Logo

Soạn Ngữ văn 6 VNEN Bài 11: Cụm danh từ (Ngắn gọn)

Soạn Ngữ văn 6 VNEN Bài 11: Cụm danh từ giếng hướng dẫn giải các bài tập, câu hỏi trong SGK chương trình mới. Hỗ trợ các em tiếp thu bài mới đạt hiệu quả nhất.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Bài 11: Cụm danh từ Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 VNEN được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Soạn Ngữ văn lớp 6 VNEN Bài ​​​​​​​11: Hoạt động khởi động

(trang 72, 73 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Đọc câu sau:

Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển.

Hãy cho biết:

(1) Các từ ngữ in đậm trong câu bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?

(2) Những từ ngữ được bổ sung ý nghĩa ấy thuộc từ loại nào?

(3) Nếu thiếu các từ in đậm, ý nghĩa của các từ được bổ sung ý nghĩa sẽ thay đổi như thế nào?

Trả lời:

(1) Những từ in đậm bổ nghĩa trong câu:

Từ in đậm Từ được bổ nghĩa xưa ngày hai vợ chồng ông lão đánh cá vợ chồng một túp lều nát trên bờ biển túp lều

Từ in đậm

Từ được bổ nghĩa

xưa

ngày

hai

vợ chồng

lão đánh cá ông

vợ chồng

một

túp lều

nát

túp lều

(2) Những từ ngữ được bổ sung ý nghĩa ấy thuộc từ loại:

- Số từ (một, hai)

- Tính từ (nát trên bờ biển, xưa)

- Danh từ (ông lão đánh cá)

(3) Các từ in đậm bổ sung nghĩa về số lượng - trạng thái - địa điểm. Nếu bỏ đi những từ in đậm, sự vật sự việc không được rõ nghĩa.

Soạn Văn lớp 6 VNEN Bài 11: Hoạt động hình thành kiến thức

Câu 1 (trang 72, 73 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Tìm hiểu về cụm danh từ

a (trang 73 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Đọc thông tin sau:

Khi danh từ đảm nhận một trách nghiệm ngữ pháp trong câu, trước hoặc sau danh từ thường có thêm một số từ ngữ phụ trạo thành một cụm danh từ. Nói cách khác cụm danh từ là một loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

Hãy ghi lại các cụm danh từ trong câu nêu ở Hoạt động khởi động.

Trả lời:

Cụm danh từ: Ngày xưa, hai vợ chồng, ông lão đánh cá, một túp lều nát trên biển

b (trang 73 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). So sánh cách nói sau đây và cho biết ý nghĩa của danh từ hay ý nghĩa của các cụm danh từ chi tiết đầy đủ hơn:

- túp lều / một túp lều.

- một túp lều nát / một túp lều nát.

- một túp lều nát / một túp lều nát trên bờ biển.

Trả lời:

So sánh: Các từ sau là mức độ tăng dần độ cụ thể cho danh từ/cụm danh từ

Túp lều (chung chung) → Một túp lều (số lượng cụ thể) → Một túp lều nát (thêm trạng thái “nát”) → Một túp lều nát trên bờ biển (cụ thể về số lượng, trạng thái, địa điểm).

=> Nghĩa của cụm danh từ đầy đủ hơn nghĩa của danh từ.

c (trang 73 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Tìm các cụm danh từ trong câu sau đây:

Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.

Trả lời:

Các cụm danh từ trong câu trên: Làng ấy, ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy, chín con, năm sau, cả làng

d (trang 73 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Phân tích các cụm danh từ đã tìm được trong ví dụ ở mục c, điền vào mô hình với cụm danh từ:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

M: ba

con trâu

đực

 

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

 

Làng

ấy

ba

thúng gạ

nếp

ba

con trâu

đực

ba

con trâu

ấy

chín

con

 

 

năm

sau

cả

làng

 

e (trang 73 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Cụm danh từ hoạt động trong câu như một danh từ (có thể làm chủ ngữ, phụ ngữ, khi làm vị ngữ thì phải có từ là đứng trước). Hãy đặt hai câu trong có có cụm danh từ làm chủ ngữ, một câu có cụm danh từ làm vị ngữ.

Trả lời:

- Câu có cụm danh từ làm chủ ngữ: Trời mưa rồi, cậu ấy muốn đi đâu vậy?

