Logo

Soạn Ngữ văn 6 VNEN Bài 2: Tìm hiểu chung về văn tự sự

Soạn Ngữ văn 6 VNEN Bài 2: Tìm hiểu chung về văn tự sự hướng dẫn giải các bài tập, câu hỏi trong SGK chương trình mới. Hỗ trợ các em tiếp thu bài mới đạt hiệu quả nhất.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Bài 2: Tìm hiểu chung về văn tự sự Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 VNEN được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Soạn Ngữ văn lớp 6 VNEN Bài 2: Hoạt động khởi động

Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Trò chơi: Thi tìm các từ có nhiều tiếng trong tiếng Việt.

- Mỗi nhóm tìm các từ có 3 tiếng, 4 tiếng trong tiếng Việt.

- Các nhóm so sánh về số lượng từ tìm được. Nhóm tìm được nhiều từ có 4 tiếng nhất là nhóm chiến thắng.

Trả lời:

- Một số từ có 3 tiếng: vở bài tập, anh chị em…

- Một số từ có 4 tiếng: lúc nha lúc nhúc, ríu ra ríu rít…

Soạn Văn lớp 6 VNEN Bài 2: Hoạt động hình thành kiến thức

Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Tìm hiểu chung về văn tự sự.

a (trang 12 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Trong đời sống hằng ngày, ta thường gặp những yêu cầu/câu hỏi có dạng như sau:

- Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!

- Lan là người phụ nữ như thế nào ? Cậu kể cho mình nghe đi.

- Này Nga! Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ ?

- Thơm ơi, lại đây tớ kể cho cậu nghe câu chuyện này hay lắm.

Hãy cho biết:

(1) Gặp những trường hợp như thế, theo em, người nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm gì?

(2).Trong những trường hợp nêu trên câu chuyện phải có một ý nghĩa nhất định. Ví dụ, nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, em phải kể những gì về Lan? Vì sao?

Trả lời:

(1) Gặp những trường hợp ấy, người nghe muốn biết diễn biến câu chuyện và người kể phải kể lại sự việc đó.

(2) Câu chuyện phải có một ý nghĩa nhất định. Ví dụ, nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, em phải chứng tỏ bằng việc kể những lời nói, hành động của Lan (khuyên nhủ, giúp bạn trong học tập, trong cuộc sống, thương người…).

b (trang 12 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê.

(1) Kể tên một số văn bản tự sự mà em đã học hoặc đã đọc.

(2) Chọn một trong số các văn bản tự sự vừa kể tên và cho biết: câu chuyện kể về ai? Có những sự việc nào? Câu chuyện đó được kể nhằm mục đích gì?

Trả lời:

(1) Một số văn bản tự sự em biết: Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, Con Rồng cháu Tiên

(2) Truyền thuyết Thánh Gióng

- Truyện kể về Gióng – người anh hùng của dân tộc ta thời Hùng Vương thứ sáu.

- Những sự việc trong truyện:

    + Sự ra đời và lớn lên thần kỳ của Gióng

    + Gióng lớn bổng sau khi gặp sứ giả sau đó đánh tan giặc Ân

    + Gióng cùng ngựa bay về trời

    + Vua lập đền thờ Gióng.

- Mục đích của câu chuyện: tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Tìm hiểu về từ và cấu tạo từ tiếng việt

a (trang 12 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Đọc và quan sát cách đặt dấu phân cách ở hai dòng dưới đây:

- Thần/ dạy/ dân/ cách/ trồng trọt, / chăn nuôi/ và/ cách/ ăn ở.

- Thần / dạy/ dân/ cách/ trồng/ trọt, / chăn/ nuôi/ và/ cách/ ăn/ ở.

Trả lời các câu hỏi sau:

(1) Dòng nào đặt dấu phân cách các từ?

(2) Dòng nào đặt dấu phân cách các từ?

(3) Đối chiếu hai dòng và chỉ ra các từ chỉ gồm một tiếng.

Trả lời:

(1) Dòng đặt dấu phân cách các tiếng: Dòng thứ nhất.

(2) Dòng nào đặt dấu phân cách các từ: Dòng thứ hai.

