Logo

Các mẫu đơn ly hôn 2022 - Hướng dẫn thủ tục ly hôn nhanh

Trong cuộc sống hôn nhân, vợ chồng không tìm thấy tiếng nói chung,bất đồng quan điểm dẫn đến việc ly hôn. Vì vậy, có rất nhiều người mong muốn tiến hành thủ tục ly hôn nhưng lại không biết cách làm đơn ly hôn như thế nào để tòa án chấp nhận. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu các bạn các mẫu đơn ly dị, cách làm giấy ly hôn chuẩn nhất
5.0
1 lượt đánh giá

Ly hôn là sự lựa chọn cuối cùng khi mâu thuẫn giữa vợ chồng không giải quyết bằng tình cảm, đời sống vợ chồng không được êm ấm, hạnh phúc, không tìm được niềm vui khi ở cạnh nhau. Vậy để ly hôn, các cặp vợ chồng nắm rõ cách làm thủ tục ly hôn có những giấy tờ gì, thời gian ly hôn mất bao lâu, nộp lên tòa án ở đâu?.. Bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề thủ tục ly hôn.

Các mẫu đơn ly hôn

Dưới đây là tổng hợp các mẫu viết đơn ly hôn năm 2022 chính xác, chuẩn nhất.

Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay

Là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của cả hai vợ chồng khi đã thỏa thuận được tất cả những vấn đề quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản một cách tự nguyện.

Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương

Là chỉ có vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn. Mời các bạn tham khảo mẫu dưới đây.

Hướng dẫn cách làm đơn ly hôn

Thông thường đơn ly hôn sẽ gồm có 4 nội dung chính sau:

  • Thông tin cá nhân của hai vợ chồng;

  • Tình trạng hôn nhân

  • Về con chung

  • Về tài sản chung và công nợ chung

    • Tình trạng hôn nhân

  • Vợ chồng kết hôn với nhau năm nào? Đăng ký kết hôn tại đâu?

  • Sau khi cưới, vợ chồng sống hòa thuận đến năm nào thì phát sinh mâu thuẫn, nguyên nhân mâu thuẫn là gì (khai rõ và đầy đủ)?

  • Đến tháng năm nào thì mâu thuẫn trầm trọng?

  • Vợ chồng đã sống ly thân hoặc cắt đứt mọi quan hệ tình cảm với nhau từ tháng năm nào?

  • Nay xác định tình cảm ủa vợ chồng còn hay hết, mục đích hôn nhân có đạt được không?

    • Về con chung

  • Có mấy con chung? Ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh của các con và các con hiện đang ở với ai?

  • Nếu được ly hôn, yêu cầu được nuôi con nào?

  • Có yêu cầu người kia phải cấp dưỡng nuôi con hay không? Mức cấp dưỡng cụ thể là bao nhiêu?

    • Về tài sản chung

  • Tài sản chung vợ chồng có những gì? Nếu yêu cầu Tòa án chia thì khai vào đơn và yêu cầu chia tì sản như thế nào?

  • Nếu là tài sản nhà đất phải có bản sao công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sơ đồ nhà mấy tầng, hoặc giấy phép làm nhà, thiết kế nhà ….

  • Nếu chưa có sổ đỏ thì cần phải cung cấp được các giấy tờ về nguồn gốc đất: hợp đồng mua bán, quyết định bàn giao đất,…

  • Nếu là đất của bố mẹ cho, làm nhà trên đất chưa có giấy tờ chứng minh đã cho thì phải trình bày rõ lý do, tháng năm được bố mẹ cho làm nhà,…

    • Về công nợ

  • Vợ chồng nợ ai, nợ bao nhiêu?

  • Vay nợ vì mục đích gì

  • Có giấy tờ gì chứng minh về khoản nợ hay không?

  • Hiện nay hai vợ chồng đã trả được bao nhiêu? Hai vợ chồng thỏa thuận định giải quyết nợ chung như thế nào?

Những câu hỏi thường gặp về mẫu đơn xin ly hôn

Dưới đây là một số câu hỏi về đơn ly thân, giúp các bạn giải đáp thắc mắc và nắm rõ hơn về thủ tục làm đơn ly hôn.

Đơn phương ly hôn cần giấy tờ gì?

- Đơn khởi kiện/ Đơn yêu cầu (Theo mẫu);

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

- Giấy tờ tùy thân của cả hai vợ chồng (Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu);

- Giấy khai sinh các con;

- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh tài sản chung của cả hai vợ chồng;

- Giấy xác nhận cư trú của vợ nếu chồng khởi kiện đơn phương ly hôn, và ngược lại

Giá thủ tục ly hôn

Nếu không có tranh chấp tài sản giữa 2 vợ chồng thì án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 VNĐ.