- Câu có cụm danh từ làm vị ngữ: Chúng tôi là một biệt đội siêu nhân hùng mạnh của lớp 6A1.

Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Tìm ý, lập dàn ý cho đề văn kể chuyện đời thường

a (trang 74 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Đọc các đề văn sau và trả lời câu hòi:

- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em.

- Kể về một người thân của em.

- Kể về người thầy/ cô giáo mà em nhớ mãi.

(1) Các đề văn trên yêu cầu người viết phải thực hiện những thao tác nào khi làm bài?

(2) Nội dung các đề bài yêu cầu đều liên quan đến lĩnh vực "đời thường". Theo em, "đời thường" nghĩa là gì?

(3) Khi làm bài cho các đề văn trên, người viết có được tưởng tượng, hư cấu hay không? Vì sao?

Trả lời:

(1) Các đề văn trên yêu cầu người viết phải tìm hiểu đề, lập dàn ý, chọn ngôi kể phù hợp.

(2) "đời thường" thuộc về cuộc sống hằng ngày, là điều bình thường, quen thuộc.

(3) Khi các đề trên, người viết không nên tưởng tượng, hư cấu vì kể chuyện đời thường là kể những câu chuyện hằng ngày từng trải qua, những câu chuyện đòi hỏi sự chân thực cuộc sống, nhân vật và sự việc có thật, không nên bịa đặt, thêm thắt tuỳ ý.

b (trang 74 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Tự đặt hai đề văn kể chuyện đời thường.

Trả lời:

Tự đặt đề văn kể chuyện đời thường:

- Kể về một món quà đáng nhớ trong đời.

- Kể về một ngày của mẹ em.

c (trang 74 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Tìm hiểu ý và lập dàn ý cho một đề ở mục a.

Trả lời:

Lập dàn ý cho đề: Kể về một người thân của em.

Mở bài: Giới thiệu chung về gia đình em (có bao nhiêu người, người mà em yêu quý nhất – bà nội)

Thân bài: Kể về bà qua các hành động và lời nói:

- Miêu tả chung về ngoại hình, dáng vẻ của bà: tuổi tác, trang phục thường ngày, gương mặt, mái tóc, hình dáng…

- Tính nết: sở thích của bà là gì? tính tình siêng năng, giản dị, giàu tình thương, bà hay kể chuyện cho các cháu.

Kết bài: Em rất yêu quý bà, em và mọi người trong gia đình đều kính phục bà.

Soạn VNEN Văn 6 Bài 11: Hoạt động luyện tập

Câu 1. a (trang 74 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Tìm các cụm danh từ trong những câu sau:

- Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

- (….) Gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại

- Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ.

Trả lời:,

Các cụm danh từ trong câu:

- Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

- (….) Gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại.

- Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ.

b (trang 74 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Viết một đoạn văn khoảng 5-7 dòng kể về một người thân của em, trong đó sử dụng ít nhất 2 cụm danh từ. Gạch dưới các cụm danh từ ấy.

Trả lời:

      Bà nội của em là một người hiền hậu. Bà thường hay kể các cháu nghe về các câu chuyện cổ tích thú vị. Bà em cũng đã lớn tuổi, Tết năm nay bà thượng thọ 80, người ta nói người già thường hay quên nhưng em không nghĩ điều đó là đúng với bà em. Bà rất tỉnh táo và thậm chí nhớ rất lâu. Bà thường hay nói chuyện thời còn trẻ, khi bố em còn tập đứng tập đi, bà kể về những kỷ niệm về cuộc sống thời bao cấp và những điều đã qua. Bà rất thương các cháu. Em rất yêu quý bà.

Câu 2 (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN).

a (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Xem lại bài làm văn kể chuyện gần đây nhất của em. Đối chiếu bài viết ấy với các yêu cầu.

b (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Cho đề bài sau: kể một câu chuyện của lớp em với chủ đề về tinh thần đoàn kết, hợp tác, chia sẻ.

(1) (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Tìm ý và lập dàn ý cho đề bài trên.

Trả lời:

Dàn ý:

Mở bài: Nói về sức mạnh của tinh thần đoàn kết, hợp tác, chia sẻ. Từ đó dẫn vào câu chuyện: Lớp em thể hiện tinh thần đoàn kết trong hội thao của trường.

