Tết hàn thực là một trong những phong tục tập quán tốt đẹp của người dân Việt Nam. Hằng năm cứ đến dịp Tết bánh trôi bánh chay, mọi gia đình đều háo hức chuẩn bị những đĩa bánh trôi - bánh chay. Vậy Tết hàn thực rơi vào ngày nào, có nguồn gốc, ý nghĩa như thế nào và cần làm những gì vào ngày Tết này thì các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Chắc hẳn, nhiều người không biết nghĩa của Tết hàn thực là gì, nguồn gốc có từ đâu và các tên gọi tiếng nước ngoài của Tết hàn thực như thế nào.
Mùng 3 tháng 3 Âm lịch chính là Tết Hàn Thực. Một số địa phương còn gọi ngày này với cái tên dân dã hơn đó chính là ngày bánh trôi bánh chay. Bởi cứ vào ngày này hằng năm, người dân lại chuẩn bị các nguyên liệu để làm bánh trôi, bánh chay dâng lên ban thờ Phật, ban thờ gia tiên, Thần linh.
Năm 2023, Tết Hàn Thực rơi vào Thứ Bảy, 22 tháng 4 tức (3/3 Âm lịch).
Theo nghĩa tiếng Hán, “寒 - Hàn" là lạnh, "食 - Thực" là ăn, “Tết Hàn Thực” là ngày tết ăn đồ lạnh. Phong tục này bắt nguồn từ câu chuyện xa xưa tại Trung Quốc, vào đời Xuân Thu (770 - 221TCN).
Là Cold Foods Festival
Là 寒食节 /hánshí jié/
Chuyện kể rằng vào đời Xuân Thu (770 – 221), vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong sống cảnh nay trú nước Tề, mai ở nước Sở. Bấy giờ, có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo phò vua đã giúp đỡ nhiều mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong, hỏi ra mới biết đem lòng cảm kích vô cùng.
Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công trong vòng mười chín năm trời, cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài. Về sau, Tấn Văn Công dành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công khi tòng vong, nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình theo vua phò vua là chuyện nên làm, ông cho rằng những việc đó đâu có gì đáng nói.
Vì thế, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm Tử Thôi. Nhưng vì là người không tham danh vọng, Tử Thôi nhất quyết không quay về lĩnh thưởng, Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng (muốn thúc ép Tử Thôi quay về). Không ngờ Tử Thôi quyết chí, hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng.
Nhà vua hối hận cho lập miếu thờ. Hàng năm, đến ngày 3 tháng 3 là ngày chết cháy của 2 mẹ con Tử Thôi thì cấm dùng lửa nấu ăn, ngay cả việc làm cỗ cúng cũng phải làm từ hôm trước, đây được coi là ngày Tết Hàn thực.
Mẹ con Giới Tử Thôi đã bị chết cháy trong rừng
Các bạn đang băn khoăn không biết phải chuẩn bị những gì để có một mâm cúng cho ngày này đầy đủ, tinh tươm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dưới đây cách để chuẩn bị một mâm lễ cúng đầy đủ và các bạn tham khảo cách làm bánh trôi bánh chay cho ngày này nhé.
Gồm có:
- Bánh trôi, bánh chay
- Hương hoa, trầu cau
- Ly nước sạch
- Mâm ngũ quả
* Nguyên liệu:
- 200 gram Bột nếp
- Đường làm bánh trôi (khoảng 12-14 viên nhỏ) h
- 30 gram đậu xanh đã cà vỏ
- Vừng trắng
- Nước cốt dừa, dừa nạo sợi nhỏ (không bắt buộc)
- Bột năng/ bột đao hoặc bột sắn
* Cách làm bánh trôi - bánh chay
Bước 1: Chuẩn bị bột bánh trôi
Đổ bột vào một bát to, chuẩn bị một cốc nước vào lò vi sóng quay nóng từ 30 - 45 giấy. Lấy nước ra khỏi lò thì đổ từ từ vào phần bột đã chuẩn bị. Lấy đũa khuấy đều rồi dùng tay nhào bột. Nhào liên tục cho đến khi bột quánh dẻo lại là được. Sau khi nhào xong bột thì bọc kín lại để bột không bị khô.
Cách nhào bột bánh trôi bánh chay
Nhào bột cho đến khi bột dẻo, không quá nhão mà cũng không bị khô
Bước 2: Chuẩn bị nhân bánh trôi - bánh chay
a. Chuẩn bị nhân bánh chay
Lấy đậu xanh ngâm với nước âm ấm tầm 3 tiếng hoặc cũng có thể để qua đêm cho đậu mềm. Sau đó đổ đậu vào nồi, cho một ít nước ngang đậu rồi đun với lửa nhỏ. Khi nước bắt đầu sôi thì cho lửa nhỏ xuống, thêm chút muối, chút đường vào đun cho cạn nước thì thôi.
Đun được một lúc đậu mềm thì dùng muôi nghiền đậu cho nhuyễn, tơi ra. Nếu nước sôi nhanh quá mà đậu vẫn chưa đủ độ mềm thì thêm nước để đun tiếp. Sau khi nghiền đậu thì nén chặt lại thành từng viên nhỏ, bạn có thể cho dừa vào để làm nhân cùng.
Cho đậu vào nồi
Thêm đường, muối vào rồi nghiền nhuyễn
b. Chuẩn bị nhân bánh trôi
Lấy đường đỏ miếng đã chuẩn bị sẵn cắt thành hình vuông nhỏ
Đường đỏ sẽ cắt nhỏ thành từng viên
Bước 3: Nặn bánh trôi, bánh chay
Chia bột thành từng phần nhỏ bằng nhau. Sau đó dùng tay ấn dẹt từng khối rồi đặt phần nhân của từng loại bánh vào giữa rồi gói tròn lại. Cố gắng dùng tay vo cho bột khít, bọc được hết phần nhân tránh để không khí lọt vào bên trong. Nếu như thế khi nấu bánh sẽ rất dễ vỡ.
Tạo hình bánh chay
Cho nhân vào giữa bánh
Vo tròn bánh trôi thành từng viên nhỏ
Bước 4: Cách luộc bánh trôi, bánh chay
Thả bánh trôi, bánh chay đã được nặn vào nồi nước sôi, đun sôi cho tới khi bánh nổi lên mặt nước thì vớt ra rồi thả vào nước lạnh. Để nguội một lúc rồi ra đĩa rồi rắc vừng lên bánh trôi.
Cho bánh trôi vào nước luộc
Bánh chín nguội thì cho ra đĩa
Rắc vừng lên trên phần của bánh
Đối với bánh chay sau khi luộc xong thì đun sôi hỗn hợp bột sắn dây với đường và nước, thêm nước hoa bưởi rồi đổ vào bánh chay. Rắc thêm một vài sợi dừa nạo để trang trí.
Bánh chay được luộc chín rồi đổ hỗn hợp nước sắn dây, đường
Bánh trôi - bánh chay sau khi đã hoàn thành
Dưới đây là bài văn khấn vào ngày Tết hàn thực chuẩn nhất. Các bạn hãy CLICK vào file tải miễn sau đây.
Tết Hàn Thực là một nét đẹp văn hóa được gìn giữ qua rất nhiều thế hệ người Việt Nam. Hy vọng với những thông tin hữu ích ở trên sẽ giúp bạn chuẩn bị thật đầy đủ cho ngày Tết Hàn Thực sắp tới.