Logo

Sinh học 6 Bài 5: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng đầy đủ

Hướng dẫn soạn Sinh học 6 Bài 5: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng đầy đủ, hỗ trợ các em trả lời các câu hỏi, bài tập trong SGK trang 17, 18, 19 kèm tổng hợp lý thuyết trọng tâm.
2.8
2 lượt đánh giá

Để quá trình tiếp thu kiến thức mới trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu bài học mới các em cần có sự chuẩn bị nhất định qua việc tổng hợp nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm, sử dụng những kiến thức hiện có thử áp dụng giải các bài tập SGK, trả lời câu hỏi liên quan. Dưới đây chúng tôi đã soạn sẵn Bài 5: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng, giúp các em tiết kiệm thời gian. Nội dung chi tiết được chia sẻ dưới đây.

Soạn Sinh 6 Bài 5: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 5 trang 17, 18

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 5 trang 17:

Hãy dùng kính lúp quan sát các bộ phận của một cây xanh mà em mang đến lớp

Trả lời:

Học sinh tự quan sát theo hướng dẫn của Thầy/Cô giáo.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 5 trang 18:

Quan sát kính hiển vi và H. 5. 3 để nhận biết các bộ phận của kính.

+ Gọi tên, nêu chức năng của từng bộ phận kính hiển vi.

+ Bộ phận nào của kính hiển vi là quan trọng nhất? Vì sao?

Trả lời:

+ Thị kính: nơi đặt mắt để quan sát vật với độ phóng đại x10

Đĩa quay gắn các vật kính: đổi vị trí của các vật kính với các độ phóng đại khác nhau.

Vật kính: kính gần vật để quan sát với các độ phóng đại x10, x40, x100…

Bàn kính: đặt mẫu vật

Gương phản chiếu ánh sáng: hứng ánh sáng hắt vào mẫu vật

Chân kính: đặt kính xuống bàn để nâng đỡ kính

Ốc nhỏ: điều chỉnh vật kính lên hay xuống để quan sát rõ vật (điều chỉnh cự li ngắn)

Ốc to: điều chỉnh vật kính lên hay xuống để quan sát rõ vật (điều chỉnh cự li dài)

+ Bộ phận quan trọng nhất của kính hiển vi là vật kính và thị kính. Vì đó là bộ phận trực tiếp tham gia vào việc phóng đại mẫu vật.

Giải bài tập SGK Sinh học 6 Bài 5

Câu 1 (trang 19 SGK Sinh học 6):

Chỉ trên kính (hoặc tranh vẽ) các bộ phận của kính hiển vi và nêu chức năng của từng bộ phận.

Trả lời:

- Thị kính: nơi đặt mắt để quan sát vật với độ phóng đại x10

- Đĩa quay gắn các vật kính: đổi vị trí của các vật kính với các độ phóng đại khác nhau.

- Vật kính: kính gần vật để quan sát với các độ phóng đại x10, x40, x100…

- Bàn kính: đặt mẫu vật

- Gương phản chiếu ánh sáng: hứng ánh sáng hắt vào mẫu vật (kính hiển vi hiện nay có thể được gắn nguồn sáng từ bóng đèn ở vị trí tương tự gương phản chiếu ánh sáng).

- Chân kính: đặt kính xuống bàn để nâng đỡ kính

- Ốc nhỏ: điều chỉnh vật kính lên hay xuống để quan sát rõ vật (điều chỉnh cự li ngắn)

- Ốc to: điều chỉnh vật kính lên hay xuống để quan sát rõ vật (điều chỉnh cự li dài)

Câu 2 (trang 19 SGK Sinh học 6):

Trình bày các bước sử dụng kính hiển vi.

Trả lời:

Bước 1: Đặt kính hiển vi ở vị trí bằng phẳng, đặt tiêu bản lên bàn kính sao cho vật mẫu nằm đúng trung tâm, dùng kẹp để kẹp tiêu bản.

Bước 2: Bật nguồn sáng (nếu sử dụng gương phản chiếu ánh sáng thì hứng ánh sáng và điều chỉnh gương).

Bước 3: Đặt mắt ở thị kính, đồng thời dùng tay điều chỉnh ốc to vặn xuống sao cho vật kính gần sát tiêu bản thì dừng lại.

Bước 4: Vẫn đặt mắt ở thị kính, điều chỉnh bằng ốc nhỏ để sao cho quan sát vật được rõ nhất.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải bài tập SGK Sinh học lớp 6 Bài 5: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng file word, file pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.8
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com