Thân bài:

- Trường tổ chức một hội thể thao nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Lớp em đăng ký tham gia với các trò chơi kéo co, chạy ngắn.

- Kể chung về hội thao ở trường được diễn ra như thế nào, tổ chức ra sao…

- Phần thi kéo co là phần thi yêu cầu tinh thần đoàn kết cao, lớp em có 8 bạn tham gia và giành chiến thắng.

- Chiến thắng phần thi kéo co là nhờ vào tinh thần đoàn kết cao của cả lớp: Các bạn tham gia đội kéo được chăm sóc thể lực, tinh thần bằng đồ ăn, nước uống và đặc biệ sự cổ vũ nồng nhiệt của cả lớp, tinh thần đoàn kết cao hừng hực…

Kết bài: Sức mạnh đoàn kết giúp cả lớp gắn bó vượt qua những khó khăn.

(2) (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Chọn một ý trong phần thân bài, viết thành một đoạn văn tự sự, trong đó có sử dụng ít nhất 3 cụm danh từ, gạch chân 3 cụm danh từ ấy.

Trả lời:

      Mấy cậu bạn đang chuẩn bị ra sân. Đội cổ vũ chúng tôi đứng san sát nhau, hô hào nhiệt tình, không khí thi đấu hết sức sôi động. Trận kéo co bắt đầu, bỗng, Minh đứng cuối đội kéo co có dấu hiệu khác lạ, cậu nhăn mặt lại, tay ôm bụng. Ly – lớp trưởng lớp em hét lên tất cả dừng lại, cậu chạy đến bên Minh, bối rối tìm kiếm những ánh mắt giúp đỡ xung quanh. Bấy giờ thầy giáo nhận ra sự việc và chạy đến, mọi người vội vã đưa Minh đến phòng y tế. Cậu bị đau bụng vì ăn phải chiếc bánh mì hết hạn. Ai cũng thương và mong cậu mau khỏe.

      Một lúc sau, đội lớp em nhập trận kéo co, thật tiếc là thiếu Minh. Nhưng mọi khó khăn không thành vấn đề vì chúng em đã quyết lấy giải thưởng, không phụ sự kỳ vọng của Minh. Trận đấu diễn ra, tiếng hô hào reo vang, các bạn trong lớp ai cũng mang một nỗi niềm mong ngóng, hy vọng cho Minh sớm khỏe và lớp giành chiến thắng.

Soạn VNEN Ngữ văn 6 Bài 11: Hoạt động vận dụng

Câu 1 (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) giới thiệu về ngôi trường mà em đang theo học. Trong đoạn văn đó có sử dụng danh từ riêng.

Trả lời:

      Em học lớp 6 ở trường Trung học Cơ sở Phùng Xá - một trường tỉnh lẻ ở ngoại thành Hà Nội. Trước khi vào trường, em được các anh chị giới thiệu rằng đây là một ngôi trường đáng học, một ngôi trường có thầy cô giáo tâm huyết, cơ sở vật chất phù hợp. Đến khi vào trường, em nhận ra rằng trường em thật đẹp biết bao. Đúng như các anh chị khóa trước nói, các thầy cô em học ở trường thật sự rất thương học sinh, nhiệt tình và tâm huyết với nghề. Em cũng được tiếp xúc, kết bạn với những người bạn tốt bụng. Trong sân trường em có một cây xà cừ rất to. Tán lá của nó rợp bóng sân trường, đó là nơi lớp em thường học tiết thể dục ngoài trời. Vì thích cây xà cừ ấy mà em trở nên thích môn thể dục. Trường em đẹp lắm, thầy cô vui, bạn bè vui, em rất yêu trường em.

Câu 2 (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Kể cho người thân nghe một câu chuyện, trong đó nêu lên sự việc làm thay đổi suy nghĩ nhận thức của em về một người bạn. Cần sử dụng các cụm danh từ khi nói.

