Logo

Soạn Ngữ văn 6 VNEN Bài 3: Sơn Tinh Thủy Tinh

Soạn Ngữ văn 6 VNEN Bài 3: Sơn Tinh Thủy Tinh hướng dẫn giải các bài tập, câu hỏi trong SGK chương trình mới. Hỗ trợ các em tiếp thu bài mới đạt hiệu quả nhất.
5.0
2 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Bài 3: Sơn Tinh Thủy Tinh Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 VNEN được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Soạn Ngữ văn lớp 6 VNEN Bài 3: Hoạt động khởi động

a (trang 16 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Ở Tiểu học, các em đã được học một truyện có nội dung giải thích các hiện tượng lũ lụt xảy ra hằng năm. Hãy nhớ lại truyện đó và cho biết: Tên truyện đó là gì? Tên của các nhân vật trong chính trong câu chuyện.

Trả lời:

- Ở Tiểu học chúng em đã được học truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm.

- Các nhân vật trong truyện có Sơn Tinh, Thủy Tinh, vua Hùng, công chúa Mị Nương…

b (trang 16 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh hiện tượng nào của tự nhiên? Hãy nói về ước mơ của nhân dân lao động thời xưa (tác giả dân gian) thể hiện trong câu chuyện.

Trả lời:

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh hiện tượng bão lũ hàng năm của tự nhiên. Tác giả dân gian đã thể hiện ước mơ có sức mạnh thần kì, vô địch để đẩy lùi và chế ngự thiên tai.

Soạn Văn lớp 6 VNEN Bài 3: Hoạt động hình thành kiến thức

Câu 1 (trang 16, 17, 18 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Đọc văn bản sau: SƠN TINH, THỦY TINH

Câu 2 (trang 18 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Tìm hiểu văn bản.

a (trang 18 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm mấy phần? Nêu ý chính của mỗi phần.

Trả lời:

Truyện gồm 4 phần:

- Từ “Hùng Vương thứ mười tám” đến “thật xứng đáng”: Giới thiệu vua Hùng và việc kén chồng cho công chúa Mị Nương.

- Từ “Một hôm có hai chàng trai” đến “rước Mị Nương về núi”: Cuộc kén rể và chiến thắng thuộc về Sơn Tinh.

- Từ “Thủy Tinh đến sau” đến “đành rút quân”: Cuộc giao tranh dữ dội và quyết liệt của hai thần, cuối cùng Thủy Tinh phải rút quân về.

- Từ “Từ đó” đến “đành rút quân về”: Chuyện lũ lụt thiên tai hằng năm về sau.

b (trang 18 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Tìm các từ ngữ miêu tả tài năng của các nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh.

Trả lời:

- Sơn Tinh:

    + Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi

    + Vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.

    + Chúa vùng non cao

- Thủy Tinh:

    + Chúa vùng nước thẳm

    + Gọi gió, gió đến

    + Hô mưa, mưa về

c (trang 18 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Hãy miêu tả ngắn gọn cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.

Trả lời:

Thủy Tinh dùng phép, hô mưa gọi gió dâng nước sông lên cuồn cuộn. Sơn Tinh không nao núng, dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, đắp thành dựng lũy. Cuối cùng Thủy Tinh đuối sức chịu thua.

d (trang 18 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Trong truyện có những yếu tố kì ảo nào? Nêu tác dụng của các yếu tố kì ảo đó?

Trả lời:

Các yếu tố kì ảo trong truyện và tác dụng:

- Sính lễ: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao

- Phép dời núi, dựng thành, dựng núi… của Sơn Tinh

- Phép hô mưa gọi gió, dâng nước… của Thủy Tinh.

→ Tác dụng: nâng tầm sức mạnh của hai vị thần, giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm.

e (trang 24 Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Theo em, nhân dân lao động (tác giả dân gian) đã thể hiện thái độ ủng hộ đối với nhân vật Sơn Tinh hay Thủy Tinh? Tại sao?

Trả lời:

Nhân dân lao động thể hiện thái độ ủng hộ với nhân vật Sơn Tinh vì Sơn Tinh đã bảo vệ cuộc sống của nhân dân khỏi thiên tai, đại diện cho tinh thần nhân dân ta thời kỳ chống thiên tai lũ lụt.

g (trang 24, 25 Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Thảo luận về ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh theo gợi ý:

- Truyện phản ánh hiện thực gì?

