Logo

Soạn bài Phong trào Tây Sơn SGK Lịch sử lớp 7 bài 25 chi tiết nhất

Vai trò của phong trào Tây Sơn góp phần rất quan trọng trong lịch sử phong kiến Việt Nam, thế kỷ XVIII - thời kỳ của chiến tranh nông dân với đỉnh cao. Qua bài học này các em sẽ được biết thêm phong trào và đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn
3.3
4 lượt đánh giá

Để học tốt Lịch Sử lớp 7, phần này giúp bạn trả lời các câu hỏi có trong bài cũng như củng cố thêm về kiến thức phong trào Tây Sơn trong sách giáo khoa Lịch Sử 7. Dưới đây là phần soạn bài Phong trào Tây Sơn mà chúng tôi đã tổng hợp và chọn lọc, mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo

Lý thuyết bài Phong trào Tây Sơn Lịch sử 7

1.1. Xã hội Đàng Trong nửa sau TK XVIII

a. Tình hình xã hội

- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu mục nát.

   + Số quan lại tăng quá mức nhất là quan thu thuế.

   + Quan lại, cường hào bóc lột nhân dân, ăn chơi xa sỉ.

   + Tập đoàn Trương Phúc Loan lũng đoạn triều đình, nắm mọi quyền hành, tham nhũng vô độ.

- Địa chủ, cường hào lấn chiếm ruộng đất, đời sống nông dân vô cùng cực khổ.

=> Các tầng lớp nhân dân bất bình với chính quyền họ Nguyễn → nhiều cuộc khởi nghĩa bùng nổ.

b. Cuộc khởi nghĩa chàng Lía

- Nổ ra ở Truông Mây (Bình Định).

- Chủ trương: “Lấy của giàu chia cho người nghèo”.

- Kết quả: khởi nghĩa bị dập tắt.

1.2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ

- Lãnh đạo: ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ- Căn cứ: ban đầu ở vùng Tây Sơn thượng đạo sau mở rộng xuống Tây Sơn hạ đạo (Kiên Mĩ).

- Chủ trương(Tính chất của phong trào Tây Sơn): lấy của người giàu chia cho người nghèo.

- Lực lượng : Nông dân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, thợ thủ công, thương nhân, hào mục các địa phương.

- Hoạt động: Trừng trị bọn quan tham, lấy của nhà giàu chia cho người nghèo, xóa nợ cho dân nghèo.

II- TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ NGUYỄN VÀ ĐÁNH TAN QUÂN XÂM LƯỢC XIÊM

1.1. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn

- Cuối năm 1773, quân Tây Sơn đã kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn.

- Tháng 9 – 1773, nghĩa quân hạ được thành Quy Nhơn, đến năm 1774 kiểm soát vùng đất từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận.

- Chúa Trịnh, phái quân đánh chiếm Phú Xuân, chúa Nguyên phải rút vào Gia Định.

- Quân Tây Sơn lâm vào thế bất lợi. Năm 1775, Nguyễn Nhạc phải tạm hòa hoãn với Họ Trịnh để dồn sức đánh họ Nguyễn.

- Từ 1776 – 1783, quân Tây Sơn bốn lần đánh vào Gia Định.

- Năm 1777, chính quyền họ Nguyễn bị lật đổ.

1.2. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (1785)

a. Nguyên nhân

- Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm.

b. Diễn biến

- Tháng 7 – 1784, quân Xiêm kéo vào Gia Định, đánh chiếm hết miền tây Gia Định.

- Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định, chọn Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến, bố trí trận địa mai phục.

- Rạng sáng ngày 19 – 1 – 1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục, thủy binh ta từ nhiều phía xông ra đánh thẳng vào đội hình quân địch.

c. Kết quả

- Quân Xiêm bị đánh tan, Nguyễn Ánh thoát chết, chạy sang Xiêm lưu vong.

d. Ý nghĩa

- Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.

- Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân và tài chỉ huy quân sự tuyệt vời của Nguyễn Huệ.

III. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ TRỊNH

1.1. Hạ thành Phú Xuân tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh

- Sau khi tiêu diệu quân Xiêm, nhiệm vụ của nghĩa quân Tây Sơn là tiêu diệt chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.

- Quân Trịnh đóng ở Phú Xuân, sách nhiễu nhân dân.

