Logo

Giải Lịch sử lớp 7 Bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII - phần 2

Giải Lịch sử lớp 7 Bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII - phần 2 có đáp án và lời giải hay, cách trả lời ngắn gọn, chi tiết, đầy đủ ý giúp học sinh nắm chắc kiến thức chương trình Lịch sử lớp 7
4.3
4 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải vở bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI – XVIII Phần 2 có lời giải chi tiết, dễ hiểu, đủ ý và cách trả lời ngắn gọn được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập tốt môn Lịch sử 7

Trả lời câu hỏi SGK Bài 23 - Phần 2 Lịch sử 7 trang 113, 114, 115

Câu hỏi trang 113 SGK Lịch Sử 7:

Câu ca dao sau nói lên điều gì ? Em hãy kể thêm vài câu ca dao có nội dung tương tự.

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng"

Trả lời:

- Câu ca dao nói lên tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái trong thôn xóm, làng bản, cộng đồng người Việt có chung một cội nguồn "con Rồng, cháu Tiên". Đó là tình cảm, là tinh thần yêu quê hương, đất nước. Tình yêu quê hương, đất nước và con người đã là truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay của người Việt Nam.

- Câu ca dao có nội dung tương tự là:

"Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn."

Câu hỏi trang 114 SGK Lịch Sử 7: 

Ở thế kỉ XVI – XVII, nước ta có những tôn giáo nào ?

Trả lời:

Ở thế kỉ XVI – XVII, nước ta có những tôn giáo là: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Thiên Chúa giáo.

Câu hỏi trang 114 SGK Lịch Sử 7:

Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào ?

Trả lời:

- Cho đến thế kỉ XVII, tiếng Việt ngày càng phong phú.

- Một số giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa. Họ dùng chữ cái La – tinh để ghi âm tiếng Việt.

 → Chữ Quốc ngữ ra đời

Câu hỏi trang 114 SGK Lịch Sử 7:

Vì sao chữ cái La - tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay ?

Trả lời:

- Chữ cái La –tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến nay vì đây là loại chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến và là công cụ thông tin rất thuận tiện.

- Chữ quốc ngữ có vai trò quan trọng góp phần đắc lực vào việc truyền bá khoa học, phát triển văn hóa trong các thế kỉ sau, đặc biệt trong văn học viết.

Câu hỏi trang 114 SGK Lịch Sử 7:

Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều đã có ý nghĩa như thế nào đối với tiếng nói và văn hóa dân tộc.

Trả lời:

- Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều đã có tác dụng làm cho tiếng Việt thêm trong sáng, gọn gàng, văn hóa dân tộc thêm phong phú.

- Khẳng định người Việt có ngôn ngữ riêng của mình, thể hiện ý thức tự lập, tự cường của dân tộc.

Câu hỏi trang 115 SGK Lịch Sử 7:

Em biết thêm gì về Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Trả lời:

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) quê ở huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng), đỗ Trạng Nguyên, làm quan triều Mạc rồi từ quan về dạy học, người đương thời quen gọi ông là Trạng Trình. Ông có tấm lòng cao thượng, muốn "lo trước những việc lo của thiên hạ".

Câu hỏi trang 115 SGK Lịch Sử 7:

Hãy kể tên một số công trình nghệ thuật dân gian mà em biết.

Trả lời:

- Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh).

Giải Lịch sử Bài 23 - Phần 2 lớp 7 SGK trang 116

Bài 1 (trang 116 SGK Lịch sử 7)

Em hãy lập bảng tóm tắt về tình hình kinh tế, văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVII – XVIII. Có những điểm gì mới ?

Lời giải:

- Những điểm mới là:

+ Xuất hiện Thiên Chúa giáo.

+ Chữ Quốc ngữ ra đời.

+ Nhiều loại hình dân gian ra đời và phát triển.

Bài 2 (trang 116 SGK Lịch sử 7):

Hãy trình bày sự phát triển phong phú và đa dạng của những loại hình nghệ thuật dân gian ở nước ta vào các thế kỉ XVII – XVIII.

Lời giải:

- Biểu diễn múa trên dây, múa đèn, các trò ảo thuật.

- Điêu khắc gỗ trong các đình, chùa.

- Nghệ thuật sân khấu đa dạng: tuồng, chèo, hát ả đào….

Bài 3 (trang 116 SGK Lịch sử 7):

Vì sao nghệ thuật dân gian thời kì này phát triển cao ?

Lời giải:

- Do ca nhạc, múa hát ngày càng trở thành hình thức sinh hoạt tinh thần không thể thiếu của quần chúng nhân dân sau những ngày lao động vất vả.

- Thời kì này đạo Phật và Đạo giáo được khôi phục và phát triển trở lại, tạo điều kiện cho phong cách dân gian trong nghệ thuật điêu khắc nở rộ, thể hiện ở phù điêu gỗ ở các chùa chiền…

- Sự phát triển phong phú của dòng văn học chữ Nôm, văn học dân gian phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả nhưng lạc quan của nhân dân, lên án xã hội đương thời và ca ngợi tình yêu thương con người.

► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải bài tập Lịch sử 7 Bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII - Phần 2 trang 113 - 116 SGK ngắn gọn, đầy đủ nhất, file pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
4.3
4 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com