(3) Đối chiếu hai dòng ta thấy có các từ chỉ gồm 1 tiếng: Thần/ dạy/ dân/ cách/ và

b (trang 12 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Chọn từ ngữ cho sẵn để điền vào chỗ trống trong đoạn dưới đây:

…(1)là đơn vị cấu tạo nên…(2). Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. Từ chỉ gồm một tiếng là…(3). Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng là…(4)

Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là .....(5). Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là .....(6).

từ, tiếng, từ đơn, từ phức, từ láy, từ ghép

Trả lời:

Thứ tự điền các từ vào đoạn văn: (1)tiếng, (2)từ, (3)từ đơn, (4)từ phức, (5)từ ghép, (6)từ láy

...Tiếng...(1) là đơn vị cấu tạo nên ..từ...(2). Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. Từ chỉ gồm một tiếng là ..từ đơn...(3). Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng là ..từ phức...(4).

Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là ..từ ghép...(5). Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là ...từ láy..(6)

Câu 3 (trang 12, 13 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Tìm hiểu từ mượn.

a (trang 12, 13 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Đọc thông tin và thực hiện yêu cầu ở dưới:

Nối từ ở cột A với lời giải thích hợp với ở cột B trong bảng sau để hiểu nghĩa một số từ mượn tiếng Hán có trong truyện Thánh Gióng:

A

B

(1) Sứ giả

a. Hùng dũng, oai nghiêm

(2) Tráng sĩ

b. Đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ (tức 3,33 mét)

(3) Trượng

c. Ban cho. tặng thưởng (chức tước, đất đai, học vị,..)

(4) Lẫm liệt

d. Người vâng mệnh trên đi làm một việc gì đó ở các địa phương

(5) Phong

e. Người có sức lực cường tráng, chí kí mạnh mẽ, hay làm việc lớn

Trả lời:

Nối: 1-d, 2-e, 3-b, 4-a, 5-c

b (trang 13 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Sau đây là một số từ mượn tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng pháp,...(gọi chung là từ mượn tiếng Ấn-Âu): tivi, ra-đi-ô, in-tơ-net, xích, líp, ga, mít tinh, xà phòng, ten-nít, Xô-viết.

Xem lại các từ mượn tiếng Hán đã nêu ở cột A của bảng trên, hãy cho biết cách viết các từ mượn tiếng Ấn-Âu có gì khác nhau?

Trả lời:

Cách viết của các từ mượn tiếng Hán và từ mượn tiếng Ấn – Âu đều có thể viết như từ thuần Việt, song từ mượn tiếng Ấn - Âu chia làm từ mượn được Việt hóa và chưa được Việt hóa. Khi được Việt hóa cao nó sẽ viết như từ thuần Việt (như mít tinh, xà phòng, xô-viết) còn Việt hóa chưa hoàn toàn có dấu gạch nối giữa các từ (như: ra-đi-ô; in-tơ-nét).

c (trang 13 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Cho các từ ngữ sau: thuần Việt, tiếng Hán, dấu gạch nối, tiếng Ấn-Âu.

Hãy điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp để hiểu đúng cách viết từ mượn trong tiếng Việt:

- Những từ mượn....................... và từ mượn Ấn-Âu đã được Việt hóa thì viết như từ...........

- Từ mượn........... chưa được Việt hóa hoàn toàn, gồm hai tiếng trở lên, khi viết dùng ................để nối các tiếng

Trả lời:

- Những từ mượn tiếng Hán và từ mượn Ấn-Âu đã được Việt hóa thì viết như từ thuần Việt

- Từ mượn tiếng Ấn- Âu chưa được Việt hóa hoàn toàn, gồm hai tiếng trở lên, khi viết dùng dấu gạch nối để nối các tiếng.

Soạn VNEN Văn 6 Bài 2: Hoạt động luyện tập

Câu 1 (trang 13, 14 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN).

a (trang 13 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Đọc bài thơ sau:

   SA BẪY

Bé Mây rủ mèo con

Đánh bẫy bầy chuột nhắt

Mồi thơm: cá nướng ngon

Lửng lơ trong cạm sắt

 

Lũ chuột tham hóa ngốc

Chẳng nhịn thèm được đâu!

Bé Mây cười tít mắt

Mèo gật gù, rung râu.

 

Đêm ấy Mây nằm ngủ

Mơ đầy lồng chuột sa

Cùng mèo con đem xử

Chúng khóc ròng, xin tha!