- Truyện thể hiện nguyện vọng gì của nhân dân lao động thời xưa?

Trả lời:

- Truyện phản ánh hiện tượng lũ lụt hàng năm trên nước ta.

- Truyện thể hiện ước mơ có sức mạnh thần kì, vô địch để đẩy lùi và chế ngự thiên tai.

Câu 3 (trang 18, 19 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Tìm hiểu sự việc, nhân vật trong văn tự sự.

a (trang 18 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có các sự việc sau:

(1) Vua Hùng kén rể

(2) Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn

(3) Vua Hùng phán đồ sính lễ.

(4) Sơn Tinh đến trước, rước Mị Nương về.

(5) Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị Nương đùng đùng tức giận đánh Sơn Tinh

(6) Hai bên giao chiến dữ dội, kéo dài hàng tháng trời.

(7) Cuối cùng Thủy Tinh thua, đành rút quân về

Hãy xác định sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào, sự việc kết thúc trong câu truyện bằng cách ghi số thứ tự đứng trước những sự việc trên vào ô trống ở cột bên phải(theo mẫu):

Sự việc khởi đầu

(1)

Sự việc phát triển

 

Sự việc cao trào

 

Sự việc kết thúc

 

Trả lời:

Sự việc khởi đầu

(1)

Sự việc phát triển

(2)(3)(4)

Sự việc cao trào

(5)(6)

Sự việc kết thúc

(7)

b (trang 19 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Sự việc trong văn bản tự sự cần có 6 yếu tố: 1) Chủ thể (Ai làm việc này?); 2) Thời gian (Bao giờ); 3) Địa điểm (Ở đâu?); 4) Nguyên nhân; 5) Diễn biến; 6) Kết quả. Hãy tìm 6 yếu tố đó trong một sự việc của Sơn Tinh, Thủy Tinh (chẳng hạn, sự việc số 5: Thủy Tinh đến sau, không lấy được Mị Nương nên tức giận đánh Sơn Tinh)

Trả lời:

6 yếu tố của văn bản tự sự trong cuộc tranh đấu giữa Sơn Tinh – Thủy Tinh:

1) Chủ thể: Sơn Tinh, Thủy Tinh

2) Thời gian: Đời Hùng Vương thứ 18

3) Địa điểm: thành Phong Châu

4) Nguyên nhân: Do Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận dâng nước đánh.

5) Diễn biến: Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió bão lụt đáng Sơn Tinh.

6) Kết quả: Thủy Tinh thất bại.

c (trang 19 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Các sự việc và chi tiết trong truyện bao giờ cũng phục vụ cho việc bộc lộ một chủ đề thống nhất. Hãy chứng minh điều đó qua truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.

Trả lời:

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có các sự việc và chi tiết đều hướng về thể hiện chủ đề: sự đấu tranh mãnh liệt của nhân dân ta với thiên tai. Các sự việc, chi tiết ấy là:

- Sự thiên vị của vua Hùng khi chọn sính lễ là các món dễ tìm được trên mặt đất hơn dưới nước.

    + Cuộc đấu tranh mãnh liệt của hai vị thần.

    + Kết quả thần Núi đã chiến thắng.

d (trang 19 Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Kể tên các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, hãy cho biết: Nhân vật chính là ai? Nhân vật phụ là ai? Theo em, nhân vật chính khác với nhân vật phụ như thế nào? Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào (được gọi tên, đặt tên, được giới thiệu lí lịch, tính tình, tài năng; được miêu tả chân dung, y phục, trang bị, dáng điệu,…; được kể lại hành động, hoạt động, lời nói…)? Hãy đối chiếu những điều trên với nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.

Trả lời:

- Nhân vật chính: Sơn Tinh, Thủy Tinh

- Nhân vật phụ: Mị Nương, vua Hùng

- Sự khác biệt nhân vật chính và nhân vật phụ: nhân vật chính đóng vai trò chủ đạo, xuất hiện nhiều, đóng vai trò quan trọng trong tác phẩm. Nhân vật phụ xuất hiện ít hơn thậm chí chỉ thấp thoáng trong tác phẩm, có ý nghĩa làm nổi bật nhân vật chính.

