình an ổn, nhận được sự cảm ứng thiêng liêng. Tâm an ổn, trong sáng thì mọi việc hanh thông, đạo nghiệp thuận lợi. Đó là phước đức vô lượng vậy (Tap chí văn hóa Phật giáo số 70)
Theo Lạt Ma Zopa Rinpoche: "Xá lợi là kết tinh của sự thành tựu về tâm linh, mỗi phần nhục thân và xá lợi của các Ngài chứa đựng một năng lực mầu nhiệm có thể làm căn lành tăng trưởng và giải trừ nghiệp ác”. Vì thế, xá lợi có năng lực cảm hóa tâm người, phát triển lòng quảng đại trong nội tâm của những ai có cơ duyên được chiêm bái xá lợi.
Phật đã từng dạy rằng có bốn nơi chốn đặc biệt: “nơi ta được sanh ra, nơi ta giác ngộ, nơi ta thuyết pháp và nơi ta niết bàn. Sự thăm viếng một trong bốn nơi này giống như sự gặp gỡ với chính bản thân ta.” Vậy thì khi chiêm ngưỡng xá lợi cũng tương tợ như thế.
Trong Kinh Sư Tử Hống, Đức Phật dạy: “Dù là bây giờ, cúng dường Như Lai, hay là mai sau, cúng dường Xá lợi, công đức tích tụ, ngang bằng như nhau, và quả gặt hái ngang bằng như nhau.” (Lợi ích khi chiêm bá xá lợi - Phật tử Việt Nam).