Logo

Tác dụng của nước lá tía tô và cách nấu chúng đơn giản tại nhà

Nước lá tía tô là một trong những bài thuốc đông y vừa dễ nấu lại có những công dụng tuyệt vời đối với cả sức khỏe bên trong và hỗ trợ quá trình chăm sóc sắc đẹp cho chị em. Theo dõi bài viết dưới đây để sáng tỏ những thắc mắc của mình về loại thần dược này nhé!
5.0
1 lượt đánh giá

Đã có rất nhiều câu hỏi gửi về cho chúng tôi về tác dụng và cách nấu nước lá tía tô quen thuộc, bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Uống nước lá tía tô có tác dụng gì?

Hương vị của loại rau gia vị này được đánh giá là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà sát khuẩn. Chính vì thế nước tía tô tươi có vị dễ uống, thanh mát mà chứa nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Hỗ trợ giải cảm lạnh

Tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại giải biểu, được hiểu là thuốc giải cảm được sử dụng để điều trị các triệu chứng ngoại cảm ở các giai đoạn đầu của bệnh. Có nhiều phương thức để người bệnh sử dụng như nấu cháo hành cùng tía tô, vừa kích thích tiết dịch vị, vừa tác dụng tiết mồ hôi giải cảm; đun thật nóng nước lá tía tô rồi xông toàn thân … Nhưng cách thức phù hợp cho cả trẻ nhỏ và người lớn tuổi là đun nước lá tía tô và uống khi còn ấm nóng.

Ngoài ra chúng ta cũng có thể dùng trà gừng để giải cảm lạnh hiệu quả.

Chăm sóc làn da từ bên trong

Với các thành phần kháng khuẩn giúp chống viêm khá tốt, tía tô mang đặc tính hỗ trợ giảm sưng tấy. Nhiều chị em phụ nữ sử dụng nước lá tía tô tươi để giúp giảm mụn bọc, mụn mủ… Uống nước lá tía tô sẽ kích thích bài tiết qua tuyến mồ hôi, từ đó tăng cường bài tiết các chất độc có hại cho cơ thể nói chung và làn da nói riêng.

Hỗ trợ cho người bị bệnh gout (gút)

Trong lá tía tô có chứa các hoạt chất làm giảm tương đối nồng độ acid uric trong máu người sử dụng. Điều này góp phần hỗ trợ cải thiện tình trạng cho những người đang bị bệnh gout. Tuy nhiên người bệnh vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị, để cân đối sử dụng hợp lí với loại thuốc được kê.

Cách nấu nước lá tía tô

Nguyên liệu làm nước lá tía tô:

  • Lá tía tô 200 gr
  • Chanh 1 trái
  • Muối 1/2 muỗng cà phê

Đánh giá:

  • Chuẩn bị: 10 phút
  • Chế biến: 40 phút
  • Độ khó: Dễ

Các bước đun nước lá tía tô:

Bước 1: Sơ chế và nấu nước tía tô

Lá tía tô sau khi mua về bạn rửa sạch cả lá lẫn cây, sau đó dùng kéo hoặc dao cắt thành từng khúc dài khoảng 1 lóng tay cho vào nồi.

Cho tiếp khoảng 2 lít nước sôi, đậy nắp lại và đun khoảng 20 phút. Để lá tía tô ra hết tinh chất sau 20 phút nấu bạn tắt bếp và ủ thêm 20 phút nữa.

Bước 2: Hoàn thành

Khi nước lá tía tô đã ủ xong bạn cho vào 1/2 muỗng cà phê muối và vắt vào đó nước cốt 1 trái chanh, bạn lưu ý bỏ luôn vỏ quả chanh vào nồi nước sau khi vắt nhé. Khuấy đều cho các nguyên liệu hòa quyện cùng với nhau là đã có thể thưởng thức.

Thành phẩm

Như vậy là đã có ngay món nước lá tía tô thanh mát cho cả nhà dùng rồi. Nước có màu hồng đẹp mắt, hương thơm của lá tía tô và vị chua thanh của chanh, rất dễ uống. Ngon hơn nếu bạn dùng lạnh nhé.

Cách mua nguyên liệu tươi ngon làm nước lá tía tô

Cách chọn mua lá tía tô tươi ngon

  • Bạn nên chọn mua những lá tía tô có bề mặt trơn láng, lá vẫn còn tươi mới.
  • Phần lá gần với cuống lá có màu tím càng đậm thì khi nấu nước sẽ càng thơm và ngọt.
  • Không mua những lá tía tô có đã bị héo, lá ngả màu vàng, bị dập hoặc bị hư thối.

Cách chọn mua chanh tươi ngon

  • Khi mua chanh bạn nên dùng tay ấn nhẹ vào lớp vỏ chanh bên ngoài, nếu thấy tinh dầu bắn ra thì đây là chanh tươi, không bị ngâm hóa chất.
  • Chọn mua những quả chanh có kích thước vừa phải, vỏ ngoài căng, có màu xanh tươi sáng, cầm cảm thấy nặng tay.
  • Nên chọn chanh có da mỏng, trên da không có nấm, không bị vón cục.
  • Không mua chanh có vỏ ngoài xỉn màu hoặc xuất hiện những đốm vàng nhợt.