 

Sáng mai vùng xuống bếp:

Bẫy sập tự bao giờ

Chuột không, cá cũng hết

Giữa lồng mèo nằm… mơ!

(Nguyễn Hoàng Sơn, Dắt mùa thu vào phố)

Hãy xác định các sự việc trong câu chuyện trên và thay nhau kể lại chuyện.

Trả lời:

- Nhân vật: bé Mây, chú mèo

- Sự việc: bé Mây và chú mèo đặt cá làm mồi bẫy chuột nhưng chú mèo tham ăn đã tự sa bẫy của mình.

- Kể lại chuyện: Bé Mây rủ mèo con đánh bẫy lũ chuột bằng cá nướng hấp dẫn đặt trong cạm sắt. Đêm bé Mây mơ thấy cảnh chuột sập bẫy đầy lồng kêu khóc. Sáng dậy, bé xuống bếp và thấy cảnh bẫy sập, không có chuột, không còn cá, chỉ có chú mèo đang nằm ngủ khò.

b (trang 14 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Hãy chỉ ra tác dụng của phương thức tự sự trong văn bản: NGƯỜI ÂU LẠC ĐÁNH TAN QUÂN TẦN XÂM LƯỢC

Trả lời:

Phương thức tự sự giúp người đọc nắm được thông tin về diễn biến của chiến công đánh bại quân Tần của người Âu Lạc.

Câu 2 (trang 14, 15 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN).

a (trang 14 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Gạch dưới các từ mượn có trong những câu sau đây. Cho biết các từ ấy được mượn từ tiếng Hán hay tiếng Ấn-Âu.

- Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sính lễ.

(Sọ Dừa)

- Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.

(Sọ Dừa)

- Để ứng phó với bệnh sởi, toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trên cả nước đã, đang tổ chức thực hiện chiến dịch tiêm phòng chống dịch và tiêm vét vắc-xin sởi cho khoảng 710 nghìn trẻ .

- Ngọc Linh là một fan bóng đá cuồng nhiệt.

- Anh đã hạ nốc ao võ sĩ nước chủ nhà.

Trả lời:

- Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao niêu là sính lễ.

- Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.

- Để ứng phó với bệnh sởi, toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trên cả nước đã , đang tổ chức thực hiên chiến dịch tiêm phòng chống dịch tiêm phòng chống dịch và tiêm vắc-xin sởi cho khoảng 710 nghình trẻ .

- Ngọc Linh là một fan bóng đá cuồng nhiệt.

- Anh đã hạ nốc ao võ sĩ nước chủ nhà

    + Từ mượn tiếng Ấn-Âu: vắc-xin, fan, nốc ao

    + Từ mượn tiếng Hán: sính lễ, gia nhân

b (trang 15 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Xác định của từng tiếng tạo thành các từ Hán Việt sau đây và cho biết nghĩa của các từ Hán Việt này: khán giả, thính giả, độc giả, tác giả, yếu điểm, yếu nhân (có thể sử dụng từ điển).

Trả lời:

- thính (nghe), giả (người) => thính giả : người nghe

- độc ( đọc), giả (người) => độc giả: người đọc

- tác (sáng tác), giả (người) => tác giả: người trực tiếp sáng tác (tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học…)

- yếu (quan trọng), điểm (điểm) => yếu điểm: điểm quan trọng

- yếu (quan trọng), lược( tóm tắt) => yếu lược: tóm tắt những điều quan trọng.

- yếu (quan trọng), nhân( người) => yếu nhân: người quan trọng

c (trang 15 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Tìm và viết vào phiếu học tập sau đây các từ mượn tiếng Hán hoặc từ mượn tiếng Ấn – Âu theo những chủ đề cho sẵn:

Tên các đơn vị đo lường

Tên một số bộ phận của chiếc xe đạp

Tên một số đồ vật

M : mét…

M : ghi đông…

M : ra-đi-ô…

Trả lời:

Tên các đơn vị đo lường

Tên một số bộ phận của chiếc xe đạp

Tên một số đồ vật

M : mét, cen-ti-mét, mi-ni-mét, héc, ki-lô-gam, oát, am-pe…

M : ghi đông, líp, moay-ơ, nan hoa,…

M : ra-đi-ô, băng cát-xét, ti vi,…

Soạn VNEN Ngữ văn 6 Bài 2: Hoạt động vận dụng

Câu 1 (trang 15 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Tìm các từ láy rồi viết vào vở:

a. Tiếng cưới, ví dụ: khanh khách..