Trả lời:

       Buổi học hôm nay của con đặc biệt lắm mẹ à. Lớp con có bạn mới chuyển đến, đó là một bạn nữ kỳ lạ. Các bạn trong lớp tò mò vì có bạn mới chuyển đến nên ra bắt chuyện nhưng cậu ấy cứ ngồi một chỗ với những tờ giấy và 1 cuốn sách gì mà con không nhìn rõ. Ở sân trường con thấy cậu ấy đi nhặt những chiếc lá rụng dưới sân trường, rồi còn thường xuyên bỗng dưng biến mất trong giờ ra chơi, thật kỳ quái làm sao. Lúc tan học, con cố tình đi theo bạn ấy, con muốn bắt chuyện và tìm hiểu bạn mới nhưng bạn ấy cứ trốn bảo là cậu ấy đi về đường khác. Con đã nghe mẹ bạn ấy nói chuyện với cô giáo, con biết nhà cậu ấy ở đường Lê Lợi cũng gần nhà mình, thế nên con đã nghĩ cậu ấy thật kiêu căng.

Nhưng con thấy cậu ấy đi đường khác thật. Con tò mò lắm, đi theo và mẹ biết con thấy gì không? Một chú mèo nhỏ tí hon nấp dưới bụi lá, khoảng đất trống sau trường. Chỗ lá đó hẳn là những túm lá cậu ấy nhặt trên sân trường giờ ra chơi. Bấy giờ con mới nhận ra, cậu ấy không hề kiêu căng như con đã nghĩ, chỉ là sợ người khác biết được nơi mèo hoang rồi làm hại con mèo như các chuyện dạo gần đây con nghe kể. Cậu ấy thật là một cô gái có tình thương phải không me!

Câu 3* (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Viết một bài văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em với một người thân trong gia đình. Gạch dưới những cụm danh từ được sử dụng trong bài.

Trả lời:

      Nếu có ai hỏi rằng người tôi yêu quý nhất trong nhà là ai? Hẳn tôi rất khó trả lời, vì trong gia đình ai cũng yêu tôi, tôi cũng yêu tất cả mọi người trong nhà. Bố mẹ tuy thường tất bật với công việc nhưng lúc nào cũng quan tâm hỏi han việc học tập, việc ăn uống, thể thao của tôi. Tôi có một đứa em trai. Nó chỉ kém 2 tuổi nhưng lúc nào cũng là thành phần trêu chọc và có lúc bảo vệ tôi.

      Một lần tôi và em trai trốn bố mẹ đi thả diều, ban đầu trời chỉ có gió, nhưng sau đó trời nổi dông dữ dội. Giữa cơn dông gió và bụi, lại ở giữa đồng, những đứa trẻ khác đã về từ sớm, chỉ có hai chị em tôi mải chơi vẫn ở lại thả diều. Không có ai để bấu víu tìm kiếm sự giúp đỡ, em trai tôi nhìn thấy một ngôi nhà hoang, vào đó trú mưa. Biết tôi sợ sấm, thằng bé tỏ vẻ chững chạc hơn hẳn tuổi, nó nói: “Chị đừng sợ, em không sợ sấm. Chỉ cần chị gọi em là anh trai em sẽ bảo vệ chị”.

      Tôi nhận ra sự trớ trêu của mình, thằng nhóc này thích đùa mình lắm. Nhưng cũng sợ, tôi ngồi một góc không nói gì. Giữa đồng, trời mưa, sấm đùng.

- A! Có rắn, có rắn….

Tôi hoảng hốt kêu lên thất thanh. Thằng em tôi nghe vậy cuống lên đập con rắn bằng chiếc dép cùn. Con rắn bò biến đi đâu mất, để lại trong tôi nỗi sợ hãi tột cùng. Thằng bé lại cởi chiếc sơ mi mỏng của nó ra cho tôi ôm, vì vốn dĩ tôi không mặc vừa được áo của nó nên chỉ có thể ôm. Bỗng nhiên tôi thấy một chút xúc động với thằng em trai này quá.

      Mưa cũng ngớt, có người đi làm đồng về, thằng bé nhanh nhảu gọi bác vào xin ngồi nhờ xe bò về, nó để tôi ngồi trước ở chỗ ngồi gọn. Thế là chúng tôi được chở về. Tất nhiên cũng ướt tý xíu và phải nghe bố mẹ mắng. Nhưng sau hôm đấy tôi thấy mến thằng em tôi quá, mặc dù nó vẫn thường trêu chọc tôi.

Soạn Văn VNEN 6 Bài 11: Hoạt động tìm tòi mở rộng

Đọc thêm: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Ngữ văn lớp 6 sách VNEN Bài 11: Cụm danh từ file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com