Uống nước lá tía tô vào thời điểm nào?

Thời điểm tốt nhất để uống nước lá tía tô chính là trước ba bữa chính khoảng 10-30 phút. Như vậy sẽ giúp cơ thể hấp thụ khoáng chất trong tía tô tốt nhất, đồng thời thúc đẩy giảm mỡ và giảm cân. Cách nấu nước lá tía tô để uống hàng ngày: Ngâm lá tía tô với nước muối pha loãng rồi rửa sạch.

Một số câu hỏi liên quan đến công dụng của nước lá tía tô

Cùng chúng tôi giải đáp một số thắc mắc được đề cập nhiều liên quan đến tác dụng của loại thảo dược này nhé

Uống nước lá tía tô thay nước lọc được không?

Có thể uống nước tía tô nóng hoặc để nguội uống thay nước lọc. Bạn có thể vắt 2-3 giọt chanh hoặc cho thêm ít đường phèn vào nước tía tô để dậy vị và dễ uống hơn. Một số lưu ý khi sử dụng nước lá tía tô tươi: Nước lá tía tô tươi nên sử dụng trong 24 giờ để đảm bảo chất lượng, mùi vị.

Uống nước la tía tô có trị nám được không?

Lá tía tô còn được dùng như 1 phương pháp chữa trị vùng da bị nám một cách đơn giản mà hiệu quả. Trong lá tía tô có chứa một số thành phần dưỡng chất rất tốt cho da, giúp dưỡng trắng và xóa mờ vết nám trên da. Đó chính là các loại vitamin A, C và khoáng vi lượng như canxi, sắt, photphos, kẽm và một số tinh dầu khác.

Tắm bằng nước lá tía tô có tác dụng gì?

Trong Đông y Việt Nam, tía tô là bài thuốc có tác dụng trị phong hàn, cảm cúm rất hiệu quả. Ngoài ra, với hàm lượng các vitamin, khoáng chất cao như vitamin A,C, sắt,…và 1 lượng nhỏ chất tẩy trắng tự nhiên, lá tía tô có tác dụng tẩy tế bào chết cho da, cung cấp độ ẩm, ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa da, đặc biệt là trị mụn và dưỡng trắng da. Đặc biệt với những người có làn da khô ráp, tắm nước lá tía tô sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở da, để da bạn mềm mịn, tươi sáng hơn.

Vì những lý do đó, bạn có thể sử dụng lá tía tô như 1 loại mỹ phẩm tự nhiên, rất an toàn và thân thiện với làn da.

Công thức tắm nước lá tía tô

Khi bạn đã hiểu tắm nước lá tía tô có tác dụng gì, bạn cũng cần biết cách sử dụng để mang  lại hiệu quả cao nhất. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ cách thức tắm như thế nào, hãy tham khảo công thức sau đây nhé.

Bước 1: Lựa chọn lá tía tô sạch, tươi, nên lấy cả thân và lá.

Bước 2: Đun 1 nồi nước sôi, sau khi bắc nồi nước xuống, bạn thả cả cành và lá tía tô vào, đậy nắp kín trong khoảng 15 phút để các chất dinh dưỡng hòa tan ra.

Bước 3: Thực hiện tắm bằng nước lá tía tô, kết hợp với các động tác mát xa nhẹ nhàng lên khắp cơ thể trong khoảng 20 – 30 phút.

Bước 4: Lau khô người, thoa kem dưỡng ẩm.

Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/tuần, làn da sạm đen, thiếu sức sống của bạn sẽ trắng sáng hơn hẳn, đặc biệt những nốt mụn li ti vùng ngực, lưng sẽ lặn đi rất nhanh và hạn chế nguy cơ chúng quay trở lại.

Một số lưu ý:

– Nên thử nghiệm mức độ dị ứng của lá tía tô trước khi tắm: Thực tế, lá tía tô là nguyên liệu rất lành tính. Nhưng với những người có làn da quá nhạy cảm, vẫn có thể gây ra tình trạng dị ứng, mẩn đỏ. Vậy nên, trước khi tắm, bạn hãy bôi 1 lớp mỏng lá tía tô vào phía trong cánh tay và yên tâm sử dụng khi không có bất kỳ phản ứng khác lạ nào xảy ra.

– Hạn chế ra nắng.

– Tẩy tế bào chết cho da trước khi tắm.

– Tuyệt đối không được sử dụng nước lá tía tô để qua đêm.

– Không nên sử dụng quá 2 – 3 lần/tuần.

Uống nước lá tía tô trước khi tiêm phòng covid

Hiện nay, cả nước đang tiêm vắc-xinphòng Covid 19, nhiều người dân sau tiêm phòng thường có dấu hiệu sốt cao, chóng mặt, khắp người đau nhức mệt mỏi, một số các triệu chứng giống như cúm… nhiều người mách nhau uống nước tía tô trước và sau khi tiêm để làm giảm sốt và giảm các tác dụng phụ của vắc-xin sau khi tiêm.