- Tháng 6 – 1786, nghĩa quân Tây Sơn hạ thành Phú Xuân, sau đó đưa quân ra Nam sông Gianh giải phóng toàn bộ Đàng Trong.

- Giữa năm 1786, Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long lật đổ chính quyền họ Trịnh, giao chính quyền ở Đàng Ngoài cho vua Lê.

=> Ý nghĩa:

- Lật đổ các tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn.

- Xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài.

- Đặt cơ sở cho việc thống nhất lãnh thổ.

1.2. Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản - Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà

- Nguyễn Hữu Chỉnh được Nguyễn Huệ giao nhiệm vụ trấn thủ vùng Nghệ An.

- Quân Tây Sơn rút tình hình Bắc Hà rối loạn, Nguyễn Hữu Chỉnh giúp vua Lê dẹp các cuộc nổi loạn của con cháu nhà Trịnh → Chỉnh muốn xây dựng lực lượng riêng → mưu phản.

- Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra trị tội Chỉnh nhưng sau khi diệt Chỉnh đến lượt Nhậm có mưu đồ riêng.

- Năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ 2 thu phục Bắc Hà.

- Từ 1786 – 1788, Tây Sơn ba lần tiến quân ra Bắc lật đổ các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh.

IV. TÂY SƠN ĐÁNH TAN QUÂN THANH

1.1. Quân Thanh xâm lược nước ta

a. Hoàn cảnh

- Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh, vua Thanh nhân cơ hội này xâm lược Đại Việt.

- Năm 1788, vua Thanh cử Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân tiến vào nước ta.

- Vào Thăng Long quân Thanh cướp bóc, bóc lột nhân dân tàn bạo, phong cho Lê Chiêu Thống làm An Nam quốc vương.

b. Sự chuẩn bị của quân Tây Sơn

- Lập phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn

1.2. Quang Trung đại phá quân Thanh

- Tháng 11 – 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, chỉ huy quân tiến ra Bắc, liên tục tuyển thêm quân.

- Vua Quang Trung chia quân làm 5 đạo tiến ra Bắc Hà, đạo chủ lực do Quang Trung chỉ hủy tiến thẳng vào Thăng Long.

* Diễn biến :

- Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt đông địch,

- Đêm mùng 3 tết, bao vây tiêu diệt đồn Hạ Hồi.

- Đêm mùng 5 tết, quân ta tấn công và hạ đồn Ngọc Hồi.

- Cùng lúc đạo quân của đô đốc Long tấn công, tiêu diệt đồn Đống Đa.

* Kết quả: Trong vòng 5 ngày đêm, quân ta quét sạch 29 vạn quân Thanh.

1.3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn

a. Nguyên nhân thắng lợi:

- Nhân dân ta có tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột.

- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

b. Ý nghĩa lịch sử: (Vai trò của phong trào Tây Sơn)

- Lật đổ các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh – Nguyễn.

- Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước.

- Đặt nền tảng thống nhất quốc gia.

- Đánh tan các cuộc chiến tranh xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập, lãnh thổ quốc gia.

Trả lời câu hỏi Lịch sử 7 bài 25: Phong trào Tây Sơn

Bài 1 (trang 125 sgk Lịch sử 7): Tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến ?

Lời giải:

    Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến bởi vì: đoạn sông từ Rạch Gầm đến Xoài Mút dài khoảng 6 km, rộng hơn 1km, có chỗ gàn 2 km. Hai bờ sông cây cối rậm rạp, giữa có cù lao Thới Sơn. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh, dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục để tiêu diệt địch.

Bài 2 (trang 125 sgk Lịch sử 7): Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày diễn biến trận Rạch Gầm – Xoài Mút.

Lời giải:

    - Tháng 1 - 1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định. Nguyễn Huệ đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành - Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.

    - Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19 - 1 - 1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thuỷ binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.

    - Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, chiến thuyền quân Xiêm tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên Sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Anh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.

Bài 3 (trang 125 sgk Lịch sử 7): Theo em, chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút có ý nghĩa quan trọng như thế nào ?

Lời giải:

    Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút là một trong những trận thủy chiến lớn và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.

CLICK NGAY vào nút tải về dưới đây để tải hướng dẫn soạn bài Phong trào Tây Sơn file word và pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi

Đánh giá bài viết
3.3
4 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com