Logo

Ý nghĩa câu nói "Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy"

Người xưa thường có câu "Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy" nói lên truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt vào dịp Tết Nguyên Đán.
3.7
3 lượt đánh giá

"Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy" như một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt được truyền từ đời này sang đời khác vào dịp Tết Nguyên Đán. Vậy câu nói này có ý gì? Có ý nghĩa như thế nào? Mời các bạn cùng khám phá với chúng tôi ở bài viết dưới đây.

Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy có ý nghĩa gì?

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, người Việt nhắc lại câu nói dân gian “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” nhằm tỏ lòng biết ơn công sinh thành, dưỡng dục, truyền dạy kiến thức của cha mẹ, thầy cô giáo.

Theo quan niệm của người Việt xưa, “mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ" thì từ "cha” dùng để chỉ bên nội, từ “mẹ” dùng để chỉ bên ngoại. Vào mùng 1 Tết, các gia đình thường tập trung để chúc Tết bên nhà nội trước, sau đó, vào mùng 2 Tết, cả gia đình sẽ sang nhà ngoại chúc Tết. Ngày nay, người ta không còn quá phân biệt rõ ràng như vậy nữa mà thường gộp chung là mùng 1 và mùng 2 Tết cả nhà sẽ đi chúc Tết cả bên nội lẫn bên ngoại và người thân họ hàng.

Câu nói “mùng 3 Tết thầy” nhằm thể hiện lòng biết ơn với những người thầy, người cô đã giảng dạy chúng ta. Vào mùng 3 Tết, các học trò thường tới thăm và chúc Tết những người thầy, cô đã dạy họ để thể hiện truyền thống “tốt sư trọng đạo” của văn hóa Việt Nam.

Lễ vật mang theo để dâng kính thầy cô khi xưa không nặng về vật chất. Không phân biệt chức vụ, vị trí xã hội, học trò cứ tự phục vụ bánh kẹo hoặc đơn giản chỉ là những lời chúc Tết, có thể kèm theo phong bao chúc lì xì nếu như thầy cô đã cao niên. Trong trường hợp thầy cô vẫn chưa quá nhiều tuổi thì thường chỉ là dịp chơi xuân, thăm hỏi. Ý nghĩa của việc giữ gìn truyền thống tết Thầy luôn phải xoay quanh tấm lòng chân thành tri ân người dạy dỗ mình.

Thế hệ trẻ nên ứng xử như thế nào trước những nét đẹp của phong tục Tết

Việc chuyển động và thêm thắt, buông bỏ những phong tục hoặc thói quen truyền thống cũng là chuyện đôi khi/nhiều khi xảy ra trong sự phát triển xã hội Việt Nam hiện đại.

Xã hội Việt Nam truyền thống vốn là một xã hội nông nghiệp căn bản là thuần nông, trong sự phát triển hiện đại, với những mục tiêu mới: công nghiệp hóa - hiện đại hóa và đô thị hóa mà theo cụ Đào Duy Anh từng nhận định: đó là “bi kịch của sự phát triển”.

Xã hội Việt Nam hiện đại cần phải chấp nhận và tìm cách giải quyết hữu hiệu bi kịch này. Và nền Giáo dục Việt Nam hiện đại sẽ phải là nơi tìm phương pháp tư duy nào tốt nhất để giải quyết bi kịch của sự phát triển.

Vấn đề là phải trang bị cho những người trẻ một phương pháp tư duy chính xác để có thể giúp họ vừa giữ gìn và bảo vệ những nét đẹp của phong tục, văn hóa dân tộc.

Như cách ứng xử đẹp với ông bà, cha mẹ trong việc thực hiện những nghi lễ truyền thống trong lễ Tết, lễ hội và biết tiếp thu những phong tục văn hóa tốt đẹp của thế giới.

Trên đây là ý nghĩa của câu nói “mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn.

Đánh giá bài viết
3.7
3 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com