Tuy nhiên trên thực tế, các bác sĩ cho biết: uống nước tía tô trước và sau khi tiêm vắc-xin phòng Covid-19 không có tác dụng gì đối với việc giảm sốt hay giảm các tác dụng phụ do vắc-xin. Đến nay, chưa có bằng chứng khoa học về việc này.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyến cáo người dân không nên uống nước lá tía tô hoặc dùng các bài thuốc dân gian khác để tránh việc không may có phản ứng phản vệ xảy ra, bác sĩ sẽ khó xác định nguyên nhân. Người dân khi đi tiêm cần chuẩn bị tâm lý thoải mái, ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, theo dõi sức khỏe sau khi tiêm.

Uống nước lá tía tô có giảm cân không?

Trà tía tô không chỉ có tác dụng giảm cân mà còn hỗ trợ an thần, giảm stress, ngủ ngon và sâu hơn,... Để làm trà tía tô, bạn chỉ cần chuẩn bị lá tía tô tươi với số lượng phù hợp nhu cầu của bạn.

Theo ý kiến từ một thành viên có nickname Phương Lan chia sẻ trên diễn đàn webtretho rằng: “Với lá tía tô tươi hay dùng nó để xông hơi mỗi ngày, sau một thời gian ngắn áp dụng, cân nặng mình giảm từ 52 xuống 48.”

Ngoài ra bạn có thể giảm cân bằng cách uống trà tắc hoặc trà gừng:

Uống nước lá tía tô khi chuyển dạ

Theo kinh nghiệm dân gian, nước lá tía tô giúp quá trình chuyển dạ diễn da nhanh chóng hơn, kích thích cổ tử cung mở nhanh hơn và giảm cơn đau đáng kể. Vì vậy, mẹ bầu nên uống nước lá tía tô trước ngày dự sinh khoảng 1 tuần.

Uống nước lá tía tô trắng da không?

Uống nước lá tía tô là cách giúp trẻ hóa da, làm da bạn mịn màng, trắng hồng từ bên trong. Uống trà tía tô mỗi ngày giúp ức chế melanin và làm mờ các vết thâm nám. Tía tô tính nóng do đó bạn nên uống loại trà này vào mùa đông hoặc khi thời tiết mát mẻ. Bạn cần chuẩn bị 200gr lá tía tô, 3 lát chanh tươi, 2,5 lít nước lọc.

Trẻ sơ sinh có uống được nước lá tía tô?

Lá tía tô được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày như một vị thuốc tốt, ngoài những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe và làm đẹp ở người lớn, lá tía tô còn lành tính và rất thích hợp để sử dụng cho trẻ sơ sinh, được các mẹ truyền tay nhau và áp dụng phổ biến.

Một số tác dụng của lá tía đối với trẻ sơ sinh như: Hạ sốt, trị ho, trị rôm sẩy

Lưu ý khi sử dụng:

Trong trường hợp bé bị lở loét, trầy xước hay sưng mủ nặng, các mẹ không nên tắm bằng nước lá tía tô để tránh bị nhiễm khuẩn.

Trước khi tắm cho trẻ thì các mẹ nên thử áp dụng nước lá tía tô trên một vùng da nhỏ của trẻ, để xem có gây kích ứng, dị ứng hay những triệu chứng bệnh lý khác.

Các mẹ nên rửa thật sạch lá tía tô, ngâm muối và đun sôi kĩ để có thể loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn có trên bề mặt lá trước khi tắm cho trẻ.

Có bầu uống nước lá tía tô được không?

Bà bầu có thể dùng là tía tô để nấu cháo hoặc đun lá tía tô cùng vỏ quýt và gừng để uống. Tuy nhiên, bạn lưu ý chỉ nên dùng lá tía tô từ 2 – 3 ngày để chữa cảm cúm, tuyệt đối không được uống nước tía tô dài ngày và không được dùng thay nước uống hằng ngày vì dễ dẫn đến tăng huyết áp.

Uống nước lá tía tô tạo môi trường kiềm để sinh con trai

Theo kinh nghiệm dân gian mà các bà, các mẹ truyền lại, nếu muối sinh được con trai thì người vợ hãy uống nước lá tía tô hoặc rửa “cô bé” bằng lá tía tô trước khi quan hệ tạo môi trường kiềm tự nhiên cho cơ thể. Đây là loại rau  gia vị đã quá quen thuộc trong bữa ăn của người Việt Nam, là một loại nguyên liệu rất rẻ và dễ kiếm.

Uống nước lá tía tô có mất sữa không?

Hoàn toàn không mà có một bài thuốc hạ sốt bằng lá tía tô rất hữu ích cho trẻ bú mẹ và trẻ bú sữa công thức.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi về tác dụng cũng như những thắc mắc xung quanh nước lá tía tô sẽ hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Tham khảo thêm nhiều cách chế biến các loại thảo dược tự nhiên giúp chữa trị nhiều căn bệnh hiệu quả tại nhà tại chuyên trang của chúng tôi trong mục mẹo vặt nhé!

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    Có thể bạn quan tâm
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com