b. Tả tiếng nói: ví dụ: ồm ồm

c. Tả dáng điệu: ví dụ: lọm khỏm

Trả lời:

- Tiếng cười: sằng sặc, hô hố, ha hả, ra rả, tủm tỉm, khúc khích, ròn rã,…

- Tiếng nói: lí nhí, nhi nhí, khàn khàn, lè nhè, thỏ thẻ, làu bàu, léo nhéo, xì xào,...

- Dáng điệu: lừ đừ, lả lướt, đỏng đảnh, nghênh ngang, ngông nghênh, lom khom, khúm núm...

Câu 2 (trang 15 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Chỉ ra một số cách dùng từ mượn trong đời sống mà em cho là chưa phù hợp.

Trả lời:

Cách dùng từ mượn trong đời sống không phù hợp thường xuất hiện khi ta không cần sự trang trọng nhưng lại sử dụng từ mượn Hán Việt:

- Con ngưu kia sức kéo khỏe thật.

- Cây cầu này trường quá.

Nhi đồng đang vui chơi ngoài sân

- Con đề nghị mẹ thưởng cho con một phần quà

Câu 3 (trang 15 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Kể cho người thân nghe một việc làm của thầy cô giáo/ bác bảo vệ/ bác lao công/bạn bè của em… ở trường mà em nhớ mãi.

Trả lời:

Ngày 20 tháng 11 vừa rồi, em cùng các bạn trong lớp có tham gia biểu diễn một tiết mục văn nghệ của trường. Trong lúc đông người, em bất cẩn làm rơi chiếc vòng tay – món quà kỷ niệm mà chị gái em tự tay làm trước lúc đi du học. Sau khi hội văn nghệ tan, em mới nhận ra chiếc vòng không còn trên tay mình nữa. Mọi người đã về gần hết, em luống cuống tìm chiếc vòng quanh sân trường, hết chỗ này đến chỗ khác mà không thấy. Thất vọng, buồn bã, nghĩ rằng chị em hẳn rất buồn khi em làm rơi chiếc vòng có ảnh hai chị em ấy, em toan bước chân hướng ra cổng trường thì cô lao công đứng trước mặt em.

Dáng người cô thấp bé, bộ quần áo xanh rộng và chiếc chổi càng làm cô bé nhỏ hơn. Tay cô đang run lên, trong đó là chiếc vòng của em. Cô nói: “Nó là của cháu phải không? Có ảnh cháu đây này.”

Em xúc động, rối rít cảm ơn cô. Ngày hôm sau, em mang cho cô một món quà nhỏ cảm ơn, cô không nhận. Nghe mọi người xung quanh kể, em mới biết rằng cô là người rất tốt bụng, thường xuyên giúp đỡ người khác. Ngày hôm qua vì chăm sóc cho mấy con mèo hoang nhỏ ở cạnh trường mà cô mới ở lại trường muộn như vậy. Đúng thật là một người rất tốt bụng.

Câu 4 (trang 15 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Viết bài văn ngắn kể lại câu chuyện về một người thân trong gia đình em. Trong bài văn, em sử dụng ít nhất 3 từ mượn. Gạch chân dưới các từ mượn đó.

Trả lời:

Nhà em có 5 người: Bà nội, bố mẹ, 2 anh trai và em. Người em kính trọng nhất trong nhà là bà em, không chỉ vì bà là người lớn tuổi nhất trong nhà mà còn vì bà luôn dạy cho em những bài học đáng quý. Bà rất rất vui tính, thích xem ti-vi cùng các cháu, nghe ra-đi-ô. Ngày xưa bà phải rời quê hương vì chiến tranh nên bà rất hay kể các cháu nghe các câu chuyện về cố hương.

Soạn Văn VNEN 6 Bài 2: Hoạt động tìm tòi mở rộng

(trang 15 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Đọc thêm về cách sử dụng từ mượn: BÁC HỒ NÓI VỀ VIỆC DÙNG TỪ MƯỢN

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Ngữ văn lớp 6 sách VNEN Bài 2: Tìm hiểu chung về văn tự sự file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com