- Nhân vật trong văn tự sự được kể từ tên gọi, lí lịch, tính tình, tài năng, chân dung, y phục, hành động, lời nói…

Tên gọi Sơn Tinh Thủy Tinh Mị Nương Lí lịch ở vùng núi Tản Viên người miền biển Con gái vua Hùng Tài năng khuấy động cồn bãi, hô biến núi đồi gọi gió gió đến, hô mưa mưa về Vẻ ngoài người đẹp như hoa Tính tình tính nết hiền dịu Hành động đem lễ vật đến trước, chiến thắng Thủy Tinh nổi giận đùng đùng, hô mưa gọi gió làm dông bão

Tên gọi

Sơn Tinh

Thủy Tinh

Mị Nương

Lí lịch

ở vùng núi Tản Viên

người miền biển

Con gái vua Hùng

Tài năng

khuấy động cồn bãi, hô biến núi đồi

gọi gió gió đến, hô mưa mưa về

 

Vẻ ngoài

 

 

người đẹp như hoa

Tính tình

 

 

tính nết hiền dịu

Hành động

đem lễ vật đến trước, chiến thắng Thủy Tinh

nổi giận đùng đùng, hô mưa gọi gió làm dông bão

 

Câu 4 (trang 19 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Tìm hiểu về nghĩa của từ.

a (trang 19 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Dựa vào phần Chú thích trong bài đọc Sơn Tinh, Thủy Tinh, điền vào cột nội dung tương ứng với hình thức của các từ theo bảng:

Hình thức

Nội dung

Cầu hôn

M: Xin được lấy làm vợ

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời:

Hình thức

Nội dung

Cầu hôn

M: Xin được lấy làm vợ

Phán

Truyền bảo

Sinh lễ

Lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới

Nao núng

Không vững lòng tin

Tâu

Thưa trình với người bề trên

b (trang 19 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng: Thế nào là nghĩa của từ?

- Nghĩa của từ là thành phần hình thức của từ

- Nghĩa của từ là thánh phần nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,...) mà từ biểu thị

Trả lời:

Câu trả lời đúng là câu thứ hai: “Nghĩa của từ là thánh phần nội dung …”

c (trang 19, 20 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Dựa vào bảng vừa hoàn thành ở mục a, đánh dấu X vào ô phù hợp để cho biết việc giải nghĩa các từ dưới đây được tiến hành theo cách nào (theo mẫu):

Từ

Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích

Cầu hôn

M: X

 

Phán

 

 

Sinh lễ

 

 

Nao núng

 

 

Tâu

 

 

Trả lời:

Từ

Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích

Cầu hôn

M: X

 

Phán

 

X

Sinh lễ

X

 

Nao núng

 

X

Tâu

 

X

Soạn VNEN Văn 6 Bài 3: Hoạt động luyện tập

Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Thi kể diễn cảm truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh tại lớp.

Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Em làm từ điển.

Nhiệm vụ: Vận dụng một trong hai cách giải nghĩa từ vừa học để giải thích ý nghĩa các từ dưới đây, sau đó sắp xếp theo thứ tự ABC:

- Tài năng:.......................................

- Nổi giận: .......................................

- Xứng đáng:.......................................

- Băn khoăn:.......................................

Trả lời:

- Tài năng: năng lực tự có hoặc do tập luyện, người có tài

- Nổi giận: bực tức và nổi nóng

- Xứng đáng: phù hợp, đủ tư cách, năng lực, phẩm chất,.. được hưởng.

- Băn khoăn: có điều nghĩ ngợi, cân nhắc

Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Cho chủ đề sau: "Vua Hùng kén rể"

Em hãy phác thảo những ý chính cho bài văn kể chuyện theo chủ đề trên, sau đó cho biết: Trong câu chuyện có những sự việc gì? Nhân vật chính là ai? Nhân vật phụ là ai?

Trả lời:

- Các ý chính cho bài văn kể chuyện “Vua Hùng kén rể”:

    + Hùng Vương thứ mười tám tổ chức cuộc thi kén rể cho con gái Mị Nương.

    + Hai chàng trai tài giỏi đến cầu hôn khiến vua băn khoăn: Sơn Tinh (thần Núi) và Thủy Tinh (thần Nước).

    + Vua Hùng đưa ra yêu cầu sính lễ: hôm sau ai đem sính lễ có voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao đến trước thì được rước Mị Nương về.

    + Hôm sau Sơn Tinh mang sính lễ đến trước và rước Mị Nương về.

    + Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ, nổi giận dâng nước đánh Sơn Tinh.

    + Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh đành rút quân. Giữ mối thù, hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước gây lũ lụt đánh Sơn Tinh.

- Các sự việc trong câu chuyện:

    + Vua Hùng yêu cầu sính lễ trong cuộc thi kén rể

    + Sơn Tinh đã mang sính lễ đến trước và rước Mị Nương về.

    + Thủy Tinh đến sau nổi giận dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng thua trận. Hằng năm đều dâng nước gây lũ lụt trả thù.

- Nhân vật chính: Sơn Tinh, Thủy Tinh

- Nhân vật phụ: vua Hùng, Mị Nương

Soạn VNEN Ngữ văn 6 Bài 3: Hoạt động vận dụng

Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Tìm và ghi vào sổ tay 5 – 6 từ mà em gặp trong thực tế giao tiếp hằng ngày. Giải nghĩa các từ đó bằng hai cách vừa học.

Trả lời:

Từ

Giải nghĩa cách 1 (khái niệm và từ biểu thị)

Giải nghĩa cách 2 (từ đồng nghĩa, trái nghĩa)

Quy tắc

những điều quy định đòi hỏi phải tuân theo

Đồng nghĩa: luật lệ, phép tắc

Hạnh phúc

trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng

trái nghĩa: bất hạnh, đau khổ
đồng nghĩa: sung sướng, mãn nguyện

Hân hoan

vui mừng, biểu lộ rõ trên nét mặt, cử chỉ

đồng nghĩa: hoan hỉ

Bình đẳng

ngang hàng nhau

đồng nghĩa: đồng đều

Nỗ lực

đem hết công sức ra để làm việc gì

cố gắng, phấn đấu

Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Dựa vào đặc trưng cơ bản của truyền thuyết (bài 1), hãy giải thích vì sao truyện Sơn Tinh Thủy Tinh được gọi là truyền thuyết.

Trả lời:

Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh được gọi là truyền thuyết vì:

- Kể về nhân vật và sự kiện lịch sử (vua Hùng, thời đại Hùng Vương)

- Có yếu tố hoang đường, kì ảo gắn liền với sự kiện lịch sử và giải thích hiện tượng tự nhiên.

Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Hoàn thành bài viết kể chuyện theo chủ đề: “Vua Hùng kén rể”

Trả lời:

Hùng Vương thứ mười tám tổ chức cuộc thi kén rể cho con gái Mị Nương – người con gái xinh đẹp hiền dịu được vua cha yêu quý. Có hai chàng trai tài giỏi đến cầu hôn làm vua băn khoăn: một là chàng Sơn Tinh (thần Núi) có tài dời non, người kia là Thủy Tinh (thần Nước) có tài hô mưa gọi gió. Vua Hùng bèn họp Lạc hầu và quyết định đưa ra yêu cầu sính lễ. Ngày hôm sau ai mang sính lễ đến trước sẽ rước công chúa về: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Hôm sau Sơn Tinh mang sính lễ đến trước và rước Mị Nương về. Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ, nổi giận dâng nước đánh Sơn Tinh. Trận chiến diễn ra ác liệt, cuối cùng Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh đành rút quân. Giữ mối thù, hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước gây lũ lụt đánh Sơn Tinh.

Câu 4* (trang 20 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Viết đoạn văn (10 – 15 dòng) nêu nhận xét của em về nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh.

Trả lời:

Cả hai nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh đều để lại trong em nhiều ấn tượng, đặc biệt về sức mạnh thiên nhiên, sức mạnh con người và tinh thần chiến đấu đầy dũng cảm, bền bỉ. Thủy Tinh có tài hô mưa gọi gió, tài chẳng kém nhưng có phần nóng tính và không biết chấp nhận thua cuộc. Còn Sơn Tinh – vị thần dời núi dời đồi – cũng là một hình ảnh thật đẹp thể hiện ước mong ngăn lũ của nhân dân ta từ thuở xưa.

Soạn Văn VNEN 6 Bài 3: Hoạt động tìm tòi mở rộng

Câu 1 (trang 21 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Tìm thêm ba câu chuyện về thần núi, thần sông, thần biển. Ghi lại vắn tắt nội dung của ba câu chuyện đó.