Với trường hợp có tranh chấp tài sản thì mức phí như sau:

STT

Tên án phí

Mức thu

1

Ly hôn không có giá ngạch

300.000 đồng

2

Ly hôn có giá ngạch

2.1

Từ 06 triệu đồng trở xuống

300.000 đồng

2.2

Từ trên 06 triệu đồng – 400 triệu đồng

5% giá trị tài sản

2.3

Từ trên 400 triệu đồng – 800 triệu đồng

20 triệu đồng + 4% của phần giá trị tài sản vượt quá 400 triệu đồng

2.4

Từ trên 800 triệu đồng - 02 tỷ đồng

36 triệu đồng + 3% của phần giá trị tài sản vượt 800 triệu đồng

2.5

Từ trên 02 tỷ đồng – 04 tỷ đồng

72 triệu đồng + 2% của phần giá trị tài sản vượt 02 tỷ đồng

2.6

Từ trên 04 tỷ đồng

112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản vượt 04 tỷ đồng.

Đơn xin ly hôn mua ở đâu

- Cách nhanh nhất chính là mua trực tiếp tại toàn án nơi bạn đang sinh sống

Ly hôn đơn phương mất thời gian bao lâu

Thủ tục ly hôn đơn phương được thực hiện như thủ tục của một vụ án dân sự. Do đó, theo quy định của BLTTDS 2015, thời gian ly hôn đơn phương phải trải qua các giai đoạn: Chuẩn bị xét xử, mở phiên tòa…

Trong trường hợp thông thường, thời gian giải quyết một vụ án ly hôn đơn phương thường là ít nhất 04 tháng. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều trường hợp phức tạp, vì nhiều lý do bất khả kháng… mà có thể kéo dài hơn.

Nộp đơn ly hôn đơn phương ở đâu

Ngoài việc có thể thỏa thuận yêu cầu xin ly hôn, một trong hai người còn có quyền yêu cầu ly hôn khi có các căn cứ vợ hoặc chồng có:

- Bạo lực gia đình;

- Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng.

Những việc đó khiến cuộc hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Tuy nhiên, lúc này sẽ xảy ra các tình huống thường gặp như sau:

1. Khi không cùng hộ khẩu

Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc giải quyết những tranh chấp về hôn nhân và gia đình theo thủ tục sơ thẩm. Bởi vậy, nếu hai vợ chồng không cùng hộ khẩu sẽ không ảnh hưởng đến việc nộp đơn xin ly hôn đơn phương của một trong hai vợ chồng.

Lúc này, người có yêu cầu xin ly hôn đơn phương phải gửi đơn đến Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.

2. Khi chỉ có sổ tạm trú

Thực tế có không ít các trường hợp đi làm ăn xa hoặc vì lý do cá nhân không cư trú tại nơi có hộ khẩu thường trú mà chỉ có sổ tạm trú. Lúc này, nếu muốn ly hôn thì nên nộp đơn ly hôn ở đâu?

Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 nêu trên nói rõ khi yêu cầu ly hôn, vợ hoặc chồng sẽ nộp đơn tại Tòa án nơi người còn lại cư trú, làm việc.

Theo Điều 12 Luật Cư trú 2006, sửa đổi, bổ sung 2013, nơi cư trú là chỗ ở hợp pháp mà người này thường xuyên sinh sống. Trong đó, chỗ ở hợp pháp có thể là nhà ở, phương tiện... và nơi cư trú của một người là nơi người đó đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú.

Do đó, theo quy định trên, việc ly hôn đơn phương được nộp tại Tòa án nơi bị đơn cư trú nên nếu chỉ có sổ tạm trú thì cũng không ảnh hưởng đến việc yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương.

3. Khi không xác định được nơi cư trú

Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của bị đơn thì có thể xác định Tòa án theo cách sau đây:

- Khi không xác định được nơi bị đơn cư trú thì có thể liên hệ và nộp hồ sơ tại Tòa án nơi người này làm việc;

- Nếu không biết cả nơi cư trú và nơi làm việc thì có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

- Nếu do bị đơn mất tích mà không xác định được nơi cư trú thì bắt buộc phải yêu cầu Tòa án tuyên bố người này mất tích. Bởi căn cứ vào khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Trong đó, Điều 68 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định một người chỉ bị tuyên bố là mất tích nếu:

- Đã biệt tích 02 năm liền trở lên;

- Đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người này còn sống hay đã chết;

- Có yêu cầu của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến người bị yêu cầu tuyên bố mất tích.

Do đó, vợ hoặc chồng khi muốn yêu cầu ly hôn đơn phương thì phải gửi đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích đến Tòa án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất tích cư trú cuối cùng.

Sau khi nhận được quyết định tuyên bố một người mất tích của Tòa án thì nguyên đơn có thể gửi yêu cầu ly hôn đến Tòa án nơi người bị mất tích cư trú, làm việc cuối cùng.

4. Khi có yếu tố nước ngoài

Tại Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài giữa:

- Công dân Việt Nam với người nước ngoài;

- Người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam;

- Nếu người Việt Nam ly hôn với người nước ngoài nhưng không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm ly hôn nhưng hai vợ chồng không có nơi thường trú chung.

Tại khoản 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ không có thẩm quyền giải quyết các vụ án ly hôn nếu có:

- Đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài;

- Cần ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ ly hôn trừ những vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện.

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về đơn xin ly hôn (ly dị) và hướng dẫn làm thủ tục nhanh nhất có thể. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp cho các bạn trong quá trình làm thủ tục xin ly hôn.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về các mẫu đơn xin ly hôn 2022 chuẩn, mới nhất, hỗ trợ tải file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com