Trả lời:

Thần biển Poseidon – Vị thần biển cả (trong thần thoại Hy Lạp)

Poseidon là con của Titan Cronus và Rhea. Khi vừa ra đời, ông đã bị cha là Cronus nuốt vào bụng. Khi thời kì thống trị của các Titans bị sụp đổ, Poseidon trở thành chúa tể biển cả. Ông cùng với em trai là Zeus và anh trai Hades là ba vị thần hùng mạnh nhất trên đỉnh Olympus. Poseidon là vị thần hộ vệ cho nhiều thành phố của Hy lạp, thủ phủ của ông là lục địa bí ẩn Atlantis. Poseidon nắm quyền cai quản mọi vùng biển trên trái đất với vũ khí là chiếc đinh ba đáng sợ, thần Poseidon chỉ cần khua nhẹ tay trong nước là sóng biển nổi lên ầm ầm.

Thần sông Kỳ Cùng

Vùng sông Tranh có hai vợ chồng tuổi già chưa có con. Một hôm, khi ra đồng phát ruộng, người chồng nhặt được hai quả trứng to bằng tay. Bà vợ giữ lại, sau mấy ngày trứng nở thành 1 cặp rắn nhỏ trên đầu có mào đỏ rất xinh. Hai con rắn rất khôn, quấn người. Người chồng ra vườn cuốc đất, cặp rắn bò theo kiếm ăn trong đất, vô tình chiếc cuốc bổ đứt đuôi 1 con rắn. Cặp rắn bò đi bắt gà con nhà hàng xóm, hai vợ chồng thả cặp rắn xuống sông.

Cặp rắn vừa xuống nước, lập tức sóng gió nổi lên, các loài thủy tộc hội tụ bơi lượn. Từ đó hai con rắn làm oai làm phúc suốt cả 1 khúc sông rộng. Người ta lập đền thờ chúng bên sông, gọi chúng là Đức ông tuần Tranh, cũng gọi là ông Dài, ông Cộc.

Một hôm hai vợ chồng nọ đi thuyền qua đấy đỗ lại, người vợ là Dương thị làm cho ông Cộc mê mẩn, cướp Dương thị về. Anh chồng tìm cách trả thù nhờ được 1 thầy bói – vốn là Bạch Long hầu có phận sự làm mưa vùng đó giúp anh trả thù.

Ông Cộc bị kiện, bị vạch tội trước tòa án. Dương thị được đưa về với chồng, ông Cộc bị đi đày đến chốn kỳ cùng. Ở khúc sông này từ lâu có con thuồng luồng trấn giữ, ông Cộc tới gây ra cuộc giao tranh lớn. Đưa đến tòa án vua Thủy, hai bên phải chia đôi khu vực. Thần thuồng luồng chưa hết giận, thỉnh thoảng lại gây sự đánh nhau với ông Cộc. Vua Thủy nổi giận, bắt thuồng luồng, từ đấy ông Cộc cai quản cả hai khu vực sông Kỳ Cùng.

Thần Pontus (thần Biển trong thần thoại Hy Lạp)

Pontos là vị thần biển cổ đại, có thần nước các thần Olympus, ông là 1 trong các thần Hy Lạp nguyên thủy. Pontos là con trai của Gaia – thần Mẹ Đất. Cùng với Gaia, Pontos là cha của các nam thần Nereus, Thaumas, Phorcys và các nữ thần Ceto, Eurybia.

Các em có thể tìm thêm về thần Ourea (thần Núi trong thần thoại Hy Lạp), thần Thetis (nữ thần Biển trong thần thoại Hy Lạp)

Câu 2 (trang 21 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Tìm đọc bài thơ Sơn Tinh, Thủy Tinh của Nguyễn Nhược Pháp để thấy cách cảm nhận độc đáo của nhà thơ về truyền thuyết này.

Trả lời:

- Câu chuyện kể với mắt nhìn trẻ thơ, thần thoại gần với đồng thoại.

- Hài hước

Câu 3 (trang 21, 22 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Đọc thêm Sự tích Hồ Gươm

Chủ đề của truyện Sơn tinh Thủy tinh là gì?

Chủ đề của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh là:

- Thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân lao động trong việc chế ngự thiên tai.

- Ca ngợi, thể hiện sự biết ơn đối với công lao dựng nước, giữ nước của các Vua Hùng.

- Xây dựng nên hình tượng của hai nhân vật chính đại diện cho sức mạnh cái thiện luôn chiến thắng cái ác.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Ngữ văn lớp 6 sách VNEN Bài 3: Sơn Tinh Thủy